loading... |
Trong cuộc hành quân mở ra bờ biển Gò Công, Đại đội chúng tôi đã khám phá ra một Trạm Tiếp VậncủaVC, nằm giửa khu rừng cây Đứơc và Dừa Nứơc trên vũng sình lầy, tịch thu đựơc 1 khẩu Đaị bác Không Giật 57 ly tiếp tế bằng thuyền từ Miền Bắc vào. Một tuần sau đó, Đại Tá Huỳnh Văn Tồn là Tư Lệnh SĐ7 BB tổ chức lễ diển hành tại Mỹ Tho. Do đựơc huy chương nên tôi dẩn đơn vị về tham dự.Nhân khi lang thang trên đừơng phố Mỹ Tho tôi gặp bạn cùng khóa Lê Hữu Cừ. Lúc ấy, Cừ là Đại đội trửơng ĐĐ Trinh Sát nên thường đi bay thám thính quanh vùng với phi cơ Mỹ.Sau đó, khi rời Gò Công về Hậu cứ, tôi bỗng nhận đựơc tin Cừ tử nạn khi phi cơ thám thính bị trúng đạn của VC.Tin bạn bè cùng khóa ra đi cứ tiếp tục đến với chúng tôi. Tại Tân Niên Tây, có một người lính dứơi quyền cho biết có thấy hình một ông Sĩ Quan Đà Lạt chưng trên bàn thờ trong xóm. Tôi tò mò dắt lính đi xem. Ai ngờ chính ngừơi bạn cùng khóa về bên Không Quân là Phi Công Trực Thăng Thiếu Uý Phan Văn Tân. Khi tìm hiểu mới biết Tân và Bảo Sung lái Trực thăng đỗ quân vào Chiến Khu D đã bị trúng đạn. Cả hai đều hi sinh trên chiến trừơng trong khi Phi Công Nguyễn Văn Nhừơng bị cháy phi cơ phỏng nặng thành phế binh.Cả ba đều xuất thân từ Khóa 16 Võ Bị về Không Quân lái Trực thăng.
Sau hơn một tháng bình định vùng trách nhiệm, TĐ4TQLC đựơc trở về hậu cứ chỉnh quân.Mới đựơc
một ngày xả hơi. Ngày hôm sau, khi Tống và tôi đang dạo phố bỗng có xe An ninh gọi về tập họp. Tiếu
Đòan Trửơng đứng nôn nóng trứơc cổng trại và cho lệnh tập họp ngay Đại Đội chuẩn bị hành quân. Cuối cùng, chỉ có 2 Đại đội tập họp đủ quân số là ĐĐ1 và ĐĐ4 của Tống và tôi.Chúng tôi đựơc lệnh tức khắc lên xe ra ngay Phi trừơng Vũng Tàu đáp máy bay về nhận lệnh thẳng từ Tứơng Khang ở Phi Trừơng Tân Sơn Nhất. Lần đầu tiên trong đời lính, hai Đại đội đựơc cho lên hai chiếc C47 của Air Việt Nam. Đám lính cứơi hể hả khi chen nhau ngối lên ghế hành khách đàng hòang và lại đựơc về Sái Gòn. Máy bay vừa đáp xuống phi đạo Tân Sơn Nhứt đã có 10 chiếc xe GMC đón . Tống đựơc lệnh bố trí giử Bộ Tư Lệnh Không Quân. Đại đội 1 đựơc đưa ra cổng Phi Long. Khi tôi đang lo chỉnh đốn hàng ngũ lúc mới xuống xe, chợt tôi thấy một ông cao gầy, mặc dồ bay với hai ống quân buông thỏng, đầu không đội mủ vừa đi vừa hỏi lớn “Ông nào là Đại Đội Trưởng” Đám lính chỉ về phía tôi. Tôi lựng khựng không biết là ai mà quân phục quá lè phè nên cũng miển cửơng bứơc tới nói dỏng dạc” Tôi là Đại đội Trưởng ĐĐ1 TĐ4 TQLC đây” Ông hề hà nói”Moi là Trung Tá (Nguyễn Ngọc ) Loan đây. Toi có nhiệm vụ phòng vệ mặt tiền cổng Phi Long này.Tất cả đám An Ninh Phi trừơng đều đặt dứới quyền của toi.Ngay trên đừơng vào Cổng Chính đã có sẳn 1 dàn hỏa tiển hứơng ra ngoài. Chỉ khi nào có lệnh toi mới đựơc bắn.Chỉ có dzậy thôi.” Khi ông Trung Tá lật đật quay lưng định lên xe, tôi chận lại hỏi vấn đề lương thực cho lính tráng ra sao. Ông cừơi lớn nói” Toi đừng lo. Chút nửa moi sẽ cho xe bánh mì Hot Dog của PX ra đây. Ăn uống tha hồ.” Đó là lần đầu tiên, tôi đựơc gặp Trung Tá Loan về sau lên tới Thiếu Tướng Tư Lệnh Cảnh Sát. Thì ra, theo tin tức, Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và Trung Tướng Dương Văn Đức đang đem quân từ Quân Đòan 4 lên, với Thiết Giáp để làm cái gọi là chỉnh lý.Tôi vội hướng dẩn các Trung đội bố trí phòng thủ suốt h àng rào kẻm gai từ Lăng Cha Cả đến cổng vào phi trừơng dân sự Tân Sơn Nhất.Nhưng đầu óc tôi cũng rối bời vì thật sự tôi chẳng có long dạ nào nổ súng vào Quân Bạn, dù có lệnh.
(4)
Vào khỏang 9 giờ đêm hôm ấy, chợt có hai khu trực cơ quần đảo trên không phận theo đừơng Công Lý. Tôi cho lệnh báo động đơn vị. Quân dàn lên vị trí. Các rào cản đựợc kéo lại chận nagy cổng chính.Không bao lâu, từ hứơng Sài gòn xuất hiện 3 chiếc xe chiếc Thiết giáp M113 lù lù chạy về hứơng cổng Phi Long. Tôi cho lệnh không ai đựơc nổ súng nếu tôi chưa cho phép. Đám lính gác của Phi trừơng bỏ chạy hết vào bên trong.Khi chiếc xe đầu còn cách chúng tôi dộ 100 thứơc thì dừng hẳn lại. Hai chiếc khu trục áp sát xuống ngọn cây dọc theo vệ đừơng và thả hỏa châu sáng rực. Tôi vẩn bình tĩnh chờ đợi. Có lẽ, tôi buộc phải cho nổ sung nếu xe qua hang rào cản.Tình trãng căng thẳng kéo dài độ hơn một giờ sau thì đòan xe quay đầu chạy trở lui.
Sáng hôm sau, tôi và lính tráng ngồi trên bờ thành phòng thủ nhìn đoàn xe chở quân lính bộ binh chạy về Miền Tây, luôn cả Thiết Giáp. Đến trưa, đòa xe vận tải 10 chiếc đã chở 2 Đại đội chúng tôi về lại hậu cứ Vũng Tàu. Coi như không có gì.Không có ngừơi lính nào “nhảy dù” xuống Sài Gòn mà về đầy đủ quân số.
Vài ngày sau, còn ở hậu cứ Vũng Tàu, tôi đựơc lệnh đem Đaị đội rải quân ra giữ an ninh cho 4 ngôi biệt
thự, từ Bạch dinh ở Bãi Trứơc về hứơng Bãi Dâu. Đơn vị tôi chỉ lo phòng thủ vòng ngoài 5 ngôi biệt thự
Bên trong do An Ninh Quân Đội và Cảnh Sát phụ trách. Tôi dẩn 5 chiếc xe GMC chở lính chạy vòng lên
Núi Lớn và rải quân bố trí dọc theo bên ngoài hang rào. Khi đi kiểm sóat các vị trí đóng quân, hỏi thăm
một Sĩ quan ANQĐ, tôi mới té ngửa ra là mình đang canh gác mấy vị Tứơng bị Tứơng Nguyễn Khánh bắt
giữ. Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí ở Bạch Dinh, còn lại Trung Tứơng Dương Văn Đức, Thiếu Tướng Phát, Đại Tá
Dương Ngọc Lắm chia nhau ở các biệt thự kế cận.Bổng dưng , một đêm, khi đi kiểm soát các vọng gác,
Tôi chợt nghe hai tiếng cải nhau bằng tiếng Pháp. Lò mò đến gần tôi mới khám phá ra là hai ông Tướng
Nguyễn Khánh và Đỗ Cao Trí đang chửơi nhau bằng tiếng Tây, nhờ tôi cũng có một chút vốn tiếng Pháp.
Thì ra, các vị Tứơng chỉ huy chúng tôi đều xuất thân từ Quân Đội Pháp và ngay từ thuở mới vở lòng họ
Đã thuộc câu :”Nos ancestres sont des Gaulois”. Trong khi thế hệ anh em chúng tôi lớn lên dứơi
Chính thể Cọng Hòa.
Đựơc mấy hôm sau, Tiểu đòan 4 TQLC nhận lệnh hành quân vào Mật Khu Tân Uyên.Chỉ có anh em
Chúng tôi tiếp tục cầm súng đánh Việt Cộng.
Sau ngày mất nứơc năm 1975, qua các tài liệu đựơc Hà Nội tiết lộ, chúng tôi đựơc biết CS Miền Bắc đã
bắt đầu cho quân xâm nhập vào Nam , từ năm 1958. Đến Năm 1963, với vũ khí và ngừơì chuyển vào
trên rạng Trừơng Sơn, qua hải cảng của nứơc Miên, đến một số bờ biển trong Nam như Vũng Rô, U
Minh…, do CS Nga và Tàu cung cấp gần như vô điều kiện, VC đã lập đựơc Sư Đòan 9 , mà chúng gọi là
Công Trừơng 9, với 3 Trung Đòan 274,275 và 276, do tên Đại Tá VC Trần Đình Xu chỉ huy. Trong thời
Gian, từ năm 1960 đến 1963, VC luôn tránh né chạm sung và dung dân quân du kích để phá họai và gây
rối bất an. Đến năm 1964, chúng mới ra mặt thách thức và củng cố địa bàn họat động, đánh dấu với trận
Bình Giả và Đồng Xòai chạm sung với TQLC và Nhảy Dù là hai binh chủng tinh nhuệ của Miến Nam. Trong
Khi những vị Tướng chỉ huy mãi mê tranh dành quyền lực và làm giàu trên những nguồn viện trợ của
Hoa Kỳ.Họ bỏ mặc cho hàng ngàn ngừơi lính đã đổ máu xương để bảo vệ an ninh cho đất nứơc, miệt
Mài chiến đáu trong ngày càng vô vọng, dù cả trăm ngàn quân lính Mỹ đã ồ ạt đổ quân xuống Miền
Nam, sau cú hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
TRẦN NGỌC TOÀN