Madagascar * Huyền Anh

11 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 30464)
MADAGASCAR


 Madagascar_Afrique_carte  madagascar-1406341588_660x0-large-content

Photo de voyage  : Afrique - Madagascar - allée des baobabs
Nhìn trên bản đồ, rất dễ dàng để nhận ra Madagascar, hải đảo dài 1580 km rộng 575 km, lớn hàng thứ 5 thế giới (sau Úc, Greenland, New Guinea, Borneo) nằm ven phía đông, cách Phi châu khoảng 400 km. Tuy thuộc Phi châu nhưng do khoảng cách nên Madagascar được gọi vui là Lục địa thứ tám, diện tích 587.040 km2, dân số hơn 22 triệu mà đa số thuộc gốc châu Phi. République de Madagascar/ Malagasy Republic cũng như nhiều đảo nhỏ chung quanh, là những phần đất tách rời khỏi lục địa để trôi nổi trên Ấn Độ dương vào thời quả địa cầu xanh còn đang chuyển mình thay đổi.

 huyen-anh_du-ky_943_m-large-content huyen-anh_du-ky_900_m-large-content

Marco Polo trong các chuyến hải hành lịch sử đã nhắc đến hải đảo hoang sơ này. Thế kỷ thứ 7 ghi nhận nhiều thuyền tầu của người Ả-Rạp qua lại. Sang thế kỷ 15, khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân lên đảo Madagascar, đã khám phá ra cuộc sống có tổ chức và quy củ khá vững vàng của dân bản địa, vốn là một pha trộn giữa các sắc tộc African-Arab Malayo-Indonesian khi họ từ lục địa cận kề, hay theo sóng nước trùng dương vượt nhiều ngàn cây số đến đây sinh sống từ hơn 2000 năm cũ, để họp thành một sắc dân đa giống nòi với 18 dòng tộc. Thổ ngữ đầu tiên austronesian là một hỗn hợp giữa dân của nhiều bộ tộc. Sau, qua nhiều thời kỳ bị trị bởi các cường quốc, đã hình thành ra bản ngữ malagasy /malgache. 

Khi ngành hàng hải được phát triển mạnh mẽ, các nước Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan đã cho thương thuyền đến tiếp xúc với các bộ lạc trên đảo, nhằm đặt bản doanh làm trạm liên lạc giữa thuyền tầu nước nhà trong các cuộc viễn chinh. Rồi cũng vì lý do này mà các lãnh chúa đều ra sức tranh chấp quyền chức và lợi nhuận đến qua các thương vụ với người da trắng, từ lắm thứ rượu mạnh làm bê tha dân tình đến việc bán buôn nô lệ, cả súng đạn và thuốc nổ để hòng mau chóng tàn diệt lẫn nhau.

Giữa thế kỷ thứ 19, vương quyền Merina của hòang hậu Ranavalona do vững mạnh nên gây hấn với các bộ tộc khác, cũng như chống đối sự hiện diện của người da trắng, ngày càng đông đảo đem bao nhiêu xáo trộn lẫn tang thương. Sự việc này đã dẫn đến nhiều cuộc chiến máu lửa tương tàn cùng sự suy sụp của dòng giống Merina, cùng biến Madagascar thành thuộc địa của Pháp. Sau cuộc Thế Chiến thứ 2, làn sóng trả độc lập cho các phần đất bị đô hộ được phát động khắp hòan cầu. Nhưng phải đợi đến năm 1958, với cuộc trưng cầu dân ý rất rõ ràng của dân đảo Madagascar, tổng thống Charles de Gaulle mới chịu rút hết quân đội Pháp, trả tự do để nền Cộng Hòa đầu tiên của đảo quốc được thiết lập năm 1960. 
hadk_3592229_m-large-content ha_m3_119-1863-17615781-1-large-content
.. Ngày nay du khách khi đến thăm Madagascar, đều không khỏi ái ngại cho dân chúng trước tình cảnh xuống cấp thê thảm của cả nước trên nhiều phương diện. Chính nhiều người lớn tuổi sống qua các giai đọan của đất nước cũng phải thốt nên lời xót xa vì cái giá quá to lớn và đắt đỏ phải trả cho nền độc lập tự do này. Vì dù Madagascar có khá nhiều tài nguyên thiên nhiên và một số lãnh vực thương mại mang lợi nhuận, nhưng tất cả đều nằm trong tay nhóm người lãnh đạo và đồng bọn. Chính quyền Madagascar lại vô cùng tham nhũng. Mọi cuộc bầu cử đều đầy gian dối, các đảng phái thường lợi dụng tình trạng bất ổn để khuấy động dân chúng nhằm chống đối lẫn nhau.

hadk_m8-large-contenthadk_12081893_m-large-contentha_m3_8251301-large-content

 Với nền kinh tế kiệt quệ - chỉ có 5% đất đai được dùng cho canh nông, ngành chăn nuôi và ngư nghiệp kém phương tiện và sự giúp đỡ thiết yếu, rừng núi bị tàn phá, mực nước bị ô nhiễm sinh bao bệnh tật và dân tình bị bỏ mặc đến mức tối đa nên khốn khó đủ điều, thiếu từ dòng điện giếng nước đến mái tôn, miếng ăn manh áo... Và nếu chỉ cần nhìn vào một khu chợ với các thứ hàng hóa, thực phẩm là biết mức sống của cả nươc, thì Madagascar sẽ cho thấy cảnh nghèo túng, sự thiếu kém đến thê thảm của người dân. Ngòai thủ đô Antananarivo, biểu tượng của xứ sở cho hình ảnh tương đối.. lành lặn ở vài khu phố chính, còn trên bao tỉnh thành hay làng thôn khác, chỉ thấy những dẫy nhà cửa cũ kỹ, vá víu và bao mảnh đời vô cùng nhọc nhằn. Hơn 50% trẻ em không được đến trường. Một số nhỏ khác chỉ được học hành sơ sài bậc tiểu học, mà đi qua trường sở thấy cả thầy lẫn trò trông đều lam lũ như nhau. Đa số phụ nữ mù chữ. Hai đại họa nguy hiểm nhất cho dân tình là nạn đói và bịnh sốt rét. Vậy mà bao năm qua, cả chính quyền cùng nhiều trợ giúp của các cường quốc chẳng cho kết quả khả quan. Theo thống kê năm 2012 : trên tổng số dân hơn 22 triệu, có đến 90% phải sống với dưới 2 $US một ngày (giới trung lưu khoảng $7 /ngày). 75% dân ăn không đủ no, dù chỉ là khoai sắn. Lương bổng nhân công theo chỉ số mới nhất là $US 37/tháng (*Việt Nam $185). Đã thế nhiều trận giông bão hàng năm luôn liên tiếp phá hủy hạ tầng cơ sở, mùa màng, cuốn đi những căn nhà vốn sẵn xập xệ của cư dân.. 

 hadk_5502757_m-large-content hadk_m3_8436453-large-content

Riêng HA đã có chút kinh nghiệm sống bên Phi Châu, cả hay tìm hiểu về lục địa này nên càng bùi ngùi hơn khi nhìn cái nghèo nhan nhản khắp chốn. Như trên đường phố các thành thị Madagascar, thấy cảnh mà chắc ít gặp ở đâu khác : rất đông thanh niên khỏe mạnh, tuổi trẻ xứ Madagascar, phải làm những nghề quá đỗi khó nhọc như phu xe càng, kéo xe 3 bánh chở hàng hóa, xích lô.. Họ đắp lên người những mảnh áo quần cũ rách tả tơi, chân trần chạy long nhong, lê thân trên đường dưới ánh mặt trời đổ lửa miền nhiệt đới để đổi lấy vài đồng xu đen. Và dĩ nhiên khi nói đến nghèo đói và bất ổn, không chỉ riêng có Phi châu hay Madagascar là phần đất nắm giữ những "kỷ lục" rất đáng ngại như thế này. Hay thế khác.

 hadk_m6-large-content hadk_m9-large-content

Cùng cậu Biên xứ Úc, cựu Thụ Nhân Đàlạt, quen trên du thuyền vòng vo khu phố chợ, cậu cất giọng bồi hồi : Trời đất ơi sao mà thảm thương đến mức này! Như là địa ngục trần gian vậy! Hay là mình gom tiền chung, vô tiệm kia mua hết lô dép cao-su mang phát cho họ nghe chị! Nhưng cũng chính cậu Biên, to nhỏ sao với một anh phu, cậu leo lên xe càng rồi nhắn nhủ : Thiệt là tội nghiệp, em đi một vòng giúp họ chút đỉnh! Rồi chỉ một lúc sau thấy lại cậu Biên mặt mày xanh lè, trên xe kéo nhào xuống, hốt hoảng : Anh chị ơi còn không cho em mượn! Nó nói chở em đi chút xíu và xin vài đồng.. Vậy mà cứ cắm đầy chạy tứ tung, em la làng lên nó cũng không thèm nghe.. Bây giờ hùng hổ nạt nộ bắt em phải trả 30 đôla, không thôi nó đánh!! -Sau đó cậu Biên lý lẽ : Ôi.. với em thật chỉ là chút bực mình, nhưng mà kể như chiều nay họ có bữa cơm ngon hay mua được bộ quần áo tốt vậy.. Cái nghèo đói quả là một thứ nghiệp ngã quá thê thảm!

 hadk_m11-large-content hadk_m5-large-content

Phụ nữ đảo quốc Madagascar đa số có đời sống thật cơ cực. Họ là cột trụ, phải gồng gánh bán buôn, làm đủ việc để trợ giúp gia đình, mà nhiều ông chồng có thói đa thê lại tính gia trưởng. Bao khó khăn đều oằn trên đôi vai các bà mẹ trẻ. Nạn cưới gả sớm do gia đình nheo nhóc phải cho các cô ra riêng tự lập, trung bình ở tuổi 15. Rồi những thai nghén, sinh nở liên tiếp với số tử sản khá cao của cả mẹ lẫn con.. Thêm bao thứ khó khăn trong đời sống hàng ngày, đã luôn là một thảm họa cho các gia đình nghèo xứ Madagascar.

 huyen-anh_du-ky_942_m-large-content hadk_m3_7969381-large-content 

Nghe qua quảng cáo, rồi khi vòng vo trên phố xá Madagascar thấy bảng hiệu chào mời cho món ăn misao rất được ưa thích. Nhìn hàng quán dạo trên vỉa hè, chỉ là những sợi mì vàng Á đông xào chung với hành tỏi, nhiều loại rau giá và gia vị. Trong tiệm thì misao sang hơn, được thêm tí thịt thà. Một người da đen bán hàng nhìn HA rồi cười "Misao.. misao.. des Vietnamiens!". Trên nhiều tỉnh thành của Madagascar thấy có những cooppérants Pháp được gởi qua làm việc. Cả một số người Việt, rất tháo vát và bén nhậy để thích hợp với môi trường mới. Họ mở chợ, tiệm ăn, các cửa hàng hóa bán buôn đa dạng mang tên dễ đọc như Kim Mai, Anh Ba, Thu Lan.. Chỉ nhìn qua cũng biết là rất thành công, sung túc. Người Việt mình thật lanh lợi và giỏi dang qua nhiều cách làm ăn. Như những gói mì ăn liền, mà nhiều ông chủ đã thành công xuất sắc với những xưởng sản xuất bên Đông Âu. Mì gói không chỉ được ưa chuộng trên những xứ trời Âu mà cả được mang đi khắp cùng thế giới, nhất là trên các xứ nghèo. Trên các hải đảo lẻ loi Thái Bình Dương, mà chắc hẳn nhiều người, như gđ HA trước khi chu du qua chuyến transpacific, rất ít biết, như : Avatiu /Cook Islands, Alofi /Niue, Nuku'alofa /Tonga, Koror /Palau, Samoa, Marshall, Madang /Papua New Guinea.. ở đâu cũng thấy người tiêu thụ.. hả hê sì sụp tô mì gói, do "rẻ và rất ngon miệng".

 * Món ăn misao
 220px-Misao  hadk_m3_771813-1-large-contenthadk_m7-large-content

Du khách đến Madagascar ngòai việc thăm dân cho biết sự tình, còn rất thích thú với những môn thể thao giữa trời xanh biển đẹp như trượt nước, câu cá kình trên biển lớn, wind riders, rafting, parapente, surf, flysurf, funboard, lặn sâu, leo núi, trekking, thăm cao nguyên rừng thẳm với bao lòai chim muông thú lạ... trong một thiên nhiên còn nguyên vẹn nét tinh khôi. 

 huyen_anh_du_ky__m-large-content hadk_5286437_m-large-content
Madagascar là xứ sở hiếm hoi có giống chồn sóc lémurien /lemur, và cũng đã biếu tặng nhiều con vật ngộ nghĩnh này cho một số sở thú trên thế giới. Những con vật được sống trong môi trường thiên nhiên nào xem cũng nhanh nhẹn, đầy sức sống. Thật buồn thảm loài thú bị tách rời khỏi đồng loại, mang đi xa để "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt..."

 huyen-anh_du-ky_895_m-large-content  huyen-anh_du-ky_875_m-large-content

Baobab, giống cây rất đặc biệt mọc nơi có khí hậu khô nóng Phi châu, nhất là ở đảo quốc Madagascar, do khả năng của vỏ cây có thể giữ đến 120.000 lít nước, phòng khi hạn hán. Baobab có đặc điểm thân to thẳng cao đến 30 thước, trên đỉnh xòe ra một số ít cành lá tua tủa như đám rễ, được gọi là giống cây mọc ngược đội rễ lên đầu. Có tất cả 8 loại baobab, 7 ở Madagascar, 1 trên vài xứ Phi châu và 1 trên Úc châu. Baobab là giống cổ thụ có tuổi thọ trung bình từ 1000 đến hơn 2000, hoặc trên cả 5000 năm (-như loại sequoia mà có cây được định đoán trên 3200 năm tuổi ở National Park, California. Hay bên Do Thái, vẫn thấy những cây olive cằn cỗi nhưng luôn xanh lá, đã sống rất lâu đời nơi vườn Gerthsémani, từ nhiều thế kỷ trước khi Chúa Jésus ngậm ngùi đêm cuối cùng ở chính vườn này.. Rồi bị phản bội, bị bắt và hành hình).
Hôm thăm Madagascar khách được đến ngắm những cây baobab to lớn đến lạ lùng, dù bình thường đã có những thân cây với vòng chu vi đến 30 thước và đường kính 9.5 thước. Cây trổ hoa đẹp và ra trái to như quả bưởi, cho hột rất bổ dưỡng là thức ăn được ưa chuộng của dân cũng như loại thú chuyền cành

huyen-anh_du-ky_908-large-content hadk_m3_820901-large-content
 * Vào làng thôn, đuổi gà, thăm dân cho biết sự tình

Trong chuyến du thuyền trên Ấn Độ dương, gđ HA được ghé thăm 3 thành phố cảng quan trọng của Madagascar là Nosy Be, Diago Suarez, Tamatave -mà chỉ cần đọc tên thôi cũng đã tưởng tượng ra cả một vùng trời rất exotic. Mọi người theo xe thăm nhiều khu phố xá, làng mạc, công viên... Hay lên thuyền nhỏ khám phá các đảo xa hoang dã, có khung cảnh rạng ngời với những bờ cát trắng mịn màng, làn nước biển trong veo xanh ngát.

huyen-anh_du-ky_899_m-large-content huyen-anh_du-ky_944_m-large-content
*Ban nhạc và vũ công đảo Nosy Be trình diễn tại bến cảng

Nosy Be /Big Island với 312 km2 và khoảng 40.000 dân, cách bờ biển quốc đảo 10 km, là chốn thu hút du khách nhất Madagascar do được các nhà đầu tư xây cất khá nhiều hotels, resorts. Nosy Be còn mang tên Nosy Manitra /The Scented island, vì có nhiều đồn điền trồng hoa ylang-ylang. Loại hoa sứ hoàng lan này được các thương hiệu "top luxury" lừng danh bên Pháp dùng vào việc chế tạo các tuyệt phẩm như nước hoa nguyên chất, mỹ phẩm, savons.. "de luxe". Từng thúng hoa tươi ylang-ylang hái buổi rạng đông rồi cho vào nồi cất, hơi nước được chuyền qua ống lạnh và khi tinh dầu /huile essentielle nổi lên, sẽ được gạn lọc, bán với giá rất đắt. Đảo Nosy Be xanh đẹp, nhiều khu vực dành để chiêu đãi du khách với các môn thư giãn ngoài trời, dưới biển, trong rừng sâu với nhiều thú hiếm và hoa xinh cỏ lạ.. Ngoài ra như nhiều nơi khác, phố xá Nosy Be rất cũ kỹ, hỗn độn và cuộc sống người dân luôn lắm cơ cực.

huyen-anh_du-ky_898_m-large-content hadk_m4-large-content huyen-anh_du-ky_876_m-large-content

Diago Suarez nằm trên phía bắc đảo Madagascar, dù được thay tên thành Antsiranana, nhưng luôn được gọi bằng tên cũ, dùng để vinh danh nhà hàng hải Bồ Đào Nha Diego Diaz, đã đặt chân thám thính đảo Madagascar năm 1534. Và thật lạ, do chính Diego Diaz là người mà sau khi kết thân thiện với dân bản địa, đã ruồng bắt họ đem bán đi làm nô lệ ở các phương xa!

huyen-anh_du-ky_910_m-large-content hadk_m3_8495909-large-content
*Trẻ em Diego Suarez chào đón du khách tại bến cảng

Ngày nay Diego Soarez với vùng biển nước sâu và trong xanh đẹp nhất xứ Madagascar, thêm nhiều đảo gần như hoang vắng, vẹn nét tinh khôi với những bãi biển xinh tươi, vẫn được các chuyến du thuyền chọn làm nơi thả neo cho khách viếng. Các tour quảng cáo khen là ở Diego Suarez có một ngôi làng với khung cảnh rất đẹp và thơ mộng, ven một vịnh xanh rì giữa thiên nhiên trong lành, rộng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau vịnh Guanabara của Rio de Janeiro. Đặc biệt là trên mặt biển cũng nhô lên một ngọn núi đá nhỏ tên Nosy Lonja /Sugarloaf Island, được sánh với tảng granite Sugarloaf Mountain lừng danh xứ Brazil. 

hadk_m10-large-content huyen-anh_du-ky_907_m-large-content

Mer d'Emeraude : lên thuyền máy căng buồm ra vùng biển tên mầu ngọc quý. Đến hoang đảo L'Île Paradis /đảo Thiên đường.
-Mà không biết có cần đợi đến một cõi đi về với cát bụi rất.. chắc chắn kia, hay chờ đến khiếp sau như theo nhiều tín ngưỡng, để biết thiên đường? Qua những chuyến du hành HA thấy có biết bao nơi được vinh danh là thiên đàng. Vốn ở đâu đây thôi, không xa những nơi chúng ta sống. Hoặc chỉ cần mỗi một chuyến đi đâu đó là có thể gặp thiên đường hạ giới như hằng mong ước rồi, cho.. chắc ăn! Thiên đường vĩnh cữu chốn cao xa, hay ở kiếp sau nào thì sao.. hồi hộp quá! Chưa kể đến một cõi thiên đàng khác nữa, ở ngay trong tâm, mà lắm người bạn chín chắn, với nhiều kinh nghiệm sống hay bảo HA là nên tìm hiểu và khám phá. Kẻo muộn.

hadk_8965157-2_m-large-content hadk_m4_2929957-large-content

Nhưng ở mục du hành ký này, HA chỉ muốn kể về một mảnh thiên đường ven đảo quốc nhọc nhằn Madagascar.
Từ xa trên sóng nước dập dình đã thấy sáng ngần ngút dài thênh thang bờ cát trắng, thấp thoáng những rừng dừa rũ lá xanh rì. Hải đảo hoàn toàn hoang dã, không một mái tranh, khách thăm phải xin phép và chỉ được ở đến xế chiều. Xuống bãi, nước biển ấm áp làm mọi người phải buông lời thích thú. Để cứ mãi bơi lội, thỏa sức vẫy vùng trong làn nước tuyệt hảo Đảo Thiên đường của vùng Biển Lục bảo, xanh mầu ngọc bích. Những bờ cát trắng phau điểm bao dẫy đá đen hình dạng lạ kỳ. Dưới mênh mang sóng vỗ nhịp nhàng, từng đoàn tung tăng cá lội, cả những loài rùa biển, cá đuối khổng lồ nhẹ nhàng di chuyển.. Xa xa, ngụp lặn xuống ngắm hàng hàng lớp lớp các rặng san hô và lắm loài hoa lá biển mầu sắc rực rỡ.. Thong thả dạo bước trên bờ biển đẹp cát mịn màng, nhặt những vỏ sò vỏ ốc. Hạnh phúc, thật sự vốn chỉ là những phút giây an lành. Càng nhiều càng.. quý. Rồi thực tế hơn, hạnh phúc cũng là khi.. đói quá, được nhóm người dẫn đoàn đãi ăn với những con cá vừa câu và lưới xong, nướng ngay trên nhúm cây cành khô gỗ vụn. Cơm nấu với nước dừa và cùi dừa khô bào nhỏ vắt nước cốt. Rất lạ miệng.

 huyen-anh_du-ky_909_m-large-content hadk_m12-large-content
 9313061-large-content hadk_m4_3149221-large-content
  
* Tamatave, thành phố cảng quan trọng nhất Madagascar, to rộng thứ nhì sau thủ đô Antananarivo. Dạo cũ Tamatave có tiếng là "mồ chôn dân Âu châu". Những cường quốc xâm chiếm Madagascar, khi thuyền tầu đến vùng biển cạnh Tamatave hay gặp nạn, người chết vô số. Vì nơi đây có nhiều loại đá ngầm làm vỡ thuyền, người rơi xuống biển không ai sống sót, do đầy rẫy loại cá mập. Sau này với món súp vi cá của người Tầu, cá lớn cá bé của biển to biển nhỏ cũng từ từ biến mất. Chỉ vì những dọc sụn được tin là cho đủ thứ bổ dưỡng trên 2 mang, trên lưng cá!

 huyen-anh_du-ky_901-1-large-content hadk_3561765_m-large-content
 * Bến cảng thành phố Tamatave

Tamatave cũng chỉ là một thành phố nhỏ với khu trung tâm có vài ba building cũ kỹ, kiên cố từ thời Pháp thuộc. Những dẫy nhà và hàng quán của dân cư xem thật lôi thôi, tường ngói ngả nghiêng, vôi sơn trầy tróc. Môt sở thú xanh um cây cành với nhiều loài chim chóc và khỉ vượn, đười ươi.. Xem tội nghiệp quá, do người dân mà còn đói ăn thiếu mặc. Nhưng thiên nhiên Tamatave lại thật trong lành và hùng vĩ với đồi núi, rừng sâu, sông hồ, thác đổ..

hadk_m3_12062309-large-content hadk_m3_8436453-large-content

Thăm một thôn làng nhỏ ven sông. Không thấy bóng dáng đàn ông, họ đi làm thuê làm mướn hay biến mất đâu đâu. Chỉ thấy lũ trẻ ngây thơ lem luốc và các phụ nữ cần cù. Sống bằng nghề đập đá. Xe camion đổ từng đống đá ven nhà. Rồi những người đàn bà với đôi tay trần và cái búa, cứ như vậy mà ra sức đập. Đưa cao tay đập mạnh xuống, cho tảng đá to vỡ đôi vỡ ba. Rồi đập nữa, cho đá to ra miếng nhỏ. Rồi lại đập cho thành nhỏ nữa. Đập cho đá tảng thành sỏi vụn. Cả một ngôi làng quanh co qua những thửa vườn rau đậu, nhà cửa xác xơ, chỉ toàn là cơ cực. Và tiếng đập đá vang lên chan chát giữa buổi trưa hừng hực nóng. 
 
hadk_5455205_m-large-content hadk_5449189_m-large-contentmadagascar-1406341588_660x0-large-content


*** *** *** *** *** ***
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn