- Lời Tri Ân Và Cảm Tạ
- Lời Phi Lộ Huệ thu
- Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Bùi Thắng Lợi
- Trang Ảnh Ngày Xưa & Vịnh Nữ Tướng Bùi Thị Xuân
- Đà Lạt Thắng Cảnh Và Huyền Thoại Nguyễn Trọng
- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang Tạ Thế Trần Trung Thuần
- Vườn Thơ Năm Cũ Đan Quế [thơ]
- Ngày Xuân Gặp Bạn Cũ & Xuân Hải Ngoại [thơ]
- Dốc Nhà Làng - Cam Lĩnh / Lan Hinh & Nhớ Việt Trang
- Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- ĐàLạt Tàn Thu - Hoa Gọi Nắng Mùa Đông [thơ] ViệtTrang
- Việt Nam Quê Hương Ngao Nghễ Nhạc Nguyễn Đức Quang
- Đại hội Cựu học sinh trung BT X &THĐ Đalat Phong Châu
- Lửa Tắt Bình Khô Rượu Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Nét Phát Thảo Của Vườn Địa Đàng Tuỳ Bút Cao Thu Cúc:
- Thơ Trần Vấn Lệ - Đà lạt Đà Lạt
- Lửa cháy rừng Điêu Tàn & Cảm ơn Biển Hồng Trần Vấn Lệ [thơ]
- Đọc Thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh
- Đẹp Bước Vân Du Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- Nói Với Em Lớp Sáu [thơ] Trần Bích Tiên
- Bài viết về bài thơ Nói Với Em Lớp Sáu TVL
- Huyển Thoại núi LangBiang Chuyện Kể Nguyễn Trọng
- Nhớ Về ĐàLạt Ngày Xưa Tuỳ Bút Trần NgọcToàn
- Cười … Cuối Tuần Mua Sách Sưu tầm
- Thơ Trào Phúng Kịch Cười Sài Môn Lý Thu [thơ]
- NguyễnThúc Soạn-Canada [thơ] Cánh Chim Bạt Gió
- ĐàLạt Hoa Hướng Dương nở Tháng 11 [[thơ] ] Huệ Thu
- Ngược Dòng Thời Gian Cao Thu Cúc
- Duyên Hội Ngộ [thơ] Nguyễn Hữu Toản
- Kỷ Niệm Trong Tôi Tùy Bút Đông Quỳ
- Tháng 5 Đà Lạt [thơ] Phong Châu
- Chuyện Tình Chim Yến bài sưu tầm
- Trang Thơ Chúc Mai …[thơ]
- Đồi Cù Đà Lạt Biên Khảo Mai Thái Lĩnh
- Đà Lạt Trong Ký Ức Tùy Bút Thanh Xuân
- Cảm Ơn Em Nhắc Cho Anh Nhớ [thơ] Lê Bặc Liêu
- Rừng Thu [thơ] Cao Thu Cúc
- Thi Ca Có Nhu Cầu Đổi Mới Không? Tiểu Luận Huệ Thu
- Nghìn Năm Hồ Dễ Mấy Ai Quên truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Bài Thơ cho bạn [thơ] HuệThu
- Nhớ Mì Quảng Đà-Lạt Nguyễn-Quang-Tuyến
- Hoa Giáp Năm Ngọ [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Bùi Thị Xu ân ĐàLạt, Ngàn Hoa [thơ] Đông Anh
- Năm Cuối Cùng Tôi Dạy Học [thơ] Trần Vấn Lệ
- Trường Đại Học Quên Lãng Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Bây Giờ & Gây Nhung Nhớ - Mưa - [thơ] Duy Việt
- Chiến Y Làm Đẹp Phố Phường [thơ] Lệ Khánh
- Chiều Gia Định Nhớ Na Uy [thơ] Lệ Khánh
- Nhớ Chùa Linh Sơn Đà Lạt Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Chuyện Xưa [Thơ] Chúc Mai
- Nhớ Trường Cũ [thơ] HuệThu
- Người Hát Rong Nhạc Vàng Truyện Ngắn Trần Ngọc Toàn
- Có Một Lần [thơ] Phạm Bá Đức
- Về Thăm Trường Bùi Thị Xuân [thơ] huệ thu
- Điều Quan trọng trong cuộc sống
- Mùa Hè Đã Qua Về Đại Hội THĐ &BTX Đà Lạt Ký Sự Phong Châu
- Hồi Hướng [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Trường Bùi Thị Xuân Xưa Và Nay Tuỳ Bút Cao Thu Cúc
- Kỷ Niệm Khó Quên Tuỳ Bút Kiều Tuý Đa
- Hát Cùng Bình Minh [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Tếu lâm Sưu tầm “Mua Cỏ Khô”
- Thằng Chế Guitar Truyện Ngắn Nguyễn Trọng
- Âm Cảnh & Nhớ Ngoại [thơ] Trần Vấn Lệ
- Mẹ Tôi Tùy Bút Thiên Hương
- Trên Du Thuyền Lênh Đênh Bút Ký Phong Châu
- Vũ Khúc Thiên Thai Tuỳ Bút Phương Hồng
- Hoa Xuân [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Hai Người Đà Lạt Truyện Ngắn Nguyễn Đỗ Lâm Viên
- Xé Thơ Rồi Lại Làm Thơ [thơ] Huệ Thu
- Về Quê Xưa [thơ] Nguyễn Thúc Soạn
- Ngôi Nhà Xưa [Thơ] Trần Bích Tiên
- Cổng Trường Xưa [thơ] Đông Anh
- Gửi Về Bên Ấy [thơ] Phạm Thị Lệ
- Cô Giáo Của Tôi Thư Anh Vũ
- Chúng Ta Vẫn Còn Tổ Quốc [thơ] Trần Trung Tá
- Viết Về Một Ngôi Trường Kỳ Cựu Tại Đà Lạt Biên Khảo Lê Mộng Hoa
- Chị Em Hộc Bàn Tuỳ Bút Hoàng An
- Thư Học Trò Gửi Cô Chu Cẩm Anh Chu Duy Tuyền & Nguyễn Hiền
- Tôi Đưa Tay Vẫy Về [thơ] Trần Vấn Lệ
- Đường Xưa Lối Cũ Tuỳ Bút Trần Ngọc Toàn
- Gió Đà Lạt [thơ] Trần Vấn Lệ
- Ơn Này Bao Giờ Mới Trả Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Chuyện Kẻ Cuối Năm Ký Sự Phong Châu
- Bạn gửi cho mình ĐàLạt xưa [thơ] TVL
- Không Đề Tháng năm [thơ] Cao Thu Cúc
- Tổ Tông Của Loài Người ký vui Cao Thu Cúc
- Độc Ẩm Ngâm [thơ] Trần Vấn Lệ
- The Thinker & Không Đề Tháng Tư [thơ] Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Vẫn Còn Đây Tuỳ Bút Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Trang Thơ Trào Phúng Sài Môn Chủ Nhân
- Trang Chúc Mừng & Quảng Cáo
Viết về một ngôi trường
kỳ cựu tại Đà Lạt
Dalat international school -
Lê Mộng Hoa
Xin được chia xẻ cùng với các bạn BTX và THĐ những điều thật là thú vị mà MH tình cờ sưu tầm được về một ngôi trường kỳ cựu tại thành phố Đà Lạt thân yêu, thành phố mà nhiều người trong chúng ta được sinh ra và lớn lên, thành phố mà những hình ảnh và kỷ niệm của một thời thơ ấu bình yên vẫn mãi mãi đi bên cạnh chúng ta trên suốt cuộc hành trình này.
*****
Nói đến Đalạt là nói đến miền núi đồi trùng điệp, với những rừng thông xanh tận chân trời, với những thác nước hùng vĩ kéo về từ thượng nguồn. Đà lạt danh lam thắng cảnh, như một mặc nhiên, như một mơ ước cho bao người được đến để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu mà tạo hóa đã ưu đãi ban cho khi tạo nên Đà lạt và có lẽ do cảnh sắc thiên nhiên ưu đãi như vậy nên Đà lạt cũng có nhiều tên tuổi được biết đến trong cộng đồng người Việt.

Tuy hiện tại vẫn chưa có một thống kê nào chính thức, nhưng nếu chỉ nhìn riêng tại California thì một số không ít văn nghệ sĩ được nhiều hâm mộ đều có xuất xứ hoặc có ít nhiều quan hệ đến Đalạt. Ngay đến cả các hội đoàn của Đalạt như hội Thụ Nhân của trường Đại học Đalạt, hội SVSQ trường Võ Bị, Hội cựu học sinh Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, hội cưu học sinh trường Lycée Yersin và Couvent des Oiseaux, tất cả đều có nhiều sinh hoạt rất đáng kể trong cộng đồng người Việt tại đây .
Trước di cư năm 1954 , hầu như chúng ta ai cũng biết đến Đalạt như là một tỉnh với định chế đặc biệt , đó là vùng đất của Hoàng Triều Cương Thổ, sau đó mới được giải tỏa mở rộng để tiếp đón những đợt sóng di cư đến sinh sống . Từ đó các khu ấp tân lập hình thành ra đời như ấp Ánh Sáng gần Hồ Xuân Hương, Ấp Hà Đông nằm trên ngã ba đường dẫn đến trường Đại Học và Trường Trần Hưng Đạo , Ấp Nghệ Tĩnh nằm bên sườn đồi đối diện với trường nữ trung học Bùi Thị Xuân , rồi Cây Số Bốn , Ấp Đa Thành, Đơn Dương Cầu Đất và xa hơn nữa như tại vùng phụ cận ngoài biên Đalạt, hai khu vực định cư sung túc phía dưới đèo Prenn cũng thành hình đó là Liên Khàng và Tùng Nghĩa .
Trường học tại Đalạt từ đó cũng được xây dựng theo nhịp phát triển, về trung học có thể nói trường Lycée Yersin là ngôi trường được gắn bó rất lâu dài với lịch sử hình thành của Đalạt, trường tuy được khởi công xây cất năm 1927 nhưng mãi đến năm 1935 mới đi vào giảng dậy niên khóa đầu tiên. Trường nữ sinh Couvent des Oiseaux do các Soeurs trông nom cũng đi vào hoạt động cùng trong năm 1935. Tiền thân trường Trần Hưng Đạo thành hình năm 1951. Còn trường Bùi Thị Xuân thành lập vào năm 1952 nhưng phải chờ đến năm1954 mới dọn về cơ sở khang trang như của ngày hôm nay . Về Đại Học thì trường Đại Học Đalat đến năm 1958 mới được thành hình. Nhưng trường phải chờ đến năm 1964 mới được bành trướng phát triển và được nhiều người biết đến khi phân khoa Chánh Trị Kinh Doanh ra đời với khóa đầu tiên nhập học vào năm đó , chính Sinh Viên của phân khoa này đã góp phần rất lớn vào việc đem tên tuổi của trường đi đến khắp nơi . Mặc dầu đi vào hoạt động từ năm 1935 , nhưng các trường Lycée Yersin và Couvent des Oiseaux vẫn chưa được xem là lâu đời nhất, mà xưa nhất lại là một ngôi trường khác, ngôi trường này tuy nhỏ hơn nhưng niên khóa đầu tiên lại được giảng dậy vào năm 1929, nên đây mới là ngôi trường kỳ cựu nhất tại Đàlạt và trường này lại còn được vinh dự mang cùng tên của thị trấn núi rừng trác tuyệt này là –Trường Trung Học Đalat- (Đalat High School) - và cũng thật là lạ kỳ khi hình như ít ai để ý và biết đến ngôi trường này .
Nguyên các nhà truyền giáo khi đến Đalạt truyền đạo, đã có sáng kiến cho thành lập một trường học nội trú để lo việc học hành và chăm sóc con em gia đình các Mục Sư đang hoạt động tại các nước Việt, Miên, Lào, Thái Lan và Mã Lai Á. Trường đặt tại khu biệt thự có tên là Villa Alliance nằm tại ngã ba đường Trần Hưng Đạo, ngay lối rẽ vào khu Trại Hầm. Ai đã từng đi lễ tại chùa Sư Nữ Linh Phong đều phải đi ngang qua chân đồi của khu biệt thự này.
Từ khi được thành lập vào năm 1929, trường hoạt động liên tục và chỉ phải đóng cửa 1 năm vào năm 1942 khi quân Nhật vào chiếm Việt Nam. Thế rồi cho đến năm 1965 chiến cuộc lại một lần nữa kéo đến miền núi đồi thanh bình này. Cuối tháng 3 năm1965, ngôi trường Đalạt bị lọt vào giữa trận chiến khi cộng quân tràn về đây đánh phá một đơn vị truyền tin đóng gần trường. Nên vài tuần sau trường nhận được quyết định cho dời sang BangKok Thái Lan để tránh các hiểm họa của chiến tranh. Ngày 16/04/1965 quân đội Mỹ đã cho 3 chiếc vận tải cơ đáp xuống phi đạo dã chiến sát ngay cạnh trường để chuyên chở toàn bộ giáo sư, học sinh và vật dụng, di tản sang Thái Lan sau 36 năm dài gầy dựng tại Đalạt.
Rồi một thời gian sau đó, trường lại di chuyển đến địa điểm khác khang trang hơn tại Penang Mã Lai Á cho đến ngày nay. Mặc dầu phải vĩnh viễn xa cách ĐaLạt nhưng trường vẫn giữ nguyên vẹn bảng tên lịch sử của trường như từ những ngày đầu tiên khi thành lập tại Viet Nam đó là: Dalat international High School.
Trong nhật ký nhớ lại ngày di tản năm 1965, Cô bé Carolyn Castelli học trò lớp 8 khi ấy chỉ mới vừa 14 tuổi, con của một Mục Sư truyền giáo tại Ban Mê Thuột , đã kể lại:
“… Tiếng đại bác bay ngang qua mái trường rồi nổ tung dưới chân đồi, tiếng đạn đại liên xuyên chạm vào vách nhà thật là kinh hãi, học trò nằm co người lại, sát vào nhau như tìm sự che chở cho nhau. Gần sáng dứt tiếng súng, một sự im lặng thật nặng nề bao phủ mọi nơi ….”
Và rồi….
“… Khi máy bay di tản cất cánh bay lên, nhìn xuống mái trường thân yêu giữa đám bụi mờ, nước mắt của mọi người đột nhiên chẩy xuống …”
Cô bé kể tiếp về những ngày đầu tiên di tản tại Thai Lan: “… ai cũng nhớ đến những bữa cơm ngon của vợ chồng Ông Bà “BẾP” Đalạt, đầu bếp Thái Lan không thể nào sánh bằng …”
Cô bé Carolyn Castelli 14 tuổi của ngày hôm đó nay đã là một chuyên gia lão luyện về mental health tại Presbyterian Hospital New York, tuổi tuy sắp về hưu, nhưng không bao giờ bà quên được thời gian niên thiếu tại Đalạt. Lẫn trong đám đông học trò di tản hôm ấy là cô bé tên Evelyn Sahlberg 10 tuổi, bé được gởi đến nội trú tại Đàlạt khi mới vừa lên 6 trong khi cha mẹ của bé đang truyền giáo tại Thái Lan. Đến nay cô bé Evelyn năm xưa đã trở thành vị Thẩm Phán tòa Thượng Thẩm tại Ohio và Bà là vị thẩm phán nữ đầu tiên trong lịch sử của county Franklin Ohio. Mỗi khi nhắc đến Đalạt bà cho biết:
“…. Đalạt chính là quê hương của bà, những ngày thơ ấu thần tiên tại Đalạt không bao giờ bà quên tuy sắp về hưu, nhưng không bao giờ bà quên được thời gian niên thiếu tại Đalạt.
Lẫn trong đám đông học trò di tản hôm ấy là cô bé tên Evelyn Sahlberg 10 tuổi, bé được gởi đến nội trú tại Đàlạt khi mới vừa lên 6 trong khi cha mẹ của bé đang truyền giáo tại Thái Lan. Đến nay cô bé Evelyn năm xưa đã trở thành vị Thẩm Phán tòa Thượng Thẩm tại Ohio và Bà là vị thẩm phán nữ đầu tiên trong lịch sử của county Franklin Ohio. Mỗi khi nhắc đến Đalạt bà cho biết:
“…. Đalạt chính là quê hương của bà, những ngày thơ ấu thần tiên tại Đalạt không bao giờ bà quên ”
Học sinh Đalạt của thế hệ thứ 2 tại Penang Mã Lai Á chắc hẳn nhiều người sẽ phải xúc động với cô bé Kimberly Gross. Trong thời gian theo học tại Dalat Penang, ngày 26/12/2004, đúng 9h sáng, nhiều người trong chúng ta có lẽ vẫn còn nhớ đến cơn động đất khủng khiếp dữ dội với cường độ mạnh đến mức 9.3 độ Richter đã xẩy ra, làm rung chuyển và xụp đổ mọi nơi, học sinh của trường Đalạt được báo động chạy lên các đỉnh đồi cao trốn sóng thần. Không đầy 3 tiếng đồng hồ sau, lúc 12h45 trưa, những đợt sóng thần cao vút, ồ ạt tiến vào đất liền, phá tan và hủy diệt mọi thứ trên đường đi. Học sinh của trường Đalat may mắn ở trên các đỉnh đồi cao nên không bị nguy hiểm, nhưng thiệt hại tại vùng duyên hải các nước Thái Lan, Mã Lai Á, Indonesia, Philippine và Ấn Độ trong ngày hôm đó thật là khủng khiếp, tổng cộng con số thiệt hại các nơi lên đến 230.000 người chết và mất tích vì bị chôn vùi trong đổ nát hay bị sóng cuốn ra khơi và hàng trăm khu làng bị xóa tên trên bản đồ.
Hôm ấy, nằm trên đỉnh đồi cao chứng kiến hình ảnh của các máy bay trực thăng, không nề hà nguy hiểm, bay sát mặt biển cứu vớt người bị sóng cuốn ra khơi đã gieo vào lòng cô bé Kimberly nhiều cảm phục, cô tự nhủ thầm, mai sau sẽ trở thành một phi công để giúp đời và đến năm 2010 trong khi đang theo đuổi học trình cao học tại University of Michigan, Kimberly cũng vừa đồng thời được tuyển chọn vào lớp Sĩ Quan Phi Hành của Hải Quân Hoa Kỳ .
Người học trò kỳ cựu nhất của ngôi trường Đalạt kỳ cựu này phải được nói đến là George Irwin, Ông nhập học năm đầu tiên cùng với Bà Harriette Stebbins, người vợ tương lai của Ông. Ông sinh năm 1917 tại Đà Nẵng, khi cha mẹ đang truyền giáo tại đây. Đà Nẵng khi ấy còn mang tên là Tourane, truyền sử để lại cho biết sở dĩ có tên Tourane vì ngày xưa khi tầu Pháp đầu tiên ghé vào đây, một ông cố đạo lên bờ cỡi con lừa đi quan sát, con lừa phải đi mất một ngày mới vòng trở về chốn cũ, nên từ đó chữ Tour-ane được dùng để gọi khu vực này, mãi sau đến năm 1956 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tourane mới đổi tên thành Đà Nẵng .
Vợ chồng Ông Bà Irwin cũng trở thành Mục Sư và đi truyền giáo tại các tỉnh vùng cao nguyên Trung Phần Viet Nam, mãi cho đến năm 1975 hai Ông Bà mới chịu rời bỏ Viet Nam ra đi. Chắc nhiều người vẫn còn nhớ ngày 4/4/75 tai nạn xẩy ra làm nổ rơi một chiếc máy bay di tản trẻ mồ côi ngay khi vừa cất cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất, sau đó một chiếc khác đã đem thoát được 300 em cô nhi về Hoa Kỳ, chính vợ chồng Ông Bà Irwin là người góp phần tổ chức mang các trẻ cô nhi và đi theo chăm sóc các em trên chiếc máy bay may mắn này. Ông qua đời năm 2007 thọ 91 tuổi, lễ an táng được cử hành tại ngôi nhà thờ dành cho họ đạo người Việt tại Toronto. Cho đến bây giờ cả gia đình đều vẫn tự nhận là dân Đalat.
****
Càng gần đến ngày hội ngộ Bùi Thị Xuân – Trần Hưng Đạo tâm trạng lại cảm thấy nao nao, dẫu biết rằng bạn bè ai nấy cũng đã lên chức Nội Ngoại, nhưng trong lòng vẫn không thoát khỏi vấn vương mỗi khi nghĩ đến và nhớ lại biết bao là kỷ niệm, từ những kỷ niệm vụn vặt dưới mái trường xưa đến những kỷ niệm không quên bên trườngg bạn, rồi những kỷ niệm thần tiên thơ dại trên vùngg quê hương núi rừng bình yên của một thời thơ ấu.
Xin chúc cho mọi người được mọi bình an.
Xin thành thật cám tạ thượng đế đã giúp cho chúng ta được gặp lại nhau sau những tháng ngày xuôi ngược trên vạn nẻo đường đời.
Lê Mộng Hoa
San Jose ngày 12/12/13
* Tư liệu từ: http:
//www.dalat.org http://en.wikipedia.org/wiki/Dalat_Internat ional_School http://www.ttc.edu.sg/csca/rart_doc/...jf/jf1 959w.pdf


Gửi ý kiến của bạn