Tibet. Đỉnh Trời Tây Tạng * Huyền Anh

14 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54141)

 



 Carte Tibet 
 huyen-anh_du-ky_257-large-content huyen-anh_du-ky_263-large-content china-tibet_546-large-content 
Phần 1 
   Tibet. Đỉnh Trời Tây Tạng

china-tibet_377-large-content china-tibet_375-large-content 
 
Miền đất nước Tây Tạng nằm lẻ loi bên rặng Himalayas với ngọn đỉnh Everest "Mẫu Sơn của địa cầu" cao ngút ngàn phủ đầy tuyết trắng, đã luôn gợi cho nhiều người bao nhiêu là mơ ước được đến thăm. Những hình ảnh này sao có sức quyến rũ lạ kỳ. Một chút gì kỳ bí uy linh, một chút cô đơn, cả ngạo nghễ kiêu hùng giữa mênh mang vô tận, luôn như một lời mời gọi từ thăm thẳm đất trời. Và nhất là nỗi xót thương cho phận nghiệp một dân tộc bị xâm chiếm đọa đầy.. Hay qua bao quyển sách dịch thuật về đạo và đời, về những huyền bí tâm linh của Nguyên Phong, rồi các tác phẩm về triết lý tu và sống, là những món quà quý giá cho ta nhiều suy gẫm của ngài Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama đời thứ 14.. Cả cuộc gặp gỡ khi nhà tu hành đức độ đoạt giải Nobel Hòa Bình với cặp mắt tinh anh trên khuôn mặt sáng ngời và miệng cười tươi vui tại Montréal, nơi ngài được tiếp đón vô cùng trang trọng, và đã dùng bao lời lẽ ôn hòa với tất cả từ tâm để gởi bức thông điệp hoà bình, kêu gọi sự chú tâm của thế giới đến miền đất tội nghiệp của ngài, đã khiến nhiều người xúc động đến rơi lệ.. Và đã để lại trong lòng cử tọa vô vàn kính mến. 

 Du hành ký :  
 
 cina-tibet_02_441-large-content huyen-anh_du-ky_266b-large-content
 
Trên máy bay nhìn qua ô cửa thấy rặng Himalayas trùng điệp với lớp tuyết trắng trải lấp đá xanh, cao chót vót giữa bầu trời bát ngát trong veo mầu ngọc quý là các đỉnh hùng vĩ vượt qua làn mây phủ chập chùng sao mà đẹp quá, đẹp huy hoàng khiến Huyền Anh phải.. rùng mình trong cảm giác. Ngôn ngữ hạn hẹp không thể nào diễn tả nổi sự vời vợi kiêu hãnh của thiên nhiên, chỉ có cảm nhận như được ở trạng thái giao hòa giữa trời và đất, thấy con người thật nhỏ nhoi vô nghĩa trước mênh mang vũ trụ, và lòng trần sân si bỗng chợt thấm chất thênh thang để nhẹ nhàng ngất ngây trước kỳ quan tạo hóa.
Có phải vì chân lý ấy không mà từ lâu rồi từng đoàn người vẫn hướng mình trên những con đường hành hương ở miền đất Phật, để được thấm thía hơn cái hữu hạn, vô thường, sắc sắc không không của phận người, như lời Phật giảng ?
Nhận xét đầu tiên khi đặt chân trên miền đất Tây Tạng là.. toàn Tầu. Cờ xí Tầu tung bay phần phật trong gió, bảng hiệu chữ nghĩa toàn tiếng Tầu, người người xí xô rộn rã tiếng Tầu. Phi trường Gongga rất tân tiến, được xây cất như ở bao thành phố lớn của Trung Hoa vừa từ giã trong chuyến du hành thăm China, và nhất là Tibet vào thời dần mở cửa đón du khách bốn phương. Cô U-Den hướng dẫn viên Tây Tạng chào mừng 4 người của chuyến viễn du tổ chức riêng bằng khăn quàng cổ trắng theo tục lệ địa phương, như các ngài Lạt Ma Tây Tạng luôn chúc phúc bằng cách tặng khăn cho tín hữu.

 china-tibet_244-large-content china-tibet_227-large-content china-tibet_230-large-content

Cách thủ đô gần 100 cây số, sân bay nằm trong thung lũng của dòng sông lượi là Tsangpo mà theo huyền thoại, là mẹ của tất cả những dòng sông quan trọng, cho rằng Tsangpo được tạo thành bởi những giọt sương mai tinh khiết kết đọng trên chót ngọn đỉnh Everest 8850 mét, cao nhất hoàn cầu, và cũng từ nguồn cội Himalayas đã phát sinh ra bao dòng sông hùng vĩ khác ở Á châu như sông Hằng, Dương Tử, Hoàng Hà, Cửu Long. 
Ở vùng đất ngạo nghễ cao với khí hậu vô cùng khắc nghiệt Tây Tạng, muốn được tồn tại con người phải có tinh thần cũng như thể xác thật vững mạnh để khắc phục thiên nhiên. Sông Tsangpo trổ những nhánh chẩy theo các khe núi qua nhiều làng mạc với làn nước lạnh giá vẫn là nơi mà hàng bao thế kỷ qua, theo tập tục, các bà mẹ thường mang em bé sơ sinh ra tắm, đó là cuộc thử thách đầu tiên của người dân Tây Tạng khi vào đời, xem khả năng có thích hạp với môi trường sống rất khó khăn ở đây vào những ngày kế tiếp..

 china-tibet_228-large-content huyen-anh_du-ky_260-large-content

Trên con đường chạy vòng theo đồi núi đến thủ đô Lhasa, khung cảnh thiên nhiên đẹp quá, đẹp làm say đắm mắt nhìn với đất cao nguyên lưng chừng trời và mây ngàn thật thấp vờn quanh những nhánh núi con của Himalayas, thật xứng danh The Land of Snow, The Roof of the World / Le Toit du Monde. Thấp thoáng vài con yaks uể oải đứng nằm và những người dân lam lũ cong lưng cần cù trên những khoảng đất lăn lóc sỏi đá. Hỏi cô U-Den là dân cư có cuộc sống khó khăn quá nhỉ, những nhà cửa xiêu vẹo vá víu như sắp xập đổ thế này.. Cô trả lời vâng, dân vùng ngoài không có điện nước và những người cư ngụ rải rác trên bao làng mạc đồi núi xa tắp vẫn sống biệt lập, không biết gì về nền văn minh đô thị, không hề được chính quyền giúp đỡ. Họ sống như từ những thế kỷ trước, đối mặt với thiên nhiên, mọi người phải tự lực cánh sinh với hai bàn tay trần mà thôi.. Nhưng dù thế họ luôn chấp nhận mọi khó khăn, bình thản trong khổ cực và nhẫn nại sống như một cách trả cho xong kiếp người, với mong ước phận nghiệp karma đời sau sẽ khá hơn. Chân lý của dân tôi từ bao đời vẫn là vậy. 
 
 china-tibet_347-large-content china-tibet_226-large-content
 
Người dân Tây Tạng luôn tin tưởng là vùng đất "Trán Trời" của họ theo huyền thoại là nơi chốn của các thiên tiên, rất huyền bí, linh thiêng, kỳ diệu. Và dân tộc Tây Tạng có nguồn gốc từ cuộc kết hợp thật đẹp giữa một con vượn trắng tu luyện lâu năm có phép tắc thần thông biến hóa và một nàng tiên kiều diễm nhà trời xuống trần gian dạo cảnh rồi vướng lưới tình yêu. Phải chăng vì thế mà cho đến nay vẫn có nhiều huyền thoại và chuyện kể về người vượn tuyết Yeti..

 china-tibet_343-large-content china-tibet_240-large-contentchina-tibet_271-large-content

Sử sách cho biết là từ 14.000 năm cũ nơi đây đã có người sinh sống, nhưng nền văn hóa cao được ghi nhận của Tibet bắt đầu khoảng hơn 2000 năm trước với triều đại nhà Yarlung. Đến thế kỷ thứ 7 giòng họ Gampo mới thống nhất được lãnh thổ. Nước Trung Hoa luôn dòm ngó vì vị trí đỉnh trời độc đáo của Tibet, nên từ nhiều thế kỷ trước quân Tầu đã bao lần xâm chiếm, đặt ách cai trị, cưỡng bách triều cống -như nước Việt đã chịu đựng trong "một ngàn năm đô hộ giặc Tầu", và đã có biết bao thăng trầm biến đổi trong dòng lịch sử mang nhiều nỗi gian nan của xứ sở Tibet. Từ năm 1911 đến 1950 Tibet là một đất nước độc lập, dân tình tuy nghèo nhưng an cư với triết lý hiền hòa của Phật đạo, giảng dậy là phải sống tốt lành theo thân phận đời này, nhằm nâng cao và cải thiện nghiệp kiếp đời sau, trong triền miên vô lượng nghiệp người.

  huyen-anh_du-ky_267-large-content huyen-anh_du-ky_258-large-content 

Người Phật tử Tây Tạng nào cũng thấm nhuần câu mantra Om Mani Padme Hum/ Hãy tôn vinh viên ngọc quý trên hoa sen. Câu thần chú với nhiều mật nghĩa từ ngàn xưa đã được đọc bởi các chư Phật, mà tùy theo tình trạng tâm linh, mỗi người đều tiếp thụ với một cảm nhận khác. Người ta thường niệm kéo dài chữ m trong Ommmmm và Hummmm để tạo những rung động khơi thức nguồn tâm linh tiềm ẩn. Những câu kinh tiếng kệ của Phật giáo Tây Tạng chỉ được đọc lâm râm khép miệng để giữ âm, nhập tâm. Câu mantra Om Mani Padme Hum luôn được viết vào những mảnh vải cùng bao cờ quạt treo cùng khắp nơi cho bay phất phới và theo gió cuốn xa, cả được vẽ khắc trên những tảng đá/ Mani stones, để những vật vô tri giữ gìn câu chú huyền bí, nhằm mang ơn lành phước đẹp reo rắc cho những ai có cơ duyên thụ nhận. 

china-tibet_285-large-contentchina-tibet_286-large-contentchina-tibet_280-large-content

Tây Tạng có dân số 6 triệu trên diện tích 1.23 triệu km2, các thành phố vốn nằm cao hơn vị trí mặt biển trên 4000 mét khiến một số du khách gặp ít nhiều khó khăn khi di chuyển và thở, trong xe và các phòng hotel đều để sẵn bình dưỡng khí. Thủ đô Lhasa Thánh địa nhà Phật có 2 khu cũ mới rất tương phản. Khu phố mới phồn thịnh như những thành phố của Trung Hoa, tấp nập người buôn kẻ bán toàn là người Trung Quốc với nhau. Khu cũ, nơi cư trú của người chính gốc Tây Tạng, xem thật lụp xụp và chừng như dân tình không có khả năng sửa sang tu bổ.. Những hàng quán lèo tèo, nét khắc khổ hiện rõ trên những khuôn mặt nhẫn nhục hiền hòa.

china-tibet_242-large-content china-tibet_235-large-content

Sau những dịp lần bước đi khắp cùng thế giới, HA luôn mang về nhà những câu hỏi tại sao.. Tại sao các bất công? Tại sao bao khác biệt? Trên nhiều đất nước nghèo khó, đã đến những khu xóm ổ chuột, đã rơi nước mắt trước biết bao mảnh đời khó khăn cùng cực rồi.. Nhưng sao có cảm xúc thật chua xót trước dân tình Tibet, phải chăng vì biết đây là một dân tộc còn nuôi hy vọng, có văn hóa và đạo đức trong niềm tin mãnh liệt sâu xa, nên càng thấm nỗi đau bị khống chế bởi một xứ sở khổng lồ, vừa mạnh bạo lại hay chứng tỏ vung vãi thứ sức lực uy quyền. 

china-tibet_247-large-content china-tibet_248-large-content

Trung Hoa thống trị Tây Tạng nên rất hạn chế du khách, visa chỉ dành cho những nhóm được kiểm soát với hướng dẫn viên đào tạo theo lề luật, chỉ được thăm viếng những nơi được ấn định rõ ràng kèm theo tờ giấy phép. Đến chỗ nào cũng bị nhân viên kiểm soát người Tầu nhòm ngó mè nheo xin xỏ. Trong năm 2008 có 55.000 khách du lịch đã đến thăm miền đất đỉnh trời Tibet. 
 
 china-tibet_318-large-content china-tibet_370-large-content 

* Potala Palace, ngự trị trên một ngọn đồi cao nhìn bao quát khắp 4 phương hướng, được đặt nền tảng xây dựng vào thế kỷ thứ 7, ghi dấu tình lân bang hữu nghị giữa 3 đất nước qua cuộc hôn nhân của vua Tây Tạng và 2 nàng công chúa, cô Wenchang nhà Đại Đường và cô Trisen xứ Nepal. Dinh điện cũng là biểu tượng của thủ đô Lhasa "A Pearl on the Roof of the World". Potala mênh mông to rộng với 13 tầng lầu cùng 1000 phòng ốc, hơn 10.000 bàn thờ các chư Phật, 20.000 tượng tạc khắc đủ kiểu dạng, những cảnh giới thiên tiên được vẽ trên bao bức tường dài hun hút, nhiều tranh họa từ bao thế kỷ trước cùng những tháp giữ tro cốt của các vị Dalai Lama. 

 china-tibet_269-large-content  china-tibet_254-large-content 
 
Điện Potala có may mắn không bị tàn phá như những di tích lịch sử khác, đã từng là nơi cư ngụ của các ngài Dalai Lama, tổng hành dinh của các vị tu hành thâm uyên Phật học, là các vị hướng dẫn đạo đức và tâm linh của toàn dân Tây Tạng, cũng như chốn cơ cấu điều hành quốc gia. Potala Palace cũng đã từng là một kho tàng lịch sử và văn hóa, đã được lưu trữ bao kinh điển Phật giáo nguyên thủy cùng những kho báu đầy trân châu vàng ngọc của các thời đại cũ, trước khi quân Trung Cộng xâm chiếm nơi đây. Nhiều người Tây Tạng trên đường đi qua đã quỳ mọp dưới chân cung điện Potala mà vái lạy để tỏ lòng kính, tưởng nhớ đến vị Dalai Lama lưu vong Tenzin Gyatso.
 huyen-anh_du-ky_272-large-content china-tibet_317-large-content

* Thăm chùa Jokhang, do vua Songtsen Gampo xây dựng vào thế kỷ thứ 7, cũng như nhiều chùa tháp và bao tu thiền viện khác để tặng hoàng hậu Tritsun người Nepal -nơi Đức Phật đản sinh ở vùng Lumbini, và hoàng hậu Trung Hoa Wenchang -nơi Phật giáo được phát triển rất nhanh chóng và tốt đẹp, để ghi công ơn hai bà đã đem những kinh điển và giáo điều nhà Phật, cũng như đã cho vời bao vị cao tăng thông thái đạo hạnh đến truyền giảng và phổ biến Phật pháp trên đất nước Tây Tạng của vương quân. 

china-tibet_288-large-content china-tibet_238-large-content
 
Trước khi Phật pháp được truyền bá ở thế kỷ thứ 7, người Tây Tạng theo giáo phái Bon Pa, vốn từ ngàn xưa tin vào những hiện tượng siêu hình huyền bí với các môn tu luyện tà pháp để lãnh hội những phép tắc thần thông kỳ bí, bao huyền thuật.. Đến thứ kỷ thứ 8, dưới triều đại vua Trisong Detsen, Phật giáo mới được phát triển nhanh chóng với hàng ngàn ngôi chùa và tu thiền viện được xây cất. Vua nâng Phật giáo lên thành quốc đạo và khuyến khích dân tình tu tập, sống theo đạo hạnh nhà Phật. Tuy thế Phật giáo Tây Tạng vẫn còn mang nhiều ảnh hưởng phái Bon Pa đa thần, cùng các tập tục địa phương với bao nghi thức như lên đồng, dâng cúng cầu xin ơn phúc, gọi hồn, bùa chú.. Tuy người dân vẫn biết mục đích tối hậu của lời Phật dậy là phải tu thân, dẹp bỏ mọi ham muốn để vĩnh viễn được giải thoát khỏi những kiếp trầm luân đời thường.. 
 
 china-tibet_253-large-content china-tibet_252-large-content 

Khi thăm chùa Jokhang, thấy trên sân trước biết bao tín đồ đến phủ phục vái lạy rất thành kính. Dân tình Tây Tạng nhìn chung thấy họ nghèo lắm, sự thiếu thốn đủ điều của họ là một sự thực rất phũ phàng, đầy rẫy chua cay không chối cãi được. Nhìn nhiều người với mớ quần áo cũ kỹ đắp lên người chống cái rét gần như luôn hiện diện, vẻ mặt khắc khổ, làn da rám nắng hằn vết nhăn vì phải đương đầu với khí hậu nghiệt ngã vùng cao, thấy họ tay lần từng tờ bạc nhầu nát để mua hương hoa hay đèn bơ trâu yak cúng Phật mà hết sức động lòng. Bên trong chùa rất tối tăm chật hẹp, hương hoa ngào ngạt, người người chen chúc nhau trên những lối đi vòng vo leo lét ánh nến qua hàng trăm bàn thờ dành cho các thần thánh, hộ pháp, chư Phật.. 

china-tibet_236-large-content china-tibet_243-large-content 

china-tibet_287-large-contenthuyen-anh_du-ky_271c-large-contenthuyen-anh_du-ky_273-large-content
 
Đây cũng là nơi những người dân mộ đạo từ bao chốn đổ về, họ tam bộ nhất bái, cả nhất bộ nhất bái, đến quỳ mọp hay nằm sấp thành khẩn khấn cầu. Có nhiều người thành tâm và tha thiết đến độ dành cả cuộc đời, vừa đi vừa bái lạy, từ vùng xa đến Lhasa bằng cách khất thực, chỉ để viếng chùa Jokhang -mà như hầu hết các nơi chốn linh thiêng của Tây Tạng, đã bị đốt phá, san bằng khi Trung Quốc mang quân sang xâm chiếm Tây Tạng năm 1950. Hàng trăm hàng ngàn tượng Phật to nhỏ bằng vàng đã bị nấu chẩy đúc thành khối mang về Bắc Kinh.. Sau biến cuộc, nhiều tàn tích, từ miếng gạch, kinh điển, bệ thờ tan nát đã được một số người Tây Tạng giấu giếm gom nhặt chuyển qua thủ đô tị nạn Dharamsala bên Ấn Độ bằng trăm ngàn gian nan khó khăn, xuyên bao đồi núi trùng điệp tuyết giá Himalayas. Sau này trên các tàn tích cũ của thủ đô, nhiều đền tháp đã được tu bổ hay tái lập. Chùa Jokhang có may mắn còn giữ được một tượng Phật Siddharta Gautama tạc bằng gỗ trầm hương phết vàng có nguồn gốc Ấn Độ từ hơn 2000 năm trước, mà ai cũng muốn đến gần chiêm ngưỡng.

   china-tibet_334-large-content china-tibet_339-large-content 

* Tu thiền viện Drepung và Ganzi Nagtsang, rất to rộng kiên cố được xây cất từ thế kỷ thứ 14, và đã từng có đến 10.000 vị lamas tu học tại Đại học Thiền viện này. Khung cảnh thiên nhiên núi đồi trùng điệp giữa mây trắng trời xanh đẹp thanh thoát, khí hậu trong lành cho cảm giác vô cùng an tĩnh.

 huyen-anh_du-ky_268-large-content  china-tibet_268-large-content

* Chùa và tu thiền viện Sera cũng được khởi công rất sớm để đón tiếp hàng hàng lớp lớp các nhà sư trẻ được khuyến khích trở thành những vị thầy tâm linh của đại chúng, theo nguyện ý của các vị vua đã nâng Phật Pháp lên thành quốc đạo.
 china-tibet_259-large-content china-tibet_346-large-content
 
* Thăm Summer Palace Norbulingka Precious Stone Garden - là nơi ngài Lạt Ma Tenzin Gyatso đã bị quản thúc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân lính Trung Hoa sau khi họ mời ngài ra khỏi Potala Palace. Ở đây có vườn xanh cây đẹp, nhà vọng nguyệt ven hồ nước thoáng mát tươi mầu hoa cỏ. Trên các mảnh tường của những phòng ốc được tô điểm bởi các họa phẩm cảnh giới Phật đạo mầu sắc óng vàng lộng lẫy. 

 china-tibet_299-large-content china-tibet_307-large-content 
* Dạo phố mua hàng ở Barkhor Market. Người mua kẻ bán thật đông đúc nhộn nhịp trong khu phố cổ, cũ kỹ những dẫy nhà nhuốm mầu thời gian tiều tụy. Du khách hay mua kỷ niệm những chiếc chuông cầu Mani Tschor Khor = Wheel of life/ prayer wheel trong có viết câu mantra Om mani Padme Hum mà người Tây Tạng vẫn cầm quay đều khi cầu nguyện, ý rằng cuộc đời chỉ là những vòng soay không ngừng của nghiệp dĩ, nhắc nhở người Phật từ là phải tu thân để được giải thoát vĩnh viễn ra khỏi phận người hạn hữu ở biển trầm luân kiếp người, như lời Phật giảng sau khi đã giác ngộ và mở con đường tâm linh cho chúng sinh, từ hơn 2500 năm trước. 
 
china-tibet_274-large-content china-tibet_313-large-content china-tibet_272-large-content

* Hai người bạn đồng hành, ông bà Smitt ở tiểu bang Arizona hỏi cô U-Den về tập tục dành cho người qua đời. Được trả lời, ở Lhasa có lò thiêu nhưng chỉ dành cho người Tầu. Chúng tôi do quan niệm thân xác chỉ là phần tạm để linh hồn xử dụng, nên thân không còn ý nghĩa gì khi hồn đã lìa bỏ. Nơi miền núi đất đá chơ vơ không thể hỏa táng hay thủy táng được nên dân tôi theo tục điểu táng. Gần đây thôi có chỗ cho dân âm công lo viêc này, họ chặt và nghiền thân người ra từng mảnh vụn cho lũ chim lên kên, đó là cách chúng tôi hiến thân xác vô dụng sắp hư hoại của mình. Nhưng quý vị không nên xem làm gì, mùa này không lạnh nên chưa đến gần đã có mùi rồi, vả lại tục lệ xứ tôi có thể rất dã man theo mắt nhìn của quý vị.
 
Cô U-Den ngoài những bài bản hướng dẫn du khách xem như thuộc lòng, nhưng khi có ai tò mò hỏi han thêm về tình trạng xã hội, về cuộc sống người bản xứ, chính sách cai trị.. Tuy tin tưởng nhưng cô rất e dè ngập ngừng, chỉ nhỏ nhẹ bảo rằng dân tình chúng tôi nhất là lớp người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn lắm, giới trẻ thì bị đồng hóa như người Trung Hoa rồi..

huyen-anh_du-ky_262-large-content china-tibet_234-large-content
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn