NGƯƠÌ BẠN ĐỒNG MINH * Trần Ngọc Toàn

02 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 29124)
NGƯƠÌ BẠN ĐỒNG MINH
Trần Ngọc Toàn

xe_cyclo2-large-content

Huỳnh Nhượng dự tính sau Tết sẽ nghỉ đạp xích lô, đón xe đò về Sông Pha, Phan Rang, vào rẫy trồng thuốc lá thăm người anh ruột. Dạo này du khách ngoại quốc ghé đến Nha Trang đông thấy rỏ, so với mấy năm sau 1975. Du khách Mỹ gồm đa số cưụ cjiến binh đã từng tham chiến ở Việt Nam. Bọn họ thích nói những câu tiếng Việt lơ lớ, dù rất mong gặp người nói đuợc tiếng Anh để hỏi han và đuợc hướng dẩn đến những địa danh nằm lòng trong chiến tranh. Hằng ngày, sau bửa lót lòng với mất củ khoai Mì mới luộc, từ trong ngỏ hẹp xóm Chùa, Nhượng đẩy xe ra đuờng Độc lập cũ ngoài hướng biển. Nhượng thả rong thật chậm trước khách sạn Hoàng Yến, mắt nhìn vào bên trong vườn hoa kiểng, theo dỏi đám khách ngọai quốc đang kéo nhau ra phố. Nhượng tính toán khoảng cách về thời gian rối quay đầu xe ngược lại ở khoảng trống, giửa bờ cây cách chia một nửa đuờng dọc theo bờ biển. Nhượng rà chiếc xích lô theo đám du khách, lên tiếng hỏi bằng Anh ngữ :
-Want to see the Champa temple ?
Mấy du khách ngoái cổ nhìn lại Nhượng như không hiểu gì. Nhượng cứ tĩnh bơ nhắc lại câu chào mời vừa rồi. Chợt trong đám đông, một người Mỹ cao lớn, để râu quai nón, đưa tay ngoắc Nhượng lại gần. Ông ta hỏi bằng giọng Mỹ nuốt chử khó nghe :
-Mày nói đuợc tiếng Anh?
Mừng quá Nhượng gật đầu, miệng nói Ya ! Ya ! liên hồi.

cyclo_forgin-large-contentChiếc xích lô ngừng hẳn lại bên vệ đuờng. Người Mỹ này thản nhiên buớc lên xe nhanh gọn. Nhượng suýt té nhào vì sức nặng trước làm chổng cả bánh xe sau lên khỏi mặt đất. Như trúng số , Nhượng đón đuợc khách sộp mừng rơn, thong thả đạp xe dọc theo đuờng ven biển. Chạy cả một đoạn đuờng gần đến Hải Dương Học Viện, ở Cầu Đá, Nhượng cũng chẳng nghe người khách Mỹ bảo đi đâu. Trong đầu, Nhượng cố sắp xếp lại vốn Anh ngữ học từ hồi còn trong trường Võ Bị Đà Lạt năm 72, rồi hắng giọng lên tiếng hỏi : “Ông muốn đi đâu” Mải một lúc sau, người Mỹ mới thò tay mặt ra chỉ bên lề đuờng, ra hiệu cho Nhuợng ngừng xe. Người khách Mỹ bước gọn xuống xe, có vẻ rất thành thạo. Chiếc máy ảnh còn đong đưa trước ngực. Hắn đứng sát mặt Nhượng, người hơi khom xuống, mắt nhìn chòng chọc vào mắt Nhượng. Hắn chậm rải hỏi bằng tiếng Anh rỏ ràng : “ Mày nói đuợc tiếng Anh” Nhượng tự tin đáp :” Vâng , vâng. Tôi học Anh ngữ đã lâu. “ Người khách Mỹ thản nhiên như không để ý gì đến câu trả lời của Nhượng. Hắn từ từ rút ra tứ túi áo một bức ảnh màu đã củ mèm, rồi đưa ra trước mắt Nhượng, ngón tay chỉ trỏ vào tấm hình người đàn bà Việt Nam, nói chầm chậm “ Tôi muốn kiếm người đàn bà này. Vợ tôi.” Hắn nói thêm bằng tiếng Việt lơ lớ :” Vợ tôi” Nhượng hơi bối rối nhưng vội nhanh nhẹn gật đầu ra vẻ hiểu. Không chờ Nhượng trả lời, người khách Mỹ nói tiếp sau khi lật phía sau tấm hình chỉ mấy hành chử với nét viết tay của người Việt – “Đây là tên và địa chỉ của nàng” Hắn vội nói thêm :”Tất nhiên là địa chỉ trước năm 1975”. Rồi đột nhiên, hắn đổi giọng hỏi :” Trước năm 75 mày làm gì?” Nhượng không suy nghĩ, đáp ngay :” Đi lính Việt Nam Cọng Hòa” Người Mỹ hỏi lại :” ARVN ?” Nhượng đáp :” Đúng, đúng. Ranger !” Người khách Mỹ đưa bàn tay to lớn, đầy lông ra bắt tay Nhượng :” Biệt Động Quân hả. Tao ở Lực Lượng Đặc Biệt. Mày biết chớ?” Nhượng vui vẻ gật đầu :” Special Forces” Nhượng vói tay cầm tấm ảnh đọc kỹ tên và địa chỉ sau lưng :” Ngô Thị Yến, Hẻm Cây Đa, xóm Chùa, Nha Trang.” Nhượng ồ lên một tiếng, nói :”Tôi cũng ở Xóm Chùa này” Người Mỹ nhhắc lại :” chùa Pagoda. Đúng rồi. Nhượng vội chỉ tay người Mỹ lên xe trở loại, xong đẩy càng xe vài bước lấy trớn rồi nhảy thót lên yên. Nhượng nói than mật bằng câu tiếng Anh đã chuẩn bị trước :” Tôi sẽ đưa ông đến tìm ở địa chỉ này trước.” Nhượng thầm nghĩ bửa nay khỏe rồi. Chỉ một mối thôi cũng đủ tiền chợ. Khỏi phải chạy đôn chạy đáo suốt ngày. Người khách Mỹ có vẻ thoải mái, dựa hẳn lưng xuống nệm ghế, vắt một chân lên, quay nhìn hai bên phố như tìm người quen cũ trên đuờng. Chỉ độ 15 phút sau, Nhượng đã đạp xe trở về xóm nhà mình ở, qua Nhà Ga Xe Lửa. Không mấy khó khăn Nhượng tìm được ngay địa chỉ của người khách.Từ đâu, nhóm trẻ con lưng trần, quần đùi đổ xô chạy ra theo hai bên hông chiếc xe xích lô, nói lao chao :” Ô Kê ! Năm Bờ oăn ! Mỹ OK! “.

Từ căn nhà xây gạch, lọt thỏm vào giửa hai khu nhà vách ván lụp xụp, cả đám người già, trẻ, đàn bà, con nít ùa ra, vừa đi vừa chỉ trỏ. MỘt người đàn bà hom hem, đứng tuổi nói giọng Bắc bước tới ra vẻ rành mạch cho biết chủ “Căn hộ” đã vượt biên từ năm 79, tài sản đã bị “Chính quyền nhân dân “địa phương tịch thu và cho “Công nhân viên nhà nuớc “tạm trú. Người Mỹ lộ vẻ thất vọng khi nghe Nhuợng phiên dịch lại. Nhượng hỏi thêm có ai biết thân nhân của chủ nhà ở đâu. Có người bảo họ đã dọn về Sài Gòn rồi. Không ai biết địa chỉ. Nhượng thấy thương hại người cựu chiến binh LLĐB Mỹ. Khi đẩy xe ra đuờng cái, Nhượng hỏi :”Bây giờ ông muốn đi đâu ?” Người khách Mỹ trầm ngâm một lúc rồi nhìn Nhượng chăm chăm, nói chậm rải :” Tao biết mày là Sĩ quan ARVN đúng không?” Ông ta gật đầu nói tiếp:” Tao không nghĩ lính có trình độ Anh ngữ như mày” Nhượng chưa biết nói sau chỉ gật đầu. Người khách Mỹ bảo:” Thôi, mày đưa tao về lại khách sạn Hải Yến. Ngày mai hẹn mày chổ cũ. OK? “ Nhượng có tất cả sáu anh em trai. Người anh lớn nhất gia nhập khóa 23 Võ Bị Đà Lạt. Người anh thứ nhì vào học khóa 25. Cả hai đều đã tốt nghiệp và mang lon Trung Uý trước ngày 30 tháng 4 năm 75. Nhượng là em áp út cũng theo học khóa 29 và đã đuợc nhà trường cho mãn khóa sau ngày di tản từ Đà Lạt về Long Thành hồi tháng 3 năm 75. Người anh lớn ra Trường đi Biệt Động Quân nhưng được gọi về trường Anh ngữ Quân Đội để chuẩn bị du học Hoa Kỳ theo kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh.Người anh kế về Pháo Binh sau ngày mãn khóa. Trong cơn khủng hoảng và dao động, sau ngày Trường Võ Bị Quốc Gia di tản khỏi Đà Lạt, Nhượng đón xe đò đi Vũng Tàu tìm gặp người anh bạn Dì, đang chỉ huy Tiểu Đoàn 4 Thuỷ Quân Lục Chiến vừa từ Quãng Trị rút về. Nhượng hy vọng người anh họ giúp tìm một quyết định cho hướng đi vào buổi hỗn loạn nhiểu nhương sau ngày Miền Nam mất đến tận Nha Trang. Lòng Nhượng cũng quay quắt không biết số phận của cha mẹ và đứa em út ra sao ở Nha Trang. Từ hậu cứ của TĐ4 TQLC ở Vũng Tàu, Nhượng đuợc mấy người lính đưa ra Bải Dâu ở chân Núi Lớn để gặp người anh họ trấn đóng. Hồi còn bé ở Nha Trang, Nhượng chỉ gặp anh Tuyền đôi lần trước ngày anh ấy vào Trường Võ Bị. Nhượng chỉ nghe gia đình nói nhiều v ề anh nhưng chẳng có dịp gặp lại.Có khi Nhượng thấy hình chụp anh ấy mặc quân phục ngụy trang rằn ri. Anh Tuyền tiếp Nhượng ngay tại Bộ Chỉ Huy dã chiến bên lưng núi, trong khu Nhà Thờ, nhìn ra biển.Nhượng không khỏi xúc động khi nhìn thấy dáng dấp phong trần và khuôn mặt dày dạn gió sương của anh Tuyền, với ánh mắt thân tình của người anh. Anh đã thẳng thắn cho biết tình hình nguy ngập của Quân Đội và của cà Miền Nam sau cuộc di tản khốc liệt trên Quốc Lộ 7 và Đà Nẵng. Anh khuyên Nhượng đừng tình nguyện về TQLC vì như anh ấy nói :”Chúng ta hết thời rồi” Nhượng buồn bả từ giả anh lên xe quay về Long Thành, long đầy bi phẫn.

Đến ngày 30 tháng 4 , khi đang chờ lệnh bổ nhiệm ở Biệt Khu Thủ Đô tại Sài Gòn, Nhượng thay bỏ quân phục mặc quần áo thường dân, long đau xót len lỏi tìm nghười anh lớn , trong khu Hòa Hưng. May mắn sao cả ba anh em đều gặp lại nhau, vừa nừng vừ tủi trước thân phận và vận mệnh của đất nước.Sau khi bàn thảo tới lui, ba an hem quyết định lên xe lửa về Nha Trang tìm thăm cha mẹ và mất an hem còn lại. Chuyến trở về không mấy khó khăn và vất vả. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm phân ly vì chinh chiến, nay cả gia đình sáu anh em đoàn tụ trong căn n hà nhỏ ở xóm Phuờng Chài. Cha của Nhượng lộ vẻ buồn chán đi ra đi vào , miệng ngậm tăm. Chỉ có mẹ của Nhượng vui tươi ra mặt. Bà lăng xăng thu vénn chổ ngủ và lo ăn uống tươm tất cho cả sáu đứa con trai đã vào tuổi trưởng thành, nay bị sa cơ thất thế. Niềm hạnh phúc đơn sơ ấy chỉ đuợc một ngày. Hôm sau, từ tờ mờ sáng, bọn “Cách mạng 30 tháng 4” dẩn bộ đội đến kêu cửa nhà Nhượng. Chúng bảo “Nhà nước và Đảng” sẽ có chính sách với “Ngụy quân”, ám chỉ mấy anh em Nhượng và khuyến cáo các anh em Nhượng không nên có hành động “Phản động nhân dân và chính quyền”. Ngay sau đó , người anh lớn quyết định trốn vài Sài Gòn. Người anh kế tìm về nhà người yêu ở Sông Pha, Phan Rang lánh nạn. Nhượng muốn ở lại sống chết với cha mẹ. Nhượng muốn nổi điên khi nghe trên loa phát thanh từ trụ sở Phường gọi anh em Nhượng Quân Ngụy. Ngụy thế nào đuợc khi Nhượng đã đuợc đào tạo trong một Quân trường lớn nhất vùng Đông Nam Á, với kỹ cương và nền nếp chính quy, cùng với chương trình Đại học Khoa học 4 năm. Ngụy quân mới chính là bọn lính Miền Bắc với áo quần trận màu ô liu Tàu Cộng, xốc xếch với dép râu và nón cối kệch cởm. Chúng đứng từng bọn ngớ ngẩn ở cá góc đuờng với các khẩu AK và CKC của Nga Tàu còn mới nguyên màu sơn. Làm sao quân đội ấy có thể đóng vai kẻ chiến thắng, với dáng vẻ ngờ nghệch và lung túng lại hạnh họe quê mùa, dốt nát. Tâm tư Nhượng đau đớn, chua xót từng giờ từng phút.Những ngày còn trong Trường Võ Bị, Nhượng rất kỳ vọng ở các niên trưởng của mình.Nhượng nghe nhiều chuyện kể về phong thái chỉ huy và chiến đấu của họ như những kỳ tích. Họ chính là lớp người lớn lên trong chế độ Việt Nam Cọng Hòa đầu tiên của đất nước., với tinh thần quốc gia dân tộc mãnh liệt và trình độ năng lực đa hiệu. Họ sẽ tạo dựng một Quân Đội hùng mạnh, tiến bộ và dũng trí song toàn. Tất cả bổng chốc đểu sụp đỗ.Bao nhiêu mộng tưởng Nhượng ấp ủ từ ngày đuợc mang An- pha nay tiêu tan thành mây khói. Bọn Việt Cộng càng lúc càng ra mặt bắt bớ, đàn áp. Nhượng bỏ chạy về làng Lư Cấm, phía bên kia Tháp Chàm, của Bà Ngoại Nhượng. Nhưng mổi ngày phải đối diện với việc tìm sinh kế, Nhượng chấp nhận làm mọi việc, không những tránh gánh nặng mà còn giúp gia đình, trong tương lai u tối.Một tuần lễ sau, quá nửa khuya, Công An VC với súng ống rình rang vây quanh nhà Bà Ngoại .Chúng bắt Nhượng trói ké hai tay rồi dẩn giải qua Đồn.Nhượng bị kết tội chống lệnh Tập Trung Cải Tạo và bị chuyển lên Trại tù Khánh Dương. Khi đuợc thả về, Nhượng tìm về nhà cha mẹ và xoay sở tìm cách tự nuôi than, dưới những cặp mắt cú vọ của tên Công An Khu Vực ngày đêm rình mò. Sau cùng , Nhượng mướn chiếc xe đạp chạy quanh qua ngày. Tình thế dưới mắt Nhượng có vẻ không thể đão ngược. Việt Cộng ngày càng hung bạo dã man, lộ nguyên hình Cộng sản vô nhân tính. Từ đó, vô hình chung, trong xã hội của chúng đã hình thành một giai cấp toàn quyền thống trị với bọn ăn bám đè lên từng lớp dân nghèo chạy kiếm ăn từng bửa. Việt Cộng chủ trương nuôi dưởng căm thù hầu gây chia rẻ trong từng gia đình, từng xã hội dân chúng và thẳng tay bắt bớ giam cầm những người chống đối, tàn tệ hơn cả bọn Thực dân Pháp khi cai trị.

Từ sau năm 79, tin tức từ bên ngoài và những trợ giúp của các anh em Võ Bị thoát ra ngoại quốc đã giúp cho Nhượng thêm phấn chấn. Tự dưng long Nhượng rối lên niềm phấn khởi. Nhượng chồm người nhấn bàn đạp chiếc xích xe_cyclo-large-contentlô lao nhanh trên mặt lộ đầy người đi bộ. Nhượng cúi người nói lớn với người khách Mỹ :” Tối nay, tôi sẽ dọ hỏi thêm tin tức về vợ của ông” Người cựu chiến binh ngoảnh đầu lại [phía sau, nói:” Tôi cần thêm tin tức về bà ấy.Có thể tôi sẽ sang tìm ở các Trại Tỵ Nạn.” Nhượng nhoẻn miệng cười, gật đầu đáp lại.Chắc không khó gì. Trong xóm mình ở thế nào cũng có ngưới từng qua lại với gia đình ấy. Có thể họ còn có bà con còn ở Nha Trang. Người khách Mỹ chợt quay lại hỏi lớn :” Anh bị tù mấy năm?” Nhượng vừa trả lời vừa ra dầu ngón tay:” Ba Năm” ” Chắc anh là Thiếu Uý?” Nhượng miển cuỡng gật đầu khi chạnh nghĩ đến thân phận của mình hiện tại. Nhượng chua xót nhớ tới cấp hiệu Thiếu Uý dạng cánh Hoa Mai Vàng nở rộ còn dấu trong vàch kín sau nhà. Nhượng kéo thắng xích lô dừng lại, dưới gốc cây Dừa ven biển, cách khách sạn một khoảng xa để tránh tai mắt của Công an. Nhương nói như giải thích cho người khách:” Tôi muốn tránh rắc rối cho ông. Ông vui lòng đi bộ một đoạn. Ngày mai tôi sẽ trở lại lúc 9 giờ sáng” Người khách Mỹ cựu chiến binh vui vẻ nhảy xuống xe. Ông ta móc một nấm tiền trong túi, chồm tới dúi vào tay của Nhượng. Nhượng liếc thấy màu lá xanh của đồng Đô la Mỹ. Người khách Mỹ vổ vổ lên vai Nhượng, nói than mật :” Gặp anh sang mai. OK, chiến hữu.” Nhượng nghe rõ ông ta gọi mình là chiến hữu. Đúng rồi chiến hữu. Nhượng ngồi thẳng người trên xe, vừa đưa mắt đếm số tiền Đô trên tay vừa nhìn theo người khách Mỹ. Ông ta cắm cúi đi về hướng Khách sạn, không nhìn lại. Nhượng đếm được bốn tờ giấy Năm Đô. Lòng vui như mở cờ. Nhượng quyết định về nhà , không chạy thêm cuốc nào nửa. Tính ra hơn hai trăm ngàn “Già Hồ” rồi.Còn hơn lương một tháng của thằng Việt Cộng Giám đốc Công ty Hải Sản.

Chiếc xích lô đạp vừa rẻ vào đầu hẻm phố.Nhượng đã thấy thấp thoáng Áo vàng Công An.Nhượng bình tĩnh đẩy xe vào hiên nhà. Tên Công An Khu vực từ trong bước ra lớn tiếng : “ Phường mời anh lên Trụ sở làm việc” . Nhượng than thầm”Lại làm việc” Không biết chuyện gì nửa đây.Không rỏ từ đâu, hai tên Công an cầm khẩu AK đến kèm ngay sau lưng Nhượng. Quái có gì mà tụi nó “Khẩn truơng” như vậy. Không lẻ do chuyện Nhượng chở người khách Mỹ vào xóm.Xung quanh, hang xóm và trẻ con đứng lấp ló nhìn sau các khung cửa.Nhượng cứ bình thản rảo bước về phía trụ sở “Ủy Ban Nhân Dân Phường”, nín lặng với linh cảm bất trắc đang vờn bóng quanh chàng. Chợt mẹ của Nhượng chạy ào ra khóc kêu gào nhưng bị Công an chặn đuổi vào nhà. Lòng dạ Nhượng xót xa trăm mối.Bên nửa căn nhà dành cho bọn Công an Phường, Nhượng chưa kịp đặt mông ngồi xuống ghế, hai tên Áo Vàng đã áp tới bẻ quặt tay Nhượng ra sau lưng, rồi dung dây trói ké lại. Vừa lúc tên Công An chỉ huy bước vào, vừa đưa hai tay lục soát lên người Nhượng , vừa gằn lên giọng Nghệ Tĩnh đặc sệt :” Ngụy quân phản động. Mày đã không ăn năn hối cải theo chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước mà còn liên hệ móc ngoặc với Sịa Mỹ.” Nhượng giật bắn người, cải lại :” Làm gì có CIA. Tôi đưa khách đi tìm than nhân thôi.Tôi không làm gì cả” Vừa lúc trên Thiếu Uý Nghệ Tĩnh móc bốn tờ giấy 5 Đô la trong túi Nhượng đưa ra trước mặt., giọng trọ trẹ hăm dọa :” Đây này, mày còn chối. Một cuốc xe với từng này tiền Đô hở ?” Nhượng sửng người không biết nói gì hơn. Tên Thiếu uý cằm nắm tiền đi vòng trở ra bàn giấy rồi hất hàm ra hiệu cho hai tên Công an võ trang:” Các đồng chí giải nó xuống phòng giam.Tôi sẽ làm việc sau” Lòng Nhượng bàng hoàng như trải qua cơn ác mộng Tương lai đã tăm tối càng tăm tối. Dự định trao món quà bất ngờ cho mẹ nay đã tan biến. Nửa đêm về sang hôm ấy, bọn Công an đã giải Nhượng lên xe Molotova bít bùng hướng lên vùng núi Khánh Duơng. Tang vật gồm 4 tờ giấy Đô La đã được giữ lại trụ sở Công An Phường Sài, Nha Trang.

Sáng nay, người khàch Mỹ của Nhượng tên Jon Savant dậy thật sớm vì mất ngủ do thay đổi múi giờ.Từ căn phòng mặt biển, trên tầng nhì của Khách sạn Hải Yến, nhìn mông lung ra hang dừa đong đưa trước gió thổi vào từ Biển Đông.Những cánh lá dừa xanh mướt uốn éo, vung vẩt như múa may theo âm điệu trầm buồn của sóng biển. Thoáng thoáng dưới rặng cây Dương liễu, trong quán Cà Phê “Màu Hồng”, phía bên kia đường lộ, mấy cô tiếp viên trong bộ đồng phục đen trắng lăng xăng tới lui. Jon chạnh nghĩ mới tới Yến, người vợ thất lạc vào cuối tháng Tư năm 1975. Ở Sài Gòn khi nghe tin Nha Trang mất vào tay Việt Cộng, Yến đã vội vả quay về tìm mẹ và các em còn bị kẹt lại ở đấy. Cha Yến đã chết trong cuộc chiến khi Yến lên 12 tuổi. Từ Thái Lan vội vả trở về Sài Gòn, trên chuyến bay quân sự khẩn cấp, đến căn nhà trọ Jon chỉ thấy mẩu giấy của vợ để lại với mấy giòng chử Anh vắn tắt. Jon đã gặp Yến tại Nha Trang khi được bổ nhiệm về Phái bộ Cố Vấn Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam sau gần nửa nhiệm kỳ một năm. Yến làm chiêu đải trong căn cứ Quân sự Mỹ tại Nha Trang. Jon đã phải lòng ngay khi mới gặp Yến.Người đàn bà trẻ Việt Nam này chỉ nghĩ đến sinh kế để nuôi mẹ và mấy em nhỏ. Jon lân la làm quen và cuối cùng xin cưới Yến làm vợ với lời hứa sẽ đùm bọc cả gia đình của Yến. Khi đuợc lệnh chuyển về Sài Gòn, Jon mang Yến theo làm thủ tục giấy tờ và không quên trợ cấp cho mẹ Yến một số tiền dành dụm lớn.

Sau chiến tranh kết thúc, Jon đành lặng lẻ trở về Hoa Kỳ sau khi tìm mọi cách gặp lại Yến nhưng vô vọng.Taị Mỹ Jon nhờ GI Bills đi học lại và tìm đuợc việc làm vững chắc.Cuối cùng Jon gặp lại người bạn gái cũ thời Trung học và kết hôn với nàng, ở Tiểu Bang Nevada.Jon có một đứa con. Chỉ vài năm sau ngày lập gia đình tâm trạng của Jon bổng rơi vào cơn khủng hoảng kéo dài. Ác mộng về cuộc chiến Việt Nam đến với Jon hàng đêm.Thêm sức ép công ăn việc làm, Jon hằng đêm nằm thấy những trận phục kích đẫm máu trong rừng và những xác chết còn mở trợm trừng đôi mắt, nằm co quắp bên bờ suối trên Đuờng Mòn HCM của quân CS Bắc Việt. Jon tìm lãng quên trong ly rượu cho đến luíc không còn đầu óc đâu để làm việc nửa. Hội chứng chiến tranh. Vợ chồng Jon đi đến lúc cải vả nhau.Có khi đưa đến xô xát. Vợ Jon đâm đơn ly dị và dành quyền giử con. Jon không thể quên mình đã có người vợ Việt nam tên Yến. Qua liên lạc với các chiến hưũ cũ, qua tổ chức Tìm Kiếm Chiến Binh Mỹ Thất Lạc, Jon tìm về lại Việt Nam.Jon tìm mọi cách để gặp lại người vợ cũ.Jon hy vọng người lính cũ Miền Nam chạy xe xích lô sẽ tìm ra tung tích của Yến, hoặc ít nhất là thân nhân của nàng còn ở quanh Nha Trang. Nghĩ đến anh chàng đạp xích lô gốc lính Cộng Hòa cũ, Jon thấy long dâng dâng lên niềm vui. Jon tự thỏa mãn đã hậu hỉnh gởi trả tiền cuốc xích lô ấy. Đám lính của Jon qua tham chiến ở Việt Nam chỉ một hay vài nhiệm kỳ một năm, về lại Hoa Kỳ đã tơi tả từ than xác đến tinh thần, còn đuợc chính phủ chăm sóc, lo lắng giúp đở làm lại cuộc đời. Còn mấy người lính Việt Nam Cọng Hoà ở Miền Nam này chịu mất tất cả, rồi còn phải chịu cảnh tù đầy khổ nhục, trong các trại Cải Tạo CS nơi rừng sâu núi thẩm. Nét mặt Jon Savant trở nên rạng rở khi nghĩ sang nay thế nào cũng có manh mối về người vợ tên Yến khi gặp lại chàng đạp xích lô. Jon vội cả rời phòng ăn của Khách sạn, rảo bước ra phía bờ biển còn vắng bóng người. Jon đã thủ sẳn tờ giấy 50 Đô la để biếu tặng người chiến hữu cũ.

Đuờng dọc bờ biển, sang nay vắng hơn hôm qua. Vài chiếc xíxh lô thả rong trên mặt đường. Jon đứng tựa lưng vào bờ thành hang rào, dỏi mắt nhìn lên nhìn xuống suốt đoạn đuờng thẳng hai chiều lưu thông, dọc bờ biển dào dạt cơn song nhẹ. Độ gần một tiếng đồng hồ quay quắt chờ đợi vẩn không thấy bóng dáng chiếc xích lô và người lính cũ hôm qua. Jon sốt ruột đi tới đi lui trên bờ đường , thầm nghĩ người Việt có tật hẹn giờ cao su trể hẹn.Hay đêm qua chàng ta sẳn tiền nhậu say quá nên ngủ quên. Đám lính ARVN này chỉ nhậu Ba Xi Đế. Có lần hồi xưa, Jon nếm thử một ngợp đã muốn té bật ngửa. Mải đến trưa, Jon Savant buồn tình bỏ ra ngồi bệt xuống bải cát trắng trên bờ biển, nhìn ra ngọn núi Hòn Yến chập chờn trên sóng đại dương xanh thẩm, lòng thầm trách người lính Đồng Minh cũ đã không giữ lời hứa.

tnt_h2-large-content

· Trích từ Tập Truyện Ngắn “ Vết Thương Việt Nam” của Trần Ngọc Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn