Montréal, Hội Mùa Thu

06 Tháng Chín 20165:57 CH(Xem: 3452)

Montréal,  Hội  Mùa  Thu 
 

     DSC08282       DSC08277 
 
Hàng năm vào đầu tháng 9, khi cái nắng hực của mùa hè ngắn ngủi  Xứ lạnh tình nồng Canada mau chóng nhường bầu trời xanh trong vắt, cả những hàng cây còn rực tươi mầu lá và muôn hoa vẫn đang tưng bừng sắc thắm, cho buổi mai bỗng chợt gờn gợn cơn gió thoảng, lẫn trong tiếng trẻ nhỏ thánh thót đùa vui, tung tăng chân sáo trên hè phố tới trường.. Thì cũng là lúc nhiều người phải nghĩ đến nào những áo ấm, mũ len, khăn choàng.. cho mùa thu -đang thong thả và dịu nhẹ trở về, để ngày càng thêm tô điểm nét thơ mộng cho bầu trời ..vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.. miền đông Bắc Mỹ, vốn nổi danh vương vấn đẹp với đồi rộng núi cao tưng bừng bao rừng phong chuyển mầu lá. Theo những  ..Bốn mùa như gió, Bốn mùa như mây.. Bốn mùa thay lá, thay hoa thay mãi đời ta..

DSC08263       DSC08267       DSC08279
 
Vườn bách thảo thành phố Montréal hàng năm vẫn tổ chức cuộc lễ hội đón tiết thu về, qua nhiều chủ đề phong phú. Hội mùa thu năm nay ngoài việc đề cao nét đẹp huyền ảo của những chiếc lồng đèn từ dản dị đến lộng lẫy, mà từ ngàn xưa lịch sử đã soi sáng những đêm đen Trung Quốc, để cùng nhau trải qua biết bao thời đại, từ ban sơ sang phong kiến, từ chông chênh hỗn loạn thế sự đến buổi tân tiến cường quốc hàng đầu thế giới hiện đại.  Những chiếc lồng đèn mong manh bằng khung nẹp tre, bọc lụa hay giấy bồi tỏa ánh sáng lung linh, mà các kiểu dạng cũ vẫn luôn được ân cần gìn giữ, để ngày nay thường được dùng nơi đền chùa, tháp cổ, phố chợ.. luôn là một biểu tượng truyền thống đậm nét duyên xưa của Trung Hoa qua nhiều thiên niên kỷ.

DSC08350      DSC08310      DSC08331

Sau gần một năm cộng tác với thành phố Shanghai, cộng đồng người Trung Hoa tại Montréal lãnh nhiệm vụ tô điểm một khuôn viên trong Vườn bách thảo với nhiều cảnh trí của Cổ Cấm Thành, muông thú, hoa lá, hình nhân.. -mà đa phần công trình được thực hiện trên Trung Quốc, để mang qua lắp ráp, dàn dựng bên những lùm cây, bụi cỏ, cho phản chiếu ánh  lung linh trên mặt nước, giữa hồ.. Thật rất xinh tươi qua muôn vạn sắc mầu, lấp lánh nét rực rỡ dưới trời đêm buổi chớm thu trên xứ lạnh.

DSC08334   DSC08315   DSC08276

Cuộc triển lãm The Magic of Chinese Lanterns  hay  Gardens of Light Lantern Festivalthường kéo dài gần 2 tháng -mà tưng bừng thu hút khách thưởng ngoạn nhất vào dịp lễ trung thu, rằm tháng 8 tròn trăng.  Lễ hội mùa thu năm nay đặc biệt mang tên  The Son of Heaven, The last Chinese Emperor, nhằm tưởng nhớ vị thiên tử thứ 12  Pu-Yi /Phổ Nghi1906-1967, hoàng đế cuối cùng của Nhà Đại Thanh /Qing dynasty.
 
 DSC08302      DSC08290      DSC08326
 
Hoàng đế Phổ Nghi thuở nhỏ thích đạp chiếc xe tặng từ các nhà ngoại giao, hay dạo chơi trong cổ thành với các thái giám phục dịch -với số đông đến trên 3000 người.

           DSC08284         DSC08296         DSC08301

Hoàng đế  Pu-Yi /Phổ Nghi và hoàng hậu Wanrong /Uyển Dung -ngày cưới, che mặt với tấm voan đỏ theo truyền thống cô dâu Trung Hoa.  Và trong cuộc sống thường ngày giữa Cấm Thành.

* Phổ Nghi, 1906-1967 là vị hoàng đế.. vất vả nhất hoàng triều Nhà Đại Thanh, do phải chịu đựng biết bao thăng trầm của giai đoạn lịch sử vô cùng tàn khốc trong xâu xé của Trung Quốc, cũng như cho vị thế bản thân.  Hoàng đế Phổ Nghi được đưa lên ngai vàng khi chưa đủ 3 tuổi, chỉ được 4 năm, khi buộc phải thoái vị, chấm dứt triều đại Nhà Thanh cũng như chế độ phong kiến, qua bản tuyên ngôn thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc.  Sau, Phổ Nghi phải sống dưới sự giám sát chặt chẽ trong Cấm Thành suốt 12 năm.  Đến khi Phát-xít Nhật xâm lăng,  dùng ông làm hoàng đế bù nhìn của Đế quốc Mãn Châu tái lập trên vùng Đông Bắc của thủ đô Bắc Kinh..  Được 11 năm, 1945 nước Nga xô-viết tấn công, bắt Phổ Nghi mang hạ ngục.  Đến năm 1949 chính quyền Trung Hoa thắng thế, triệu Phổ Nghi về kinh thành, ban lịnh hạ bệ và giam lỏng trong 10 năm, trước khi ân xá cho ông thành một thường dân, phải lao động cực nhọc nuôi thân.
* Cô Uyển Dung được tấn phong hoàng hậu trong ngày cưới, khi mới 16 tuổi như quân vương. Thiếu nghị lực tinh thần, hoàng hậu không kham nổi bao điêu đứng mà vương quyền phải gánh chịu theo những cuộc cách mạng tàn bạo thuở đương thời.. Và bà đã tìm quên lãng trong thuốc phiện, được xem là thú tiêu khiển tao nhã.  Bà hoàng sống lẻ loi do bị quân vương Phổ Nghi chối từ.  Sau, bị cầm tù bởi chính quyền Trung Hoa, lại mang nhiều chứng bịnh, cả về tâm thần.  Hoàng hậu Uyển Dung qua đời năm 1945 trong ngục thất, ở tuổi 39.
*Đạo diễn Bernardo Bertolucci năm 1987 cho ra cuốn phim The Last Emperor, kể về cuộc đời hoàng đế Pu-Yi trong bối cảnh lịch sử chao đảo của Trung Quốc.
 

               DSC08303         DSC08344    
 
Cấm Thành, hay Tử Cấm Thành, Hồng Cấm Thành -từ mầu sơn và mái ngói đỏ như son, nằm giữa trung tâm Bắc Kinh trên diện tích 720.000 m2, với 800 cung điện gồm 9999 phòng.  Đây là cả một vương thành tuyệt vời, huy hoàng và đẹp ngoại lệ với kiểu mỹ thuật tinh vi, xa hoa, lộng lẫy.. được bao bọc giữa những dẫy thành lũy và tường hào cao đến 52 mét.

     DSC08285           DSC08271
 
Năm 1406, hoàng đế thứ 3 Nhà Minh là Minh Thái Tông /Yongle đã cho lệnh xây dựng Cấm Thành, công trình kéo dài trong 14 năm, từ tay hàng triệu nhân công và nghệ nhân nghề mộc xuất sắc nhất giang sơn.  Minh Thái Tông là vị hoàng đế tài ba nhất của Minh triều, cũng như là một trong những hoàng đế xuất sắc nhất lịch sử Trung Quốc.  Trong suốt 500 năm, Hồng Cấm Thành là Trung tâm quyền lực cũng như một "trung hoa", nơi tập trung mọi tinh hoa của sơn hà trong đủ các lĩnh vực.  Có tất cả 24 vị hoàng đế Nhà Đại Minh sang đến Nhà Đại Thanh cai trị đất nước Trung Hoa từ Cấm Thành.  Ngày nay, Tổ chức UNESCO vinh danh Cấm Thành là một Di sản Hiếm quý của Thế giới, cũng như là Dinh điện bằng gỗ lớn nhất hoàn cầu.
 
            DSC08304         DSC08265
             DSC08293        DSC08355
 

DSC08348    DSC08318      DSC08259
 
 
* Huyền Anh, BTX-69
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn