Canada, Ottawa và Tulip Festival * Huyền Anh

15 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 29807)






img_6791-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_012-large-content

 Canada, Ottawa và Tulip Festival

Huyền Anh

Hàng năm khi từng đàn ngỗng trời và những giống chim di trốn tuyết, theo mùa xuân ríu rít vỗ cánh kéo nhau về từ miền nam - nơi chúng lũ lượt rủ nhau đi khi gió thu chớm lạnh trên bầu trời vùng bắc xứ tuyết Canada, thì cũng là lúc Ottawa tưng bừng mở hội đón xuân giữa trời xanh nắng ấm. Nếu tháng 4 ở thủ đô Washington của Mỹ có Hội Hoa Anh Đào, thì vào tháng 5 thủ đô xứ Canada có Hội Hoa Tulip.

montreal-ottawa_07-2005_012-large-contentimg_6806-large-content

 

Hàng triệu búp hoa Tulip tươi mát mỹ miều của trên 50 giống quý, với bao sắc mầu lộng lẫy thi nhau đua nở trên khắp thủ đô hành chánh Ottawa, thành phố nho nhỏ xinh xắn của "Xứ lạnh tình nồng". Trong vườn nhà hay nơi ven đường phố bờ hè, trên bao thảm cỏ xanh của các công viên dinh thự, trước Tòa Quốc Hội hay bên dòng Canal Rideau thơ mộng.. đều tràn ngập sắc thắm của loài hoa búp mọng, mơn mởn cánh mịn màng đong đưa trên cành lá xanh ngát. Du khách từ nhiều nơi cùng hẹn hò trẩy hội đến thăm Ottawa, ngắm các thảm hoa như những nét chấm phá xinh tươi linh động. Lộng lẫy nhất là khu công viên Dows Lake, thật tưng bừng rực rỡ với trên 300.000 bông hoa tròn trịa nõn nà đến từ nước Hoà-Lan, ở phía xa bên kia bờ Đại Tây Dương.

img_6777-large-contenthuyen-anh_du-ky_1325-large-content

 

* Giữa hoa Tulip và Canada là cả một mối tình thân, nghĩa quý rất tốt đẹp.

Chuyện như sau : Cứ mỗi 5 hay 10 năm - và vào năm 2005, trên toàn thế giới đã được tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày chấm dứt trận Thế Chiến thứ hai. 50 nhà lãnh đạo các quốc gia đã họp nhau trên nước Nga để cùng tham dự buổi lễ tưởng niệm long trọng nơi Quảng Trường Đỏ ở Moscova. Tưởng niệm và cùng nhắn nhủ nhau là không bao giờ để có thể xẩy ra một thảm cảnh khác như vậy nữa.

Người ta nhắc nhớ lại nỗi đau cũ : Đức Quốc Xã mở đầu cuộc chiến năm 1939 khi tấn công xâm chiếm Pologne. Rồi thành vết dầu loang sang nhiều nước Âu Châu khác, gây bao kinh hoàng đổ nát, tang thương không thể nào tả xiết. Quân đội Đồng minh được thành lập, do Anh quốc chủ xướng cùng nước Mỹ và các nước liên quân. Họ đã sát cánh bên nhau chiến đấu mãnh liệt, không ngưng nghỉ qua bao cuộc đụng độ đẫm máu để tranh dành, tái chiếm từng phần đất... Và sau 6 năm sinh tử cùng tang tóc lửa máu tơi bời, trong lằn bom mũi đạn trên "The old continent" với các nền văn minh xưa cổ, cuộc đổ bộ giải phóng Âu châu "D-Day" tại bờ biển Normandie bên Pháp, là cả một bãi chiến trường khủng khiếp nhất trong muôn vạn, tràn đầy tử khí, bom nổ đạn rơi đến ngập đất, ngút trời.

Nhà đạo diễn tài ba Steven Spielberg đã làm cuốn phim "Saving private Ryan" với các diễn viên Tom Hanks, Matt Damon.. rất đặc sắc. Trong 15 phút đầu, ai cũng phải rùng mình tối tăm mắt mũi vì Spielberg đã rất trung thành với tài liệu lịch sử Thế Chiến II, khi tả lại cuộc đổ bộ trên ven bờ cát trắng của Normandie : từng lớp chiến sĩ trẻ như những quân tốt đen xung phong, tràn lên tấn công các dẫy đồi đầy binh lính cùng súng ống Đức điên cuồng nhả đạn.. Thân người lớp lớp ngã gục, rơi rụng tả tơi như những cành lúa gặt trên đồng. Chỉ tại Normandie thôi mà đã có trên 60.000 quân Đồng minh và 55.000 lính Đức tử trận.. Và sau cùng quân đội Đồng minh đã chiến thắng với một tổn thất chung vô cùng thê thảm : 55 triệu người cả dân lẫn quân mất mạng, đền đài nhà cửa thành phố nhiều nước tan tành thành tro bụi. Cả một thế hệ bao thanh thiếu niên non trẻ đã nằm xuống. Phế nhân nhiều vô tả, và còn biết bao đau thương cùng uẩn ức không được kể lại bao giờ.

Canada là nước rộng dân thưa, nhưng cũng đã gởi đến 70.000 quân sang kết hợp với khối Đồng minh. Và gần 45.000 người dân xứ lạnh này không bao giờ còn được nhìn thấy tuyết rơi trên quê hương mình nữa. Họ là những anh hùng vô danh, trong muôn triệu, đã hy sinh cho lý tưởng tự do của toàn thế giới.

Chắc ai cũng biết cô bé Anne Frank cùng quyển "Nhật Ký" rất thâm thúy và trong sáng, ghi lại những cảm nghĩ về cuộc chiến vô nhân, cùng sự trốn tránh khổ sở của gia đình cô ở Amsterdam, do các trận ruồng bắt dân Do-Thái để dồn vào nhiều trại tập trung, với các phòng khí độc và những lò thiêu. Một kế hoạch tàn bạo để "diệt tận gốc, xóa tận nguồn dòng giống dân Do Thái" của tập đoàn lãnh tụ phát-xít Adolf Hitler.

Hoà-Lan đất nước thanh bình, với những chiếc cầu xinh xắn trên các kênh nước nhỏ dọc ngang thành phố Amsterdam, cũng đã gánh chịu nhiều khó khăn nghiệt ngã. Hoàng gia Hoà-Lan phải bôn ba sang lánh nạn bên Canada. Chính phủ Canada đã dành cho hoàng hậu Juliana cùng phu quân là hoàng tử Bernhard sự tiếp đón rất nồng hậu. Cô công chúa nhỏ Margriet đã khóc tiếng chào đời tại thủ đô Ottawa. Canada dũng cảm cũng là nước có nhiệm vụ thả dù bao lương thực cùng nhiều nhu yếu phẩm xuống giúp, khi Hoà-Lan tứ phía bị bao vây, làm dân tình nếm đủ mùi thiếu thốn cực khổ. Và cũng chính Canada đã tiên phong, cùng quân đội Đồng minh trong việc giải phóng Hoà-Lan..

img_6813-large-contenthuyen-anh_du-ky_1323-large-content

 Khi Thế Chiến chấm dứt, hoàng gia Hoà-Lan trở về kiến tạo lại quê hương. Và để đền đáp tấm thân tình của xứ sở cũng như người dân hiền hoà Canada, bao nhiêu mầm giống hoa Tulip đẹp nhất đã được gởi sang biếu tặng, để tô điểm rực rỡ thủ đô Ottawa khi mùa xuân về. Và dễ thương sao, đã thành thông lệ từ bao nhiêu năm qua, như một bầy tỏ lâu dài cho tấm lòng tri ân sâu xa quý mến của xứ sở hoa Tulip Hoà-Lan đối với "Xứ lạnh tình nồng Canada".

a_hai_ottawa_5-07-09_066-large-contenthuyen-anh_du-ky_1327-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_012-large-contentimg_6797-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_032-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_011-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_010-large-contentmontreal-ottawa_07-2005_012b-large-contenta_hai_ottawa_5-07-09_033-large-contenthuyen-anh_du-ky_1323-large-contentimg_6813-large-content



** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** **


Một chuyện bên lề của những đau thương


Có những thoáng chốc trong cuộc đời mà sao cứ mãi ở trong tâm trí chúng ta.

Cách đây thật nhiều năm, Huyền Anh được đi thăm Mont Saint-Michel, một hòn đảo núi đá rất đặc biệt nằm riêng rẽ trên cồn cát, và soi mình trên lung linh sóng biếc khi nước thủy triều dâng. Là địa danh rất thu hút du khách của nước Pháp, Mont Saint-Michel được khởi công xây dựng từ thế kỷ thứ VII, do chính Tổng lãnh thiên thần, thiên sứ Michael qua một giấc mộng đã ban lệnh xuống cho ngài giám mục Aubert. Mont Saint-Michel có ngôi giáo đường và dòng tu Bénédict, được thiết kế rất bề thế và đẹp trang trọng theo kiến trúc Pháp thời Trung Cổ, có cả một khu làng nhỏ cùng dẫy thành lũy kiên cố chở che. Mont Saint-Michel nằm trong địa phận tỉnh Manche, thuộc vùng Normandie.

Buổi chiều hôm ấy sau khi trầm trồ bên Mont Saint-Michel, trên đường về lại Paris, các bạn bè đi chung ngỏ ý muốn ghé thăm Nghĩa trang các chiến sĩ Đồng minh đã hy sinh trong Thế Chiến thứ hai, dù muộn màng và trời đã sẫm tối. Nghĩa trang vốn là nơi quạnh vắng, luôn gợi trong tâm tư mọi người nhiều xúc động và cảm nhận thật sâu sắc. Thăm nghĩa trang vào một buổi chiều tàn, nhìn những dẫy thập tự trắng hun hút chạy dài mênh mông trong hiu hắt hoàng hôn, ai cũng thấy lòng mình chùng xuống, và có ý thức hơn về ý nghĩa của cuộc đời. Với những câu hỏi thường rất ít được trả lời.

Nhóm bạn bè lững thững đi trên các lối nhỏ, mắt thoáng nhìn những tên tuổi được khắc trên thập giá. Không ai nói một lời, chỉ thấy bùi ngùi và chua sót trước những mảnh đời chợt gẫy gục, như các cành lộc non bị bứt lìa cành. Giữa thanh vắng chiều hôm, không thể thiếu chú ý đến hình dáng của hai người cao niên ở một quãng không xa. Hai ông bà đứng bên nhau, tay choàng vai, tay ôm ngang lưng, quanh quẩn bên một ngôi mộ nhỏ, giống như hàng ngàn nấm mộ khác dưới bãi cỏ xanh ở khắp chung quanh.
Có gì thật thê lương trong buổi tàn ngày hôm ấy. Thê lương nhất là hai hình dáng cao gầy, mái tóc bạc phơ bay trong gió, bờ vai xuôi mỏi mệt trên hai tấm lưng còng vì năm tháng, lẻ loi trong màn đêm đang giăng bủa. Cường độ tình thương yêu hay nỗi niềm nào khiến họ đứng ôm ấp như muốn che chở lẫn cho nhau.. Các anh chị bạn bè đều đưa mắt nhìn với bùi ngùi thương cảm, như đoán được phần nào u uẩn.... Rồi hai ông bà chầm chậm nâng đỡ nhau cất gót ra về, dáng dấp xiêu vẹo lần từng bước giữa thênh thang hiu quạnh đất trời. Ngoài cửa nghĩa trang đã thấy có chiếc taxi và ông tài xế vẫn đứng ngóng trông. Nhóm bạn bè cũng từ từ ra cổng. Chị bạn và Huyền Anh bấm nhẹ tay nhau, rồi chần chờ... và cùng rảo bước đến chỗ hai hình dáng phiền muộn kia cứ mãi tần ngần.

Hàng chữ tạc trên chiếc thập giá cho biết người hy sinh là một chàng trai rất trẻ, chỉ mới ngoài hai mươi, sinh quán bên nước Mỹ xa xôi. Dưới chân cây thập giá trắng, một bông hồng đỏ được đặt trên một bìa giấy cứng có vài hàng chữ viết to và cong quẹo :
 

 Đây là lần cuối ba mẹ đến thăm con. 
Ba mẹ luôn nhớ và yêu thương con với tất cả trái tim đau này.
Không còn bao lâu nữa đâu, là mình sẽ gặp lại nhau.
Hôn con yêu dấu của ba mẹ.


ha_ottawa_554250768_1a53feabd5_z-large-contentha_american_flag_and_cross_in_normandy_american_cemetery_and_memorial-large-content


Huyền Anh-BTX69


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn