Chuyện Hai Người Đà Lạt Truyện Ngắn Nguyễn Đỗ Lâm Viên

06 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5685)
image510



image512
image514

 
Nguyễn Đỗ Lâm Viên 
Mùa hè năm 1968, khoảng đầu tháng 8, Chương được sự vụ lệnh của nha Khảo Thí, bộ Giáo Dục, cử đi gác thi khóa 2 Tú Tài 2 tại Trung tâm Phan Thanh Giản, Cần thơ . Thành phố nổi tiếng miền tây nam phần này đối với chàng rất quen thuộc. Chàng vốn là giáo sư Trung Học Kiến Phong (Cao Lãnh) và vẫn thường sang đây chơi vào những dịp cuối tuần. Nhưng đặc biệt lần gác thi này chàng được ở nội trú ngay tại trong trường trung học lớn nhất Cần thơ mà không phải ở khách sạn như những lần sang chơi trước. Chàng ở chung với bốn ông bạn cùng trường trong một căn phòng. Những phòng bên có các giáo sư của nhiều trường khác quanh miền tây này như Long Xuyên, Châu đốc, Ba Xuyên, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mâu…Những đồng nghiệp gặp nhau, có nhiều người còn là bạn học cùng lớp, cùng thời ở Đại học Sư phạm ngày xưa, nhưng khi tốt nghiệp thì mỗi người một nơi, bây giờ tình cờ được tái ngộ nên câu chuyện nở như bắp rang. Buổi chiều, họ rủ nhau cùng đi bộ đến các tiệm ăn ngoài phố dùng bữa tối đồng thời ngắm cảnh phố phường Tây Đô và bến Ninh Kiều một thể.
 Buổi sáng đầu tiên của kỳ thi, các thí sinh đã tập trung đông đảo và ồn ào lao xao trò chuyện phía ngoài trường. Cảnh sát mặc sắc phục đứng gác quanh và trước cổng trường. Bên trong, các giám thị vào văn phòng họp, họ ngồi trên những hàng ghế để nghe ông Phó Chủ tịch trung tâm, một giáo sư từ Sàigòn xuống, trình bầy một số vấn đề. Rồi ông Thư ký hội đồng đọc phần phân phối giám thị đã được viết sẵn trên một tấm bảng. Có hai loại giám thị: giám thị phòng và giám thị hành lang, ngoài ra còn một số người làm thư ký văn phòng. Có sáu dẫy hành lang, mỗi dẫy 4 phòng và Chương được cử làm giám thị hành lang số ba. Các vị giám thị phòng mang giấy tờ, danh sách thí sinh về phòng thi trước. Sau đó ông Phó Chủ tịch Trung tâm mở phong bì đề thi trong phòng Hội đồng rồi phân phát cho các giám thị hành lang để chốc nữa họ mang xuống trao cho giám thị phòng. Sáng đầu tiên là thi môn Triết cho tất cả các ban A,B,C,D. Rồi tiếng chuông vào trường vang lên, cổng trường được mở và các thí sinh từ ngoài cổng ào ào tràn vào sáu dẫy hành lang dưới nhà và trên lầu để tìm phòng thi của họ. Sau khi cổng trường đóng lại, các thí sinh đã hoàn toàn ổn định trong các phòng thi, các vị giám thị phòng điểm danh thí sinh, kiểm soát thẻ học sinh hay căn cước, lấy chữ ký của họ rồi phát giấy thi. Trong lúc đó thì các giám thị hành lang từ phòng Hội đồng đi ra và mang các phong bì đề thi về phân phát cho các phòng thuộc hành lang đã được chỉ định của họ.
Chương cầm một phong bì lớn đi về hành lang trách nhiệm của mình. Hành lang này ở trên lầu và có bốn phòng. Chàng vào từng phòng để trao phong bì đề thi cho hai vị giám thị phòng thường là một nam và một nữ. Đến phòng cuối cùng thì chàng bỗng mở to mắt ngạc nhiên vì cô giám thị quá xinh, nhưng vì có các thí sinh và ông già giám thị kia nên chàng chỉ nghiêm chỉnh chào rồi trao đề thi và đi ra một cách bình thường. 
Giám thị hành lang chỉ đi phía ngoài phòng thi, có nhiệm vụ tiếp tay các giám thị phòng trong các trường hợp xẩy ra bất ngờ, đồng thời cũng kiểm soát thí sinh để ngăn cản các sự gian lận.
Một lúc sau hồi chuông điện báo hiệu bắt đầu giờ thi vang lên. Các giám thị trong phòng mở phong bì phát đề thi cho thí sinh, thì ở bên ngoài Chương cũng đi dọc theo hành lang của mình, nhìn qua cửa sổ để quan sát. Chàng đi từ đầu dẫy đến cuối dẫy, thỉnh thoảng bước vào phòng, chào hai vị giám thị, hỏi vài câu đại khái phòng này có bao nhiêu thí sinh nam, nữ, hoặc bao nhiêu thí sinh quân nhân, tu sĩ…rồi đi xuống cuối phòng, nhìn qua nhìn lại các dẫy bàn thí sinh, sau đó đi ra, cứ thế lần lượt hết bốn phòng và chàng lại trở ra hành lang tiếp tục nhiệm vụ.
 Một hồi chuông điện lại reo vang, buổi thi xong, các vị giám thị phòng thu bài, các thí sinh ra khỏi phòng. Cổng trường được đóng lại khi các thí sinh đã ra hết.Sau khi sắp xếp các bài làm của thí sinh vào các phong bì có danh sách thí sinh dán ở ngoài, các vị giám thị phòng mang bài về phòng Hội đồng. Giám thị hành lang cùng đi theo. Chương khéo léo đi gần cô giám thị phòng xinh xinh khi nẫy, hỏi chuyện linh tinh và biết được tên nàng là Quỳnh Tiên, giáo sư Trung học quận Phong Phú, tên cũ là Ô Môn, ở cách Cần thơ 20 cây số. Nàng mặc một chiếc áo dài mầu xanh rêu đậm thật trang nhã đặc biệt loại décolleté làm nổi bật mầu da trắng ngần trên cổ. Khi mọi việc hoàn tất, Chương thấy Quỳnh Tiên bước ra cổng, chàng hỏi nàng đi đâu, thì nàng cho biết là nàng ở trọtrong một ngôi nhà gần hẻm Hai Địa, cách trường Phan Thanh Giản độ năm phút đi bộ, do đó nàng về nhà nghỉ và ăn trưa. Còn đa số các giám thị, trong đó có Chương, thì xuống phòng ăn trong trường dùng bữa trưa mà không phải ra ngoài tiệm như chiều hôm trước vì ông cai trường đã lấy danh sách các giám thị không muốn ra ăn ở ngoài phố để cho vợ con ông nấu và phục vụ ngay trong trường. Trong phòng ăn, cũng là một phòng học, buổi trưa hôm đó có khoảng 40 giáo sư, mọi người nói chuyện thật vui về đủ mọi đề tài, về bài thi, về thí sinh, về giám thị… Chương ngồi cùng bàn với một nhóm nam giám thị, thoáng nghe thấy một vài người có nói xa gần, nho nhỏ thôi, bàn tán đến Quỳnh Tiên. Đại khái ai cũng ca tụng là nàng có một nét đẹp hồn nhiên, trong sáng, với dáng người thanh tú nhưng khỏe mạnh, khuôn mặt trắng hồng, sống mũi cao và nụ cười tươi thắm. Hình như mấy chàng giám thị trẻ đều bị nhân dáng nàng thu hút. Chương giật mình khi thấy có vẻ hơi nhiều nam đồng nghiệp còn độc thân như chàng trong Hội đồng gác thi này! Dù sao thì mình cũng đã làm quen được với nàng sáng nay rồi, chàng tự nhủ thầm thú vị và vẫn nghe các bạn nói chuyện nhưng không phát biểu gì cả về nàng. Ăn xong mọi người về phòng nghỉ. 
Buồi chiều hôm đó là bài thi thứ hai. Chương đổi qua hành lang khác, trong khi Quỳnh Tiên được giữ lại làm Thư ký văn phòng chứ không phải đi làm giám thị phòng nữa. Có gì đâu, Chương hiểu rất nhanh, là buổi đầu tiên, các ông Phó Chủ tịch và Thư ký trung tâm thi chỉ căn cứ vào danh sách giám thị có trong tay mà phân phối công tác khi chưa biết mặt. Nhưng sau buổi thi sáng nay, các ông phát hiện ra cô giám thị Quỳnh Tiên quá xinh, nên đến buổi chiều các ông giao cho nàng công tác ở văn phòng, để có nhiều cơ hội gần gũi, chuyện trò. Các ông này không biết có còn độc thân hay cũng đùm đề vợ con rồi. Ăn nhằm gì chuyện đó. Đàn ông thấy người đẹp và lại có cơ hội thì cứ việc tiến hành ý đồ của họ dù họ là…giám thị trường thi. Chương làm nhiệm vụ chiều nay một cách bình thường nhưng không thú vị bằng buổi sáng. Cuối giờ thi, khi về văn phòng, vì Quỳnh Tiên quá bận rộn với giấy tờ nên Chương không có cơ hội nói chuyện với nàng.
Rồi buổi chiều cuối cùng của ba ngày gác thi cũng đến.Sau buổi thi, khi các thí sinh đã ra hết khỏi sân trường và cổng trường được đóng lại thì các giám thị tề tựu trước phòng Hội đồng và chờ nhận giấy tờ công tác mang về nhiệm sở của mình để được thanh toán tài chánh. Có khoảng hơn bốn chục người cả nam lẫn nữ đứng lố nhố trên hành lang trước cửa phòng Hội đồng, họ cười nói chuyện trò vui vẻ. Chương đứng khá xa cửa phòng và cũng đang hào hứng ba hoa với một nhóm bạn. Bỗng Quỳnh Tiên, trong chiếc áo dài vàng rực rỡ hở cổ, từ trong phòng bước ra. Mọi người im lặng nhìn nàng.Nàng tươi cười nhìn mọi người và hỏi trống không “Có ai về Saigon không?” Rất nhiều tiếng “Có…có…có…để làm gì…làm gì…làm gì…” vang lên, toàn là giọng đàn ông. Quỳnh Tiên lại nói tỉnh bơ “Cho gửi một cái thư”. Lại một bản hợp ca lổn nhổn không đều “Về đâu…Về đâu…Về đâu…”. Quỳnh Tiên đáp:“Về Đại học Sư phạm “Do một trực giác thật bén nhậy, rất nhanh Chương nghĩ tới một người ở Đại học Sư phạm, và chàng lên tiếng ngay:“Gửi cho chị Liên ở Thư viện phải không?”- “Ủa, sao biết?” nàng hỏi, và Chương, lúc này đã tiến đến gần Quỳnh Tiên hơn, nhún vai đáp: “Đoán!”. Và chàng đưa tay ra hỏi tiếp:“Thư đâu?” .Tiên trả lời:“Để ở nhà”. Như vậy là cái thư đó phải vào tay chàng rồi. Vô hình trung, Chương đã loại khỏi vòng chiến khá nhiều anh chàng muốn lấy điểm với Quỳnh Tiên nghĩa là muốn mang thư hộ nàng. Chương thắng keo này thật đẹp nhờ cái trực giác tinh tế của chàng. Số là khi nàng nói gửi lá thư về Đại học Sư phạm thì Chương nghĩ ngay đến chị Thủ thư viện ở đó tên là Liên, một người rất vui tính, dễ thương, cởi mở, quen biết khá nhiều sinh viên trong trường và cũng rất thân với chàng vì chàng hay vào đọc và mượn sách Thư viện, chàng liền nói lên tên chị, và Trời Đất Chúa Phật ơi, mèo mù vớ cá rán, chàng đoán trúng ngay chóc. Thế là khi mọi việc trong phòng Hội đồng đã xong hết, Quỳnh Tiên ra về và Chương hiên ngang sánh vai bên nàng đi ra cổng trường để về nhà trọ của nàng nhận bức thư. Chàng biết có nhiều ánh mắt đang nhìn theo, lòng chàng khoái trá thầm. Từ cổng trường Phan Thanh Giản, hai người đi ngang con phố cùng tên , với nhiều quán xá bên đường, có nhiều con mắt cũng nhìn theo hai người, vì thường ngày khi dậy học từ Ô Môn về, sau khi xuống bến xe đò, nàng thường đi bộ một mình về nhà ngang qua khu này, mà hôm nay lại có thêm một người đàn ông đi bên cạnh, quả là một hiện tượng mới lạ.
Về tới căn nhà trọ của nàng, Quỳnh Tiên mời chàng ngồi chơi ở phòng khách, một căn phòng nhỏ với bộ salon và một cái bàn làm việc kê sát tường. Nàng vào bếp bưng ra một bình nước trà, hai cái tách. Quỳnh Tiên ngồi xuống, rót nước mời chàng và câu chuyện của hai người bắt đầu. Chương hỏi nàng dậy ở Ô Môn lâu chưa, nàng cho biết mới được một năm, nhưng phải làm ngay chức Hiệu trưởng vì trước đó trường chỉ có một ông giáo viên tiểu học xử lý chức vụ này. Nàng than phiền là thủ tục hành chánh rườm rà quá mà hồi học ở trường Đại học Sư phạm, chương trình không có môn nào dậy về việc quản lý giấy tờ hành chánh cả. Nàng bực mình nhất là những lần phải sang họp bên văn phòng quận với những ông Phó quận, Trưởng chi, Trưởng phòng… Chương hiểu ngay là vì nàng đẹp quá nên hay bị…dê, nói nôm na theo kiểu người nam là như vậy. Rồi Chương hỏi nàng học Trung học ở đâu, chàng nghĩ là nàng học Trưng Vương hay Gia Long… ở Sàigòn gì đó, nhưng nàng trả lời “Đà Lạt”. Chương hơi ngạc nhiên vì Đà Lạt là nơi cha mẹ chàng ở từ năm 1965 và chàng rất thường hay về thăm. Thêm vào đó năm 1961, khi mới đỗ Tú tài toàn phần ở Nha Trang, chàng đã lên Đại học trên đó học chứng chỉ Dự bị Văn khoa trước khi đậu vào Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1962 Đà Lạt rất quen thuộc với chàng và hầu như chàng biết mặt, biết tên tất cả các người đẹp trong cái thành phố thơ mộng nhỏ bé đó mà tại sao chàng chưa hề gặp hay nghe nói về Quỳnh Tiên bao giờ. Chưa kể là chàng còn có một mối tình với một cô bé tên Thanh Hằng học đệ tam trường Bùi Thị Xuân năm1961 mà câu chuyện cũng từng làm xôn xao trong giới nữ sinh cùng lớp. Chàng hỏi thêm:“Thế Tiên học Couvent des Oiseaux hay Lycée Yersin” với hy vọng là nàng không học Bùi Thị Xuân Nhưng nàng lại nhỏ: “Chính bố Khoa trưởng ở đây này, tình cờ gặp hôm nó đến lấy bằng tốt nghiệp, chưa chọn nhiệm sở, hỏi nó có muốn về trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức không thì ghé văn phòng bố ấy nói chuyện, mà nó sợ…sao đó nên kiếm cớ từ chối, thành ra nó mới phải xuống Ô Môn đó chứ.” Chương thoáng nghĩ đến ông Khoa trưởng trường này, một vị Tiến sĩ Toán tốt nghiệp từ Pháp về, chưa đến 40 tuổi, đẹp trai, hào hoa. Thời gian này, trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức mới được thành lập, trực thuộc Đại học Sư phạm Saigon, ông muốn cho ai về mà chẳng được. Rồi chị lại thêm:“Hồi nó còn học ở đây lâu lâu lại có một tên lái lambretta tới đón về, chắc là bồ bịch gì đó.Chưa kể mấy anh chàng học cùng lớp và khác lớp, nhiều chàng có vẻ cũng mết cô nàng. Quả thật tôi cũng tính làm mối cho thằng Chu, em ruột tôi, mà thấy cô bé có vẻ nhiều mối quá, đành thôi!”. Chu cũng là bạn học cùng lớp với Chương, một người thật hiền lành chân chỉ, vừa ra trường nhận nhiệm sở ở Mỹ Tho thì phải trình diện nhập học trường Bộ binh Thủ Đức vì sinh năm 1943, bị chi phối bởi lệnh Tổng động viên hồi đó, trong khi Chương may mắn sinh vào tháng 9 năm 1942 và thoát.
Nói chuyện thêm một lúc nữa với chị Liên, Chương cáo từ ra về. Chàng gọi taxi lên đường Lê Lợi, chui vào rạp Rex coi ciné. Ngồi trong rạp có máy lạnh mát mẻ, coi phim được một lúc, mắt chàng bỗng díp lại và chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết. Cho đến lúc hết phim, mọi người đứng dậy tạo nên tiếng động lào xào Chương mới mở mắt, theo dòng người bước ra khỏi rạp. Trời đã tối, chàng nhìn đồng hồ, mới 8 rưỡi, bèn tản bộ theo đường Lê Lợi tới nhà hàng Thanh Thế ăn tối. Ra khỏi nhà hàng, Chương đi xích lô đến phòng trà Tự Do vừa nghe nhạc vừa để gặp Tuấn, bạn thân của chàng, đang học Văn khoa và có chơi contrebass cho ban nhạc ở đây. Mỗi lần về Saigon, Chương đều ở chơi với Tuấn vì Tuấn có thuê một căn phòng ở chúng cư Nguyễn Thiện Thuật. Tối nay sau khi phòng trà đóng cửa, hai người cùng đi ăn cháo ở Chợ Cũ rồi sau đó mới về nhà.
***
Sau hai tuần chơi ở Saigon, vẫn còn trong dịp nghỉ hè, Chương lại leo lên xe đò để về Cần thơ làm nhiệm vụ trao mấy cuốn sách cho Quỳnh Tiên. Lại qua hai lần phà Mỹ Thuận và Cần thơ , cũng phải đến khoảng 3 giờ chiều chàng mới tới bến xe, sau đó lại ngự xe lôi tới nhà nàng. May mắn nàng đang có nhà.Thế là một màn đàm đạo hào hứng nhưng khá thất lợi cho Chương bắt đầu. Nói là khá thất lợi vì ngay khi vừa an tọa, Quỳnh Tiên đã ranh mãnh cười và nói:“Biết anh là ai rồi.” Vẫn lối nói không có chủ từ! Sở dĩ nàng ra chiêu liền như vậy vì ngay khi Hội đồng gác thi giải tán và Chương về Sài gòn, thì nàng viết liền một lá thư cho Nguyệt Anh, bạn cùng lớp với nàng ngày xưa ở trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt và cũng đang học ở Đại học Sư phạm Saigon, để hỏi xem cái anh chàng bồ của Thanh Hằng ngày xưa có phải tên là Nguyễn Đình Chương và đang dậy ở Trung học Kiến Phong hay không, thì Nguyệt Anh đã hồi âm ngay cho Quỳnh Tiên và xác nhận là đúng rồi. Biết cái tẩy đó của Chương, Quỳnh Tiên khoái trá chỉ đợi khi gặp lại chàng là tấn công luôn.Cơ hội đó chiều nay đã tới. Khuôn mặt của Chương không biết lúc đó sượng sùng, bẽ bàng, khôi hài ra sao mà Quỳnh Tiên cười như nắc nẻ và nói: “ Thì có gì đâu, chuyện cổ tích mà anh. Mời anh xơi nước.” Chương nhấp một ngụm và chợt thấy hình như nước trà hơi đăng đắng! Nhưng Chương chỉlúng túng một chút lúc đầu thôi, sau đó chàng…bình tĩnh trở lại và nói: “Ồ, đúng rồi, một câu chuyện cổ tích buồn, Tiên ạ. Có hoa nào không tàn, có tình nào không phai… phải không Tiên nhỉ?”.
Tự nhiên nhắc đến một câu trong ca khúc Tà Áo Xanh của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, Chương chợt tìm ra ý để lái câu chuyện ra khỏi khúc quanh…thất lợi cho chàng. Chàng hỏi nàng: “Quỳnh Tiên có thường nghe nhạc chứ nhỉ?” . Nàng trả lời: “Có chứ anh. Ở đây buồn quá chỉ còn biết theo dõi các chương trình nhạc của đài phát thanh Sàigòn và đài truyền hình Cần thơ phát lại những chương trình nhạc của đài số 9 Sàigòn.”- “Thế Tiên thích các chương trình nào?”- “Tiếng Nhạc Tâm Tình này, Tiếng Tơ Đồng này, Tiếng Hát Đôi Mươi này, Hoa Thời Đại, Vũ Thành này…đại khái là các chương trình tân nhạc. Mà vì ở trọ nhà bác Bẩy và chị Hoàng, người địa phương, nên cũng thích cải lương luôn vì cả nhà hay coi cải lương”. Thấy đã ra khỏi thế bí, Chương hỏi Quỳnh Tiên về các loại nhạc, các ca sĩ Việt Nam và ngoại quốc, các tài tử màn bạc mà nàng thích…nhờ vậy mà câu chuyện hào hứng trở lại và Chương lấy lại được vẻ linh hoạt cố hữu của chàng. Cũng qua đó chàng thấy được cái thị hiếu âm nhạc của nàng cũng khá gần với chàng. Chàng cũng rất thích tân nhạc và có một giọng hát nghe tạm được nên vẫn thường được bạn bè yêu cầu trình bầy trong các dịp họp mặt, tiệc tùng, đám cưới… Nhưng cũng chính vì giọng hát nghe tạm được này mà chàng gặp một tai nạn tình cảm mấy năm về trước, trong đó Thanh Hằng là nhân vật chính!
Số là vào đầu năm 1962, trong tiệc cưới của Tuân, một anh bạn học chung ở Đại học Đà Lạt của Chương, và Thu Nga, một cô nữ sinh lớp đệ tam trường Bùi Thị Xuân, Chương được yêu cầu lên hát. Chàng đã hát tặng cô dâu chú rể ca khúc Mộng Dưới Hoa của Phạm Đình Chương, lời thơ của Đinh Hùng.Hôm đó chàng hát rất khá và được tán thưởng nồng nhiệt. 
Cũng trong tiệc cưới đó chàng quen Thanh Hằng, bạn của cô dâu, rất xúc động vì giọng hát của chàng. Sau một thời gian quen biết, thư từ đilại, họ yêu nhau, một tình yêu của thời trẻ dại, kéo dài được 4 năm, và tan vỡ vào mùa hè năm 1966, khi Chương vừa về dậy ở Trung học Kiến Phong được một năm và Hằng học năm thứ hai Đại học Dược khoa. Hằng gặp một sinh viên Y khoa năm thứ năm, họ yêu nhau và Hằng lạnh lùng đẩy hình ảnh Chương ra khỏi trái tim nàng không một chút vấn vương, lưu luyến!
Câu chuyện này nhóm bạn Bùi Thị Xuân đều biết, đã một thời bàn tán xôn xao, và cũng là một vết thương tình cảm khá nặng cho Chương. Đau cho Chương một điều lúc này, Quỳnh Tiên lại là bạn học ngày xưa của Thanh Hằng! Mà hồi đó Chương hoàn toàn chưa hề gặp nàng, thế mới tức! Cho đến bây giờ… hoàn cảnh thật oái oăm đưa Chương vào một tình thế thật dở khóc dở cười! 
Sau khi trao cho Quỳnh Tiên hai cuốn sách mà chị Liên cho nàng mượn, Chương xin cáo từ và ra về.Quỳnh Tiên tiễn chàng ra cửa với một nụ cười thật tươi và ranh mãnh.Tự nhiên Chương thấy nhột nhột trở lại và rút lui rất nhanh ra khỏi nhà nàng. 
Trong nhiều đêm thao thức nhớ tới Quỳnh Tiên, Chương không ngủ được và chàng tự nhủ: “ Em tuyệt vời quá, anh cứ yêu em, dù em không một chút nào màng tới anh, dù với anh, đây chỉ là một tình yêu đơn phương trong tuyệt vọng”.
***
Trong suốt niên học đó Chương thường cứ hai, ba tuần lại sang Cần thơ thăm Quỳnh Tiên. Những lần nói chuyện sau này, Tiên không còn nhắc xa xôi bóng gió đến thành tích tình cảm ngày xưa của Chương nữa khiến cho chàng cũng dễ thở và thoải mái hơn. Thỉnh thoảng chàng lại tặng nàng, tận tay hoặc qua bưu điện, những tập nhạc của Phạm Duy, Cung Tiến, Văn Phụng, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, hoặc những băng nhạc của ban Shotgun, Phạm Mạnh Cương, Trần Thiện Thanh, Tiếng Nhạc Tâm Tình… Quỳnh Tiên có lần cho biết là nàng rất thích những quà tặng này của Chương vì chàng chọn rất đúng ý thích của nàng.Chương rất mừng vì ít ra chàng cũng vớt vát lại được một ít điểm.Thế rồi về phía Chương, thì càng ngày chàng cảm nàng càng nặng hơn, còn về phía Quỳnh Tiên thì hình như thái độ cũng có cải thiện đôi chút.Trong câu chuyện nàng đã xưng tên, chứ không nói khơi khơi vô chủ từ như trước. Có lần nàng cho biết có ông anh cả làm cho sở Mỹ ở Sài gòn, vẫn thường chở nàng đi chơi bằng lambretta, hồi nàng còn là sinh viên, và cả bây giờ mỗi lần nàng về Sàigòn. Chi tiết này giải tỏa cho Chương thắc mắc trong câu chuyện chị Liên nói hôm nào là thỉnh thoảng có một tên lái lambretta đến đón cô nàng đi chơi. Có những câu chuyện của Quỳnh Tiên khiến Chương xúc động: chẳng hạn có nhiều nữ sinh nhà nghèo quá không thể nào may nổi chiếc áo dài đồng phục, thì chính nàng, mang các em tới bà thợ may trong quận, đặt may cho các em. Nam sinh cũng vậy, có khi là áo quần, có khi là kính cận, trường hợp các em cận thị mà không có tiền mua kính… thành ra số lương giáo sư, cộng cả phụ cấp Hiệu Trưởng của nàng, chỉ vừa xoẳn cho nàng chi dùng và làm những công việc thiện nguyện đó. Nàng tự nguyện làm những việc đó một mình và không nói cho các bạn đồng nghiệp biết, nhưng rồi nhiều người cũng biết do các phụ huynh tiết lộ. Ông anh cả làm sở Mỹ ở Sàigòn vẫn thường tài trợ thêm cho nàng, những lần nàng về chơi. Chương đã tình nguyện tiếp tay với nàng để đóng góp vào những dự án của trường nàng, lúc đầu nàng từ chối, nhưng sau thấy chàng thành khẩn quá, nên nàng nhận lời.
Đầu năm 1969, Chương được sự vụ lệnh thuyên chuyển về Trung học Đức Trọng thuộc tỉnh Tuyên Đức, cách Thị xã Đà Lạt 30km. Chàng dậy có ba ngày dưới đó, còn ba ngày kia chàng dậy tại các trường tư thục Trí Đức, Thiên Hương và Couvent des Oiseaux trên Đà lạt. Bây giờ cách xa Cần thơ quá, nên Chương chỉ còn biết gửi thư thăm, kể chuyện linh tinh và nói bóng gió đến tình yêu của chàng dành cho nàng. Có lần Chương nhận được hồi âm lần đầu tiên của nàng, trong đó có một câu mà chàng nhớ mãi:“Chúng ta như hai dòng sông gặp nhau để rồi cùng chẩy ra biển, hay gặp nhau để rồi lại xa nhau, làm sao biết được anh nhỉ?...Nhưng tại sao anh lại là anh Chương Đà Lạt độ nào!” Có nghĩa là nàng cũng có cảm tình với chàng nhưng hơi lấn cấn một điều vì chàng là người yêu cũ của bạn nàng! Khổ thân Chương! Tai nạn tình cảm! Tuy nhiên Chương vẫn đều đặn gửi đóng góp của chàng cho trường của Quỳnh Tiên, vì nàng có nhiều dự án giúp đỡ học sinh quá, chẳng hạn cung cấp sách giáo khoa cho các học sinh nghèo, thiết lập tủ thuốc của phòng y tế học đường. Dự án này của nàng làm Chương lo lắng vì nó được sự giúp đỡ của anh chàng Trung tá Bác sĩ Giám đốc quân y viện Phan Thanh Giản Cần thơ và một anh Thiếu tá Dược sĩ cũng của quân y viện đó. Chắc chắn hai anh chàng này đều có ý đồ chi đây.Hai anh chàng này quen nàng trong tiệc cưới một cô bạn đồng nghiệp của nàng với một giáo sư dậy trường Phan Thanh Giản.Từ đó họ rất thường đến thăm nàng, có khi còn rủ nàng đi tập bắn súng hoặc vào các vườn trái cây chơi. Luôn luôn nàng đi với chị Hoàng, con bác Bẩy chủ nhà, mà nàng coi như chị cả, và nàng lại đinh ninh ngây thơ tưởng rằng hai anh chàng kia tính chinh phục bà chị kết nghĩa cũng khá xinh của nàng!
Giữa tháng 6 năm 1970, nhân dịp hè, Quỳnh Tiên về Đà Lạt. Một buổi chiều. Chương từ Đức Trọng vừa về nhà thì mấy đứa cháu gái nhao nhao: “Hôm nay cô Tiên đến nhà mình chú ơi”. Chàng đang ngơ ngác, không hiểu chuyện gì xẩy ra thì mẹ chàng nói:“Con bé Tiên nó tới đây kiếm con. Nó muốn hỏi cái gì đó về trường Đức Trọng ấy mà. Mà sao mày không lấy nó cho mẹ con ơi, con bé xinh như tây lai, mà nói năng nhẹ nhàng êm ái.” Chàng cười:“Cụ ơi, con cũng mê cô ta như điên đây này, mà cô ta có thèm nhận lời con đâu cơ chứ”.
Sau bữa cơm chiều ăn rất nhanh, Chương đóng bộ và chạy xe lên nhà Quỳnh Tiên.Chính nàng ra mở cửa và mời chàng vào phòng khách. Trong y phục mặc ở nhà, mầu hồng nhạt, Quỳnh Tiên trông thật nhỏ bé, xinh xắn, quá dễ thương. Nàng cho biết là có một cô bạn dậy môn Sử- Địa ở trường Mộc Hóa thuộc tỉnh Kiến Tường, muốn thăm dò xem trường Đức Trọng có nhu cầu không thì cô ta xin chuyển về. Thế là câu chuyện của hai người xoay quanh vấn đề dậy học, trường lớp, học trò, phụ huynh… Thỉnh thoảng Chương nhìn thật sâu vào mắt Tiên thì nàng mỉm cười, lẩn tránh, liếc nhìn phía khác. Qua trực giác, lại cái trực giác mà Chương thường tự hào là rất bén nhậy của chàng, Chương cảm thấy Quỳnh Tiên cũng có cảm tình với mình, có lẽ nhiều hơn ngày xưa.
Sau khi chia tay nàng, trên đường về, chàng cảm thấy thật vui và hi vọng. Đêm đó, chàng thức rất khuya để viết cho nàng một lá thư mà chàng nghĩ có tính cách quyết định. Đại khái chàng bầy tỏ một lần nữa tình yêu của chàng dành cho nàng, bên cạnh vẻ xinh đẹp tươi thắm bên ngoài, chàng thú thật là chàng bị chinh phục bởi sự thanh khiết, hồn nhiên, tấm lòng vị tha, đôn hậu của nàng đối với tha nhân mà nàng thể hiện trong một số việc làm cụ thể. Chàng muốn có nàng trong cuộc đời của chàng. Chàng nhớ mãi một câu chàng viết:“Chúng ta đang ở vào lứa tuổi cần phải có một quyết định: hoặc là sống độc thân suốt đời, hoặc là lập gia đình. Nếu sống độc thân suốt đời, thì không có vấn đề gì đặt ra, nhưng nếu lập gia đình thì chúng ta nên quyết định ở lứa tuổi nào để đến khi về già những đứa con đã đủ lớn…” Có nghĩa là Chương nhắc xa xôi đến tuổi tác của hai người, nàng đã 25 và chàng 28, cái tuổi mà nếu không quyết định ngay thì có thể…ế, chàng dọa bóng gió nàng như vậy.
Thư viết xong, tối hôm sau, Chương lên thăm Tiên như thường lệ. Câu chuyện vẫn bàn đến đủ loại đề tài mà hai người trao đổi rất hào hứng. Cho đến khi sắp ra về, Chương chìa lá thư để sẵn trong túi áo veste ra, đặt trên bàn, và nói với nàng: “Có lá thư, Tiên đọc nhé.” Nàng tròn mắt, ánh nhìn như thắc mắc, dò hỏi. Rồi chàng bước ra cửa, vẫy tay chào nàng và lên xe Honda lái xuống con dốc nhà nàng để ra đường Hoàng Diệu. Không theo dốc Duy Tân lên khu Hòa Bình để về nhà ngay, mà Chương lái qua nhà đèn, vòng qua Petit Lycée, Thư viện, rồi theo con đường ngang hông khách sạn Palace xuống nhà Thủy Tạ, qua Thao trường, vòng theo hồ Xuân Hương, rồi leo lên dốc chợ, vòng qua khu Hòa Bình, cuối cùng mới về nhà ở đường Thành Thái, gần rạp chiếu bóng Ngọc Lan. 
Cả hai ngày hôm sau Chương miệt mài đọc một cuốn sách mới mua cho qua thời gian.Chàng cố ý không lên thăm Quỳnh Tiên là để cho nàng có thì giờ suy nghĩ.Cho đến tối của ngày thứ hai thì Chương mới lên thăm nàng.Câu chuyện vẫn bao gồm đủ loại đề tài mà hai người bàn cãi rất tương đắc. Đến một lúc, Chương bỗng im lặng, nhìn sâu vào mắt Tiên và hỏi: “Tiên đọc thư chưa?” Nàng nhún vai: “Không đọc”. Chương phớt tỉnh, chàng biết thừa là nàng đã đọc rồi nên vẫn hỏi tiếp: “Tiên nghĩ sao?” Nàng lại nhún vai: “Không nghĩ gì hết.” Chương mím môi, gật gật cái đầu rồi chìa bàn tay phải của chàng ra và đặt trên mặt bàn kính, chờ đợi. Tiên, lại nhún vai, đưa tay phải vuốt vuốt mấy sợi tóc, rồi mỉm cười và… đặt nhẹ bàn tay đó trên tay chàng.
Chương như mở cờ trong bụng, nắm chặt bàn tay nàng thật lâu và đưa lên môi hôn. Quỳnh Tiên bỗng rụt bàn tay lại, mặt đỏ bừng e thẹn. Chương nói nho nhỏ: “Cảm ơn em, cảm ơn em,em thật tuyệt vời”.Lần đầu tiên chàng dám gọi nàng là em.Rồi câu chuyện lại tiếp tục một thời gian nữa rồi chàng mới đứng dậy kiếu từ. Ra đến cửa, đứng trong hành lang, chàng nắm tay nàng một lần nữa và nói: “Ngày mai khoảng 10 giờ, anh lên đón em đi thăm viện Đại học nhé.” Nàng gật đầu và Chương kéo nàng lại gần tính hôn vào môi, nhưng nàng né tránh và chàng chỉ kịp hôn phớt lên má.Nàng giật mình, thụt lùi một bước như sợ bị… tấn công lần nữa. Chương cười cười chào nàng và lên xe ra về. Chưa bao giờ trong cuộc đời chàng, Chương đã vui như tối nay.Niềm vui chiến thắng trong một cuộc chạy đua tình cảm mà Chương nghĩ mình không có nhiều hi vọng.Nhưng cuối cùng chàng đã chuyển bại thành thắng.Một chiến thắng thật oanh liệt đối với Chương Sáng hôm sau Chương lên đón Quỳnh Tiên, chàng chở nàng bằng chiếc Honda 50 phân khối của chàng.Đây là lần đầu hai người chính thức 
image516
Đi chơi với nhau ngoài phố. Nàng mặc một chiếc áo dài hở cổ mầu lấm tấm vàng chen với xanh lá cây. Khuôn mặt nàng vẫn rất tươi dù không trang điểm và thân hình nàng cân đối nên trông thật đẹp, một nét đẹp hồn nhiên, trong sáng. Tới viện Đại học, trường cũ của cả hai người, Chương đã chụp cho Quỳnh Tiên thật nhiều hình ảnh. Từ văn phòng, qua các dẫy lớp học, giảng đường Spellman, Thư viện, giảng đường Hội Hữu… chỗ nào mỗi người cũng đều có ít nhiều kỷ tuy thời điểm học tại Đại học này của họ nhau cách ba năm.
Rời Viện Đai học, Chương chở Quỳnh Ti đồi cù. Trời trong xanh và nắng chan h cho một ngày hè. Chàng dừng xe ở một khóm thông già nhìn xuống hồ Xuân Hương, xa xa làtháp chuông trường Yersin mầu gạch đỏ nhô lên khỏi những ngọn thông xanh ngắt. Chương dựa lưng vào một cây thông đưa tay ôm lên vai của Quỳnh Tiên, lần này nàng ngoan ngoãn tựa đầu vào vai chàng, hai người cùng lặng im không nói. Nhẹ nhàng, Chương nâng cầm Quỳnh Tiên và đặt trên môi nàng chiếc hôn đầu tiên trong cuộc tình của họ. Hình như mắt hai người cùng nhắm lại trong mơ hồ tiếng gió thoảng hòa với tiếng thông reo rì rào nhè nhẹ. Dưới kia mặt nước hồ gợn sóng lung linh… 
Để kỷ niệm mùa hè đẹp nh ất- 1970
Nguyễn Đỗ Lâm Viên 
image518
image520

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn