Lưng chừng đồi.

30 Tháng Tám 20201:10 CH(Xem: 2819)

Lưng chừng đồi.
Trần Ngọc Toàn 

Sáu tháng T  nằm Quân y viện Vũng tàu, lai rai cũng có vài em ra thăm. Ở Đà Lạt, ông cha cám cảnh cô mặc đồ tang đến nhà, đã nhờ người đánh tiếng động hỏi. Nhưng bà mẹ bảo T ở TQLC nguy hiểm nên không thuận ý. Về sau mới biết cha của cô L. đã tập kết ra Bắc lúc còn ở Phan Thiết. Mẹ phải đưa 4 con về Đà Lạt. Rồi thời gian trôi qua. T vẩn lăn lộn trong Thuỷ Quân Lục Chiến. Sáu năm sau,cô L. gặp một Thiếu Uý động viên dạy học ở trường Võ Bị Đà Lạt.Trung tuần tháng 4 năm 75, Trường Võ Bị đi tản về Long Thành. Cô L ở lại Đà Lạt với chồng hy vọng gặp lại cha, sau bao năm xa cách. 30 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Minh kêu gọi buông súng. Tháng 6 từ ngoài Bắc cha L về Đà Lạt, với vợ người Bắc và mấy con. Mẹ L chưng hửng đau xót. Nhớ đứa con trai duy nhất bỏ học đi lính Hải Quân chạy thoát sang Florida không biết bây giờ ra sao. Cha con mổi người một nẻo. Bà quay quắt cùng con gái lớn tiếp tục ra chợ buôn bán. Chồng của L được miễn học tập cải tạo nhưng vô công rỗi nghề. Nghe tin tức bên ngoài, hai vợ chồng lấy cớ đi thăm bên nhà chồng. Họ gặp mối vượt biên luôn. Trong khi cô bạn học thân từ nhỏ chạy thoát năm 75 đã yên bề bên Mỹ. Vợ chồng hai người này bảo lãnh  khi hay tin họ tới đảo. Thế là đôi bạn xưa lâu năm gặp lại nhau trên đất Mỹ. Trong khi ấy, người Sĩ Quan TQLC tên T bị rả ngũ, rồi bị đày ải ra tận vùng biên giới Việt Hoa năm 1976. Mổi ngày trong tù chỉ có khoai sắn, bo bo và nước muối. Lên núi phá rừng chặt Giang Nứa, đói từ ngày này qua tháng nọ. Bao nhiêu dự trữ trong người bị tiêu hao. Sốt rét hủy hoại. Một năm sau được viết thư gởi về nhà dưới sự kiểm duyệt. Tự coi như mình đã chết. Trong lá thư ngắn khuyên vợ đưa hai con đi kinh tế mới với bà chị đã sang Mỹ năm 69. Chàng một lần bị Bộ Đội đánh báng súng ngất xỉu. Một lần bị sốt rét không chửa trị tưởng chết. Chuyển trại liên tục dù chỉ còn bộ xương. Khi CS muốn gia nhập Liên Hiệp Quốc bị chất vấn về tù cải tạo và hứa sẽ giải quyết. Không ngờ cuối năm 1978 Trại lên lớp kết án Trung Cộng. Sang đầu năm 79 lệnh đi chuyển trại. Đám tù đói rách phải lê chân đi 20 cây số về Yên Bái bên kia sông Hồng. Chỉ có Trại Phong Quang không chạy kịp vội rút bỏ lại tù. Được biết quân Tàu bắt đem về trao lại cho Mỹ ở Hồng Kông. Trong khi, đám tù Yên Bái cho qua Phà, lên chuyến tàu lửa chở hàng với cửa đóng kín chạy về Hà Tĩnh, sau một đêm ngủ trong toa tại Ga Hàng Cỏ tối thui. Nhờ Tàu đánh nếu không ở lại sẽ từ từ chết sạch. Đoàn tàu dừng tại Ga Hà tĩnh. Tất cả dồn lên xe bộ đội chạy về hướng núi, qua nhiều hố bom B 52. Nơi tiếp nhận là Trung tâm cải tạo số 3 Tân Kỳ Nghệ Tĩnh do Công An quản lý. Tất cả bị nhốt chung với tù Hình sự. Đến năm 1981, được lùa lên xe độ 500 người chuyển ra Ga Nghệ Tĩnh, rồi chạy về Nam. Từ Ga Huế dân chúng biết tin ném kẹo bánh tua tủa lên toa  xe tù, trước sự ngỡ ngàng của CA. Nhanh trí viết vội hai lá thư gởi gia đình. Một Đà Lạt một Sàigòn. Cả hai lá thư đều nhận được. Dân còn thương lính Cộng hoà.

Về đến Trại Hàm Tân Z 30C đến năm 1984. Nhờ gia đình bắt mối đút lót T được ra tù tháng 3 năm 84. Giấy ra trại buộc phải về Đà Lạt do gia đình đã vượt biên sang Mỹ năm 1978. Về Sàigòn một tuần lễ, T lên xe đò quen đi Đà Lạt.

Thành phố núi bây giờ hoang vắng tiêu điều. Xe ngựa lên ngôi. Người từ đâu xa lạ mới đến nói giọng Bắc nặng trịch. Ông cha cầm giấy ra trại của T là sang đồn Công An bên Ga xe lửa. Mang theo ít tiền, nhờ con gái du học bên Pháp gởi về. Nhờ đút lót ông lấy được chứng nhận CA cho trở về Sàigòn.

Trong khi T lân la ra phố nhìn lại nơi sinh ra hoặc tìm bạn bè. Qua đầu dốc Duy Tân chợt thấy cô em gái của L đang lay  hoay bên gánh bán hàng, trong ngỏ hẻm lên dốc Hoà Bình, với bà già ốm o. Thấy T bước qua cô Trúc vui mừng nói: Sao anh ốm quá vậy.
T cúi đầu Chào bác rồi kéo Trúc sang một bên hỏi:
Chị L đâu rồi.
Chị vượt biên với chồng qua Mỹ năm 78.

Có liên lạc không.
Chỉ có một lá thơ hồi 79 đến nay rồi thôi.
Không gởi tiền về sao mẹ phải bán hàng.
Biệt luôn. 
Không hiểu tại sao. Còn anh?
Mới ra tù.
Anh ốm quá nhưng trông còn khỏe.
T phải ăn một tô mì Quảng để trò chuyện thêm. Về sau Trúc kết hôn với một CA ở Đà Lạt.


T trở về Sàigòn một tháng sau, gặp may có người giúp vượt biên ngày 1 tháng 5 năm 84 tại Tân Thuận Sài Gòn. Đúng là hết đại hạn tù tội. Đặt chân lên đất Mỹ với vốn liếng Anh văn du học bị lọt chọt, sau gần 9 năm tẩy não tù đày thui chột. Tất cả bắt lại từ đầu bằng sức lao động ngoài 40 tuổi, trên vùng đất lạnh Virginia. T theo bạn sơn nhà rồi quét dọn rác, trải qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Gia nhập tổ chức Võ Bị và Thuỷ Quân Lục Chiến. Dần dần vết thương chiến tranh và tù tội nguôi ngoai, sau gần một nửa đời người trên xứ Mỹ, với nhiều chuyến đi quanh Hoa Kỳ tự do sung túc.


Khi làm việc được hơn 20 năm T xin về hưu, với trợ cấp xã hội và tiền thưởng công ty. Do vết thương ở chân bị đau nhức ở xứ lạnh T chuyển về ở Houston Texas.


Sau một thời gian sinh hoạt với cộng  đồng người Việt địa phương. Gặp lại cô L nay đã có một con trai tốt nghiệp Đại học lảm việc xa. Nàng bây giờ cắt tóc ngắn. Vẩn xinh đẹp. Hỏi về chuyện mẹ L, chỉ cho biết bà đã mất.

Tại sao không thư từ giúp mẹ. L làm thinh, đánh trống lảng. T nghĩ cô này còn tệ hơn CS. May mà mình không dính với nàng khi xưa.

Trần Ngọc Toàn 2020


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn