- Lời Tri Ân Và Cảm Tạ
- Lời Phi Lộ Huệ thu
- Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Bùi Thắng Lợi
- Trang Ảnh Ngày Xưa & Vịnh Nữ Tướng Bùi Thị Xuân
- Đà Lạt Thắng Cảnh Và Huyền Thoại Nguyễn Trọng
- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang Tạ Thế Trần Trung Thuần
- Vườn Thơ Năm Cũ Đan Quế [thơ]
- Ngày Xuân Gặp Bạn Cũ & Xuân Hải Ngoại [thơ]
- Dốc Nhà Làng - Cam Lĩnh / Lan Hinh & Nhớ Việt Trang
- Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- ĐàLạt Tàn Thu - Hoa Gọi Nắng Mùa Đông [thơ] ViệtTrang
- Việt Nam Quê Hương Ngao Nghễ Nhạc Nguyễn Đức Quang
- Đại hội Cựu học sinh trung BT X &THĐ Đalat Phong Châu
- Lửa Tắt Bình Khô Rượu Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Nét Phát Thảo Của Vườn Địa Đàng Tuỳ Bút Cao Thu Cúc:
- Thơ Trần Vấn Lệ - Đà lạt Đà Lạt
- Lửa cháy rừng Điêu Tàn & Cảm ơn Biển Hồng Trần Vấn Lệ [thơ]
- Đọc Thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh
- Đẹp Bước Vân Du Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- Nói Với Em Lớp Sáu [thơ] Trần Bích Tiên
- Bài viết về bài thơ Nói Với Em Lớp Sáu TVL
- Huyển Thoại núi LangBiang Chuyện Kể Nguyễn Trọng
- Nhớ Về ĐàLạt Ngày Xưa Tuỳ Bút Trần NgọcToàn
- Cười … Cuối Tuần Mua Sách Sưu tầm
- Thơ Trào Phúng Kịch Cười Sài Môn Lý Thu [thơ]
- NguyễnThúc Soạn-Canada [thơ] Cánh Chim Bạt Gió
- ĐàLạt Hoa Hướng Dương nở Tháng 11 [[thơ] ] Huệ Thu
- Ngược Dòng Thời Gian Cao Thu Cúc
- Duyên Hội Ngộ [thơ] Nguyễn Hữu Toản
- Kỷ Niệm Trong Tôi Tùy Bút Đông Quỳ
- Tháng 5 Đà Lạt [thơ] Phong Châu
- Chuyện Tình Chim Yến bài sưu tầm
- Trang Thơ Chúc Mai …[thơ]
- Đồi Cù Đà Lạt Biên Khảo Mai Thái Lĩnh
- Đà Lạt Trong Ký Ức Tùy Bút Thanh Xuân
- Cảm Ơn Em Nhắc Cho Anh Nhớ [thơ] Lê Bặc Liêu
- Rừng Thu [thơ] Cao Thu Cúc
- Thi Ca Có Nhu Cầu Đổi Mới Không? Tiểu Luận Huệ Thu
- Nghìn Năm Hồ Dễ Mấy Ai Quên truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Bài Thơ cho bạn [thơ] HuệThu
- Nhớ Mì Quảng Đà-Lạt Nguyễn-Quang-Tuyến
- Hoa Giáp Năm Ngọ [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Bùi Thị Xu ân ĐàLạt, Ngàn Hoa [thơ] Đông Anh
- Năm Cuối Cùng Tôi Dạy Học [thơ] Trần Vấn Lệ
- Trường Đại Học Quên Lãng Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Bây Giờ & Gây Nhung Nhớ - Mưa - [thơ] Duy Việt
- Chiến Y Làm Đẹp Phố Phường [thơ] Lệ Khánh
- Chiều Gia Định Nhớ Na Uy [thơ] Lệ Khánh
- Nhớ Chùa Linh Sơn Đà Lạt Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Chuyện Xưa [Thơ] Chúc Mai
- Nhớ Trường Cũ [thơ] HuệThu
- Người Hát Rong Nhạc Vàng Truyện Ngắn Trần Ngọc Toàn
- Có Một Lần [thơ] Phạm Bá Đức
- Về Thăm Trường Bùi Thị Xuân [thơ] huệ thu
- Điều Quan trọng trong cuộc sống
- Mùa Hè Đã Qua Về Đại Hội THĐ &BTX Đà Lạt Ký Sự Phong Châu
- Hồi Hướng [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Trường Bùi Thị Xuân Xưa Và Nay Tuỳ Bút Cao Thu Cúc
- Kỷ Niệm Khó Quên Tuỳ Bút Kiều Tuý Đa
- Hát Cùng Bình Minh [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Tếu lâm Sưu tầm “Mua Cỏ Khô”
- Thằng Chế Guitar Truyện Ngắn Nguyễn Trọng
- Âm Cảnh & Nhớ Ngoại [thơ] Trần Vấn Lệ
- Mẹ Tôi Tùy Bút Thiên Hương
- Trên Du Thuyền Lênh Đênh Bút Ký Phong Châu
- Vũ Khúc Thiên Thai Tuỳ Bút Phương Hồng
- Hoa Xuân [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Hai Người Đà Lạt Truyện Ngắn Nguyễn Đỗ Lâm Viên
- Xé Thơ Rồi Lại Làm Thơ [thơ] Huệ Thu
- Về Quê Xưa [thơ] Nguyễn Thúc Soạn
- Ngôi Nhà Xưa [Thơ] Trần Bích Tiên
- Cổng Trường Xưa [thơ] Đông Anh
- Gửi Về Bên Ấy [thơ] Phạm Thị Lệ
- Cô Giáo Của Tôi Thư Anh Vũ
- Chúng Ta Vẫn Còn Tổ Quốc [thơ] Trần Trung Tá
- Viết Về Một Ngôi Trường Kỳ Cựu Tại Đà Lạt Biên Khảo Lê Mộng Hoa
- Chị Em Hộc Bàn Tuỳ Bút Hoàng An
- Thư Học Trò Gửi Cô Chu Cẩm Anh Chu Duy Tuyền & Nguyễn Hiền
- Tôi Đưa Tay Vẫy Về [thơ] Trần Vấn Lệ
- Đường Xưa Lối Cũ Tuỳ Bút Trần Ngọc Toàn
- Gió Đà Lạt [thơ] Trần Vấn Lệ
- Ơn Này Bao Giờ Mới Trả Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Chuyện Kẻ Cuối Năm Ký Sự Phong Châu
- Bạn gửi cho mình ĐàLạt xưa [thơ] TVL
- Không Đề Tháng năm [thơ] Cao Thu Cúc
- Tổ Tông Của Loài Người ký vui Cao Thu Cúc
- Độc Ẩm Ngâm [thơ] Trần Vấn Lệ
- The Thinker & Không Đề Tháng Tư [thơ] Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Vẫn Còn Đây Tuỳ Bút Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Trang Thơ Trào Phúng Sài Môn Chủ Nhân
- Trang Chúc Mừng & Quảng Cáo
Đọc thơ
Trần Vấn Lệ
Nguyễn Mạnh Trinh
Có lẽ, Trần Vấn Lệ là một trong những người làm thơ có sức sáng tác sung mãn nhất trong hàng ngũ những người làm thơ . Làm thơ , tạo cho mình một sắc thái riêng đã khó, mà, làm thơ để khác với chính mình, để vượt qua chính mình lại khó hơn. Nhất là ở trường hợp Trần Vấn Lệ, đã in trên 10 tập thơ …
Đọc tất cả những tập thơ đã xuất bản của Trần Vấn Lệ, tôi thấy được nỗ lực ấy. Có nhiều sự khác biệt giữa tập đầu và tập cuối, cả về ý tưởng lẫn ngôn ngữ, cả về hình thức lẫn nội dung.
Nhưng có một điều chung mang, là, những cảm nhận từ đời sống. Có lúc, thơ là lời tâm sự. Nhưng, có khi, lại là những chất chứa nỗi niềm, những phẫn hận của một đời lưu lạc ít vui nhiều buồn. thơ Trần Vấn Lệ, có cái tha thiết của một người coi thi ca là lẽ sống. Đọc thơ ông, tôi có cảm giác thơ là cây gậy chống để sau cơn vấp ngã, gượng đứng dậy và tiếp tục đi trên những đoạn dốc nhân sinh.
Tôi thấy được nhịp thơ mạnh mẽ dài hơi của thi ca ông. Ngôn ngữ cứ liên miên bất tuyệt nối tiếp nhau, như dòng nước, cuồn cuộn chảy. thơ không phải chỉ đơn thuần gợi cảm giác, mà, có khi là những đoạn tản văn có ý hướng muốn kể chuyện hoặc mô tả sự kiện. Với những câu bảy chữ hoặc tám chữ, ngôn ngữ đã được chọn lọc và xếp đặt để có một âm điệu rất gần với nhạc điệu và có thể chuyên chở được ý tưởng. Có lần, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc bài thơ "Đi Chùa Hương” của Trần Vấn Lệ, anh đã thú thực với tôi là hoàn tất công việc rất nhanh vì anh đọc từng câu thơ mà nốt nhạc hiện ra ngay trong đầu bởi âm điệu của thơ và nhạc như là một.
Với tôi, đọc thơ anh, tôi thấy được sự tha thiết trong ngôn ngữ. Có thể đó, là những lời chân tình đối thoại với người hay độc thoại cho mình.
Nổi niềm, chất chứa từ cuộc sống, của những kỷ niệm luôn cất giữ nâng niu, và của cả một khung trời quá khứ lúc nào cũng canh cánh trong tâm.
Trần Vấn Lệ nặng lòng với kỷ niệm và với những nơi chốn, những thành phố đã ở, là những nỗi nhớ cứ mãi dằn vặt trong tâm. Nhất là với Đà lạt, thành phố sương mù:
“Qua một cơn dâu biển, chúng ta còn lại gì? Những bài thơ lưu luyến? Những tàn phai chia ly?
Nhìn các em ngồi đó, một góc sân trường xưa, thương qua thời nắng gió, nhớ quá chiều nắng mưa..
Đà Lạt, các em ở. Đà Lạt thầy bỏ đi. Các em thì vẫn nhỏ như vầng trăng núi kia
Thầy thì như sương khói loang thoáng cuối chân mây, ngang chân mây đồng nội, cỏ úa tàn hương bay..
Qua một cơn dâu biển, mờ mờ biển với dâu, nếu có gì ẩn hiện chẳng là gì của nhau!
Cuối câu thơ phải chấm một dấu than nghẹn ngào, là em ơi buồn lắm, bây giờ và muôn sau
Những bài thơ lưu luyến, đọc chơi rồi quên thôi. Chúng ta về sông biển không đâu là một nơi
Đà Lạt các em ở, xanh biếc nhé bầu trời ngước lên nhìn nỗi nhớ Thầy là áng mây trôi
Những con đường thăm thẳm xé rách từng trang thơ . Những tình sâu nghĩa nặng lắng xuống giùm giọt mưa!”
Những bài thơ như thế rất nhiều trong thơ Trần Vấn Lệ. Có thể là những câu ngũ ngôn không xuống hàng, hay bảy chữ tám chữ một câu dài liên tiếp như một đoạn thơ , cái âm điệu ấy cứ nối tiếp nhau, tao một cảm giác rung động, trầm buồn nhưng không đơn điệu. Có điều, nếu đọc nhiều bài, có sự trùng ý hoặc trùng lời. Điều đó cũng khó tránh, với một người làm thơ nhiều và có vẻ dễ dàng như tác giả “Con trao trảo bờ ao bay đi buồn lẳng lặng” hay ”Chữ gì mang không nổi chữ gì gió thổi không bay”...
Như một cách thế sống, làm thơ . Cuộc đời và thơ Trần Vấn Lệ hình như quấn quít bên nhau không một giây phút chia lìa:
“ Tôi xem chữ nghĩa như con cái: có đứa buồn hiu có đứa vui, quanh quẩn bên tôi chiều với sớm, líu lo như thể lũ chân trời
Tôi xem chữ nghĩa như cơm cháo, khi đói thì ăn no để dành, dư ném cho chim nhìn chúng hót thấy đời hẹp bớt chút mông mênh
Tôi xem chữ nghĩa như bè bạn, kết thả trôi sông chở cả trời nếu có lúc bơi giòng nước ngược, buồn buồn nhớ lại lúc miền xuôi
Tôi xem chữ nghĩa như chăn gối, khi lạnh thì ôm, nóng bỏ ra, nhưng chẳng lúc nào không ở cạnh, trăm năm thương mãi chữ Chan Hòa!
Chữ nghĩa và tôi nặng cái tình, như là khi thấy lệ long lanh giọt sương trên lá khi chiều xuống, nhớ quá Quê Hương khóc đoạn đành
Chữ nghĩa theo tôi thời ấu thơ , chữ a, chữ ă, chữ o, ô.. Chữ nào cũng ngộ như ông Phật đưa một bàn tay chỉ học trò.
Chữ nghĩa và tôi đến xứ người, ngậm ngùi tan nát giống như tôi.. sót vài ba chữ ngồi hiên quán gặp bạn nâng ly một tiếng cười
Chữ nghĩa và Tôi sẽ xuống mồ mai này cỏ mọc sắc xanh lơ ai đi ngang để cành hoa xuống là cũng cho đời một chút thơ .”
Đọc xong những tập thơ , tôi cứ ngờ ngợ về cái phân định giữa thơ và tản văn. Có biên giới hay không trong thơ Trần Vấn Lệ. Tôi tự hỏi? Những câu năm chữ, bảy chữ, hoặc tám chữ nối liền nhau không xuống hàng với những câu thơ mỗi hàng mỗi câu có gì khác nhau. Có làm thay đổi được ngữ nghĩa cũng như vần điệu không?...
Nhưng, hỏi hay không thì tôi cũng cảm được cái tha thiết của người thi sĩ. Lúc nào buồn, tôi giở những trang thơ đọc. Và sẽ thấy bao la biết bao biển trời chữ nghĩa. thơ sẽ muôn đời ở cạnh bên ta, chứ không phải khi vui nó đậu khi buồn nó bay …
Nguyễn Mạnh Trinh
Trần Vấn Lệ
Nguyễn Mạnh Trinh
Có lẽ, Trần Vấn Lệ là một trong những người làm thơ có sức sáng tác sung mãn nhất trong hàng ngũ những người làm thơ . Làm thơ , tạo cho mình một sắc thái riêng đã khó, mà, làm thơ để khác với chính mình, để vượt qua chính mình lại khó hơn. Nhất là ở trường hợp Trần Vấn Lệ, đã in trên 10 tập thơ …
Đọc tất cả những tập thơ đã xuất bản của Trần Vấn Lệ, tôi thấy được nỗ lực ấy. Có nhiều sự khác biệt giữa tập đầu và tập cuối, cả về ý tưởng lẫn ngôn ngữ, cả về hình thức lẫn nội dung.
Nhưng có một điều chung mang, là, những cảm nhận từ đời sống. Có lúc, thơ là lời tâm sự. Nhưng, có khi, lại là những chất chứa nỗi niềm, những phẫn hận của một đời lưu lạc ít vui nhiều buồn. thơ Trần Vấn Lệ, có cái tha thiết của một người coi thi ca là lẽ sống. Đọc thơ ông, tôi có cảm giác thơ là cây gậy chống để sau cơn vấp ngã, gượng đứng dậy và tiếp tục đi trên những đoạn dốc nhân sinh.
Tôi thấy được nhịp thơ mạnh mẽ dài hơi của thi ca ông. Ngôn ngữ cứ liên miên bất tuyệt nối tiếp nhau, như dòng nước, cuồn cuộn chảy. thơ không phải chỉ đơn thuần gợi cảm giác, mà, có khi là những đoạn tản văn có ý hướng muốn kể chuyện hoặc mô tả sự kiện. Với những câu bảy chữ hoặc tám chữ, ngôn ngữ đã được chọn lọc và xếp đặt để có một âm điệu rất gần với nhạc điệu và có thể chuyên chở được ý tưởng. Có lần, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc bài thơ "Đi Chùa Hương” của Trần Vấn Lệ, anh đã thú thực với tôi là hoàn tất công việc rất nhanh vì anh đọc từng câu thơ mà nốt nhạc hiện ra ngay trong đầu bởi âm điệu của thơ và nhạc như là một.
Với tôi, đọc thơ anh, tôi thấy được sự tha thiết trong ngôn ngữ. Có thể đó, là những lời chân tình đối thoại với người hay độc thoại cho mình.
Nổi niềm, chất chứa từ cuộc sống, của những kỷ niệm luôn cất giữ nâng niu, và của cả một khung trời quá khứ lúc nào cũng canh cánh trong tâm.
Trần Vấn Lệ nặng lòng với kỷ niệm và với những nơi chốn, những thành phố đã ở, là những nỗi nhớ cứ mãi dằn vặt trong tâm. Nhất là với Đà lạt, thành phố sương mù:
“Qua một cơn dâu biển, chúng ta còn lại gì? Những bài thơ lưu luyến? Những tàn phai chia ly?
Nhìn các em ngồi đó, một góc sân trường xưa, thương qua thời nắng gió, nhớ quá chiều nắng mưa..
Đà Lạt, các em ở. Đà Lạt thầy bỏ đi. Các em thì vẫn nhỏ như vầng trăng núi kia
Thầy thì như sương khói loang thoáng cuối chân mây, ngang chân mây đồng nội, cỏ úa tàn hương bay..
Qua một cơn dâu biển, mờ mờ biển với dâu, nếu có gì ẩn hiện chẳng là gì của nhau!
Cuối câu thơ phải chấm một dấu than nghẹn ngào, là em ơi buồn lắm, bây giờ và muôn sau
Những bài thơ lưu luyến, đọc chơi rồi quên thôi. Chúng ta về sông biển không đâu là một nơi
Đà Lạt các em ở, xanh biếc nhé bầu trời ngước lên nhìn nỗi nhớ Thầy là áng mây trôi
Những con đường thăm thẳm xé rách từng trang thơ . Những tình sâu nghĩa nặng lắng xuống giùm giọt mưa!”
Những bài thơ như thế rất nhiều trong thơ Trần Vấn Lệ. Có thể là những câu ngũ ngôn không xuống hàng, hay bảy chữ tám chữ một câu dài liên tiếp như một đoạn thơ , cái âm điệu ấy cứ nối tiếp nhau, tao một cảm giác rung động, trầm buồn nhưng không đơn điệu. Có điều, nếu đọc nhiều bài, có sự trùng ý hoặc trùng lời. Điều đó cũng khó tránh, với một người làm thơ nhiều và có vẻ dễ dàng như tác giả “Con trao trảo bờ ao bay đi buồn lẳng lặng” hay ”Chữ gì mang không nổi chữ gì gió thổi không bay”...
Như một cách thế sống, làm thơ . Cuộc đời và thơ Trần Vấn Lệ hình như quấn quít bên nhau không một giây phút chia lìa:
“ Tôi xem chữ nghĩa như con cái: có đứa buồn hiu có đứa vui, quanh quẩn bên tôi chiều với sớm, líu lo như thể lũ chân trời
Tôi xem chữ nghĩa như cơm cháo, khi đói thì ăn no để dành, dư ném cho chim nhìn chúng hót thấy đời hẹp bớt chút mông mênh
Tôi xem chữ nghĩa như bè bạn, kết thả trôi sông chở cả trời nếu có lúc bơi giòng nước ngược, buồn buồn nhớ lại lúc miền xuôi
Tôi xem chữ nghĩa như chăn gối, khi lạnh thì ôm, nóng bỏ ra, nhưng chẳng lúc nào không ở cạnh, trăm năm thương mãi chữ Chan Hòa!
Chữ nghĩa và tôi nặng cái tình, như là khi thấy lệ long lanh giọt sương trên lá khi chiều xuống, nhớ quá Quê Hương khóc đoạn đành
Chữ nghĩa theo tôi thời ấu thơ , chữ a, chữ ă, chữ o, ô.. Chữ nào cũng ngộ như ông Phật đưa một bàn tay chỉ học trò.
Chữ nghĩa và tôi đến xứ người, ngậm ngùi tan nát giống như tôi.. sót vài ba chữ ngồi hiên quán gặp bạn nâng ly một tiếng cười
Chữ nghĩa và Tôi sẽ xuống mồ mai này cỏ mọc sắc xanh lơ ai đi ngang để cành hoa xuống là cũng cho đời một chút thơ .”
Đọc xong những tập thơ , tôi cứ ngờ ngợ về cái phân định giữa thơ và tản văn. Có biên giới hay không trong thơ Trần Vấn Lệ. Tôi tự hỏi? Những câu năm chữ, bảy chữ, hoặc tám chữ nối liền nhau không xuống hàng với những câu thơ mỗi hàng mỗi câu có gì khác nhau. Có làm thay đổi được ngữ nghĩa cũng như vần điệu không?...
Nhưng, hỏi hay không thì tôi cũng cảm được cái tha thiết của người thi sĩ. Lúc nào buồn, tôi giở những trang thơ đọc. Và sẽ thấy bao la biết bao biển trời chữ nghĩa. thơ sẽ muôn đời ở cạnh bên ta, chứ không phải khi vui nó đậu khi buồn nó bay …
Nguyễn Mạnh Trinh
Gửi ý kiến của bạn