Viêm khớp, đau và sưng khớp khiến bạn khó chịu, vận động khó khăn. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn phòng tránh những vấn đề về khớp.

Ảnh minh họa
Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng.
Dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…
Cân nặng dư thừa sẽ gây thêm gánh nặng đè lên các khớp xương, thậm chí có thể làm thoái hóa các đốt sụn.
Hơn
nữa, mỡ thừa trong cơ thể còn làm phát sinh thêm các chất gây viêm, khiến cho các cơn đau khớp ngày càng trầm trọng. Nguy hiểm nhất là mỡ tập trung ở vùng bụng có khả năng làm gia tăng các chất tiền viêm - cykotine.
Không giãn căng cơ thể trước khi luyện tập
Các
chuyên gia khuyên bạn không nên giãn căng cơ thể trước khi luyện tập vì
nó làm co thắt các cơ, làm tăng nguy cơ rách cơ. Những người thường xuyên bị đau hoặc bị viêm khớp, động tác giãn căng cơ thể trước khi luyện tập có thể khiến các khớp xương bị tổn thương thêm.
Có
nhiều động tác khởi động phù hợp với mỗi hình thức vận động như với bơi
lôi, có thể lần lượt đá hai chân vào khoảng không với mục đích làm ấm cơ bắp và giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn.
Dù bạn đứng hay ngồi, hãy luôn luôn giữ người thật thẳng. Tư thế tốt sẽ bảo vệ cho các khớp xương của bạn.
Chườm đá lạnh khi khớp sưng đau
Đá lạnh là thuốc chống đau tự nhiên rất hiệu ngiệm. Nó làm giảm sự đau đớn và sưng phồng.
Nếu
như các khớp xương của bạn đang “biểu tình”, hãy chườm đá lạnh lên chỗ đau khoảng 20 phút. Tuy nhiên, trước khi chườm, hãy bọc đá trong một túi
vải nhỏ. Không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.
Hạn chế dầu hướng dương và dầu ngô
Hai
loại dầu này đều mang đến quá nhiều các chất béo thuộc nhóm Omega-6 nên
nếu sử dụng quá nhiều dầu hướng dương, dầu ngô trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm các khớp xương.
Thêm gia vị trong nấu nướng
Thêm vào món ăn những gia vị như gừng, nghệ có tác dụng giảm nguy cơ bị viêm khớp và làm chậm quá trình viêm.
Các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ… mang đến các axit béo Omega 3 (EPA và DHA) có khả năng kháng viêm khớp xương.
Cần tây là loại rau ăn cao cấp dùng để chế biến nhiều món ăn
ngon nên được trồng rộng rãi trên thế giới, nhất là ở những nước có khí
hậu á nhiệt đới và ôn đới. Rau cần tây còn là loại cây giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc và chữa được nhiều bệnh.

ảnh minh họa
Trị cao huyết áp và làm hạ cholesterol
Cách bào chế thuốc: dùng
rau cần tươi cắt bỏ rễ, rửa sạch, sau dùng nước chín rửa lại, rồi giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào nước cốt này một ít mật ong và đường mạch nha (hai thứ đều có lượng như nhau), trộn đều, đem đun nóng ấm và uống ngay. Mỗi ngày cho uống như vậy 3 lần, mỗi lần 40ml nước cốt rau cần tây
hỗn hợp này. Đã trị cho 16 người mắc chứng cao huyết áp ở giai đoạn 1 và 2. Kết quả thấy tốt cho 14 người, còn lại 2 người không thấy tác dụng. Trong 14 người này thấy lượng cholesterol giảm từ 1/3 đến 1/2 so với ban đầu. Đặc biệt lô thử nghiệm này có cả những người mắc chứng cao huyết áp đã lâu năm cũng có biểu hiện giảm
tốt. Kết quả theo dõi còn cho biết thường thì sau khi uống thuốc được 1
ngày huyết áp đã bắt đầu hạ, cá biệt có người mãi đến ngày uống thứ 4 mới bắt đầu hạ áp và cholesterol. Tất cả khi uống đều thấy ăn ngủ tốt, lượng nước tiểu tăng.
Trị huyết áp cao và làm hạ cholesterol theo cách 2
Một
thử nghiệm lâm sàng khác thực hiện ở 10 người. Dùng bằng rễ cây cần tây. Cách bào chế và kết quả theo dõi như sau: lấy 10 bộ rễ tươi (dùng rễ tươi tốt hơn rễ khô) của 10 cây rau cần tây. Cũng rửa sạch, sau rửa lại bằng nước chín, giã nát, cho vào 10 quả táo tàu (loại bán ở hiệu thuốc Bắc), tất cả sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi đợt trị liệu khoảng từ 15 - 20 ngày, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt trên các người bệnh được thử nghiệm.
Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa
Cách
bào chế và theo dõi kết quả như sau: dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa
cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả theo dõi trên 6 người mắc chứng bệnh này thấy rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày thì nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.
Tại
các nước phương Tây dùng rau cần tây để làm thuốc lợi tiểu, còn Trung Quốc dùng làm thuốc thanh nhiệt, giảm ho, ăn ngon, hạ huyết áp và đã áp dụng như sau.
Chữa cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: lấy toàn bộ cây nấu nước uống trong ngày.
Chữa nhọt, viêm nhiễm: giã nát rau cần tây đắp lên chỗ mụn nhọt, nơi viêm nhiễm.
Chữa viêm gan mạn (rối loạn chức năng gan): dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống rất tốt.
Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy
rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Ngoài ra, còn thấy trong rau cần tây có chứa nhiều
canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các
acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
Chữa sâu răng: đặc
biệt, trong cần tây còn chứa hợp chất lưu hóa có khả năng tiêu diệt rất
nhiều loại vi khuẩn, trong đó có loại vi khuẩn biến đổi hình dạng liên hoàn như vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy khi ăn cần tây còn phòng ngừa được chứng sâu răng, làm hạ áp và lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, bệnh khó tiêu, thiếu máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...
Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho
chân và não.
Liệu pháp ngâm rửa chân
Liệu
pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...
Gần
đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng
đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân
có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược...
Hiện
nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời
liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.
Phương pháp thực hiện
1. Ngâm, rửa chân bằng nước nóng:
Dùng
các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng
dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy vớ, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.
2. Nước thuốc ngâm, rửa chân:
- Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.
-
Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau gỗ hay thau sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày làm 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ, chữa mất ngủ rất hữu hiệu
Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm rửa chân
1. Mất ngủ:
Dùng
nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.
2. Di tinh, xuất tinh sớm:
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.
3. Giải trừ mỏi mệt:
Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài, dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.
4. Đau gót và viêm khớp cổ chân:
Dùng
nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ
hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
5. Chấn thương vùng chân:
Nấu
nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g,
huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.
6. Viêm tắc tĩnh mạch chân:
Dùng
thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.
7. Ung nhọt vùng chân:
Dùng
kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Nấu nước ngâm rửa
nơi bị bệnh.
8. Phù chân:
Dùng
ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch
lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành
bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.
9. Đau ngứa mắt:
Dùng nước nóng ngâm rửa chân, hay dùng cúc hoa 60g nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-3 lần.
10. Chữa cao huyết áp, chóng mặt, hoa mắt:
Hạ
khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 20g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.
11. Đau răng do nhiệt:
Địa
cốt bì 60g, đơn bì 10g, thạch cao 60g, phòng phong 15g, cúc hoa 30g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Đồng thời kiêng dùng các thức ăn nhiều mỡ béo, cay, nóng; Giảm bớt phần ăn.
12. Lạnh cóng vùng chân:
Dùng
nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
Những điều cần lưu ý
- Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.
-
Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.
-
Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
- Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).
- Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.