Lực Lượng FULRO trong Trại Tù VC * Trần Ngọc Toàn

30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 92258)

Lực Lượng FULRO trong Trại Tù VC

Trần Ngọc Toàn


Ba năm bị tù đày và chuyển trại liên tiếp trên khu rừng núi Thượng du Bắc Việt hiểm độc, trong tay của bộ đội CS thuộc Đoàn 776, đã nặng nề trôi qua với đầy rầy chết chóc và bệnh tật. Khi trời đã vào Đông, bổng một hôm, toàn Trại được lệnh di chuyển bộ về Yên Bái. Tin tức cho biết Trung Cộng chuẩn bị đánh xuyên qua biên giới Việt Trung vào đầu năm 1979. Sau đó, từ đây bất thần có lệnh vượt sông Hồng, lên xe lửa về Nghệ Tĩnh.Trại Cải Tạo trung ương số 3 do Công An phụ trách, nằm trên vùng núi Trường Sơn, thuộc Huyện Tân Kỳ, ngay trên trục chuyển quân xâm nhập Miền Nam trước năm 1975, với hàng loạt hố bom B52 trải dài vào núi rừng cây Lim.Trại này có 4 Phân Trại, gồm K1,K2, K3 và K4.

Vào cuối năm 1979, sau một tháng bị biệt giam vì “Tội mưu toan phá rối”, tôi bị chuyển qua Đội Trừng giới phải lao động nặng bên Phân Trại K4. Đội làm gạch này gồm những tay chống đối, bị kỹ luật trong ấy có Cha Tuyên Uý tên Long vẩn tiếp tục rửa tội cho con chiên hàng tuần.Tên Thiếu Úy Quản Giáo gốc dân Nghệ Tĩnh, từ Bộ đội chuyển sang Công An sau khi bị thương nặng trong trận đánh với Tiểu Đoàn 9 TQLC tại bờ sông Mỹ Chánh, Quảng Trị, năm 1972. Chỉ có độ 5% ngươì Kinh với số còn lại là các “Chức sắc” fulro_vn-large-contentcủa Lực Lượng Fulro bị VC bắt sau năm 1975.Người Kinh mang cấp bậc cao nhất trong đội là Đại Tá Tôn Thất Khiên, cựu Tỉnh Trưởng Huế. Bên Fulro có Chuẩn Tướng Ralan Cek.Chúng tôi gọi đùa là “Lăn Ra Chết” sau khi chàng ta nổi giận la lớn :”Sau này, có gì tao sẽ giết hết bọn mày, Việt Cộng cũng như Cọng Hoà” khi có một va chạm với một tù cải tạo gốc Sĩ quan người Kinh. Ngoài Ralan Cek, theo sự tiết lộ cuả Y Phi Nié còn có Bộ Trưởng Quốc Phòng Y Bloh Nié, Bộ trưởng bộ Phát Triển Sắc Tộc gốc người Rhadé 2 mục sư Tin Lành….Tuy nhiên, danh tánh của người thật sự đang lãnh đạo Fulro trong tù được giử bí mật. Y Phi Nié mang cấp bậc Đại Uý Fulro nguyên là Hạ Sĩ Nhất hành chánh tài chánh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Khi còn nhỏ, Y Phi được một Sĩ quan người Kinh nhận làm con nuôi và theo học chương trình Việt từ Tiểu học lên Trung học, với giọng nói như người Việt và viết chữ Việt rất đẹp. Từ trại biệt giam trở ra tôi được xếp nằm tầng trên cuả khung giường nằm hai tầng bằng gổ, sát một bên Y Phi Nié.Do cảm tình, tôi được nghe khá nhiều về tổ chức Fulro. Fulro là chử viết tắt tiếng Pháp được dịch ra là Mặt Trận các Dân Tộc Thiểu Số bị áp bức.Khi chiếm đóng Việt Nam, nhà cầm quyền Thuộc Địa Pháp đã áp dụng chính sách chia để trị khi đặt chân lên vùng Cao Nguyên Trung Phần, với nhiều bộ lạc sắc tộc gốc Polynê như Rhadé, Bahnar, Sê Đăng, Sê Tiên, K’ Ho…Họ tuyển chọn một số con cháu của các Trưởng Bộ Lạc, gồm đa số người Radhé,nay được VC gọi là Ê Đê, cho theo học trường Pháp và sau đó làm việc cho Thuộc Địa.Một số được gởi về Đà Lạt theo học từ trường Petit Lycée cho lên Grand Lycée (Tiểu Học và Trung Học).Có người được cho du học sang Pháp đã trở thành lãnh tụ của Fulro là K’Pa Kơi cư trú tại Pháp trong suốt thời gian Fulro hoạt động, từ năm 1965 cho đến sau năm 1975, trên vùng Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam. Sau khi, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đão chánh, vào ngày 1.11.1963, với sự xâm nhập ồ ạt của Quân CS MIền Bắc vào Nam, cùng với sự tiếp tay của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (The Green Berêt), năm 1965, Fulro đã đồng loạt nổi đậy đòi quyền tự trị nhưng tức khắc đã bị Chiến Đoàn TQLC Việt Nam đánh tan và bắt đầu hàng toàn bộ. LLĐB Hoa Kỳ đã tổ chức người Thượng vào lực lượng dân sự chiến đấu và lập các đồn bót ngăn chặn cuộc xâm nhập của CS. Các lực lượng này gồm đa số ngươì Thượng với trang bị vũ khí khá đầy đủ.Các toán LLĐB Hoa Kỳ đã huấn luyện họ ngay tại chổ.Tuy vậy, cũng có một số bị dụ theo CS hoạt động du kích ở vùng đồi núi nơi buôn làng của họ. Dù vậy, lý tưởng lập một quốc gia mang tên ĐÊ-GA với các sắc tộc trên vùng Cao Nguyên từ Quảng Đức qua Đà Lạt lên Ban Mê Thuột, Plei Ku và Kom Tum vẩn kéo họ về một mối FULRO.

Khi VC chuẩn bị đánh chiếm Cao Nguyên, vào đầu năm 1975, chúng đã mời các lãnh tụ Fulro tham dư cuộc họp “Giải phóng” với Lê Đức Anh, Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng, trong mật khu. Fulro sẽ tháp tùng Thiết giáp và bộ đội CS tiến chiếm Ban Mê Thuột vào này 11.3.1975, để từ đó kêu gọi các quân lính Cọng hoà gồm đa số người Thượng buông súng hoặc quay súng theo VC như nước lũ.CS đã hứa sẽ trao quyền TỰ TRỊ cho các sắc tộc thiểu số trên Cao Nguyên này. Sau ngày 30.4.1975, các lãnh tụ Fulro được mời đi họp thảo luận vấn đề tự trị đã bị bắt trọn bộ và bị đem về nhốt ở Trại tù Gia Trung.K’Pa Kơi từ Pháp không về dự nên thoát khỏi âm mưu này.Vào tháng 6 năm 1975, các lực lượng Fulro đồng loạt nổi dậy chống VC và lần lưọt bị tiêu diệt hoặc bắt giử đưa vào tù, hoặ chạy thoát vế Cam Pu Chia, Lào và Thái Lan. Từ Trại tù Gia Trung, khỏang 300 ngườì được xếp vào hạng cán bộ chỉ huy của Fulro đã bị đưa ra Trại Cải Tạo Trung Ương số 3 ở huyện Tân Kỳ , Nghệ Tĩnh vào năm 1976.

Vốn từng sống kham khổ trong rừng núi nên người Thượng thích ứng ngay với những thiếu thốn, đói khát trong trại tù CS.Họ xoay sở tìm các thức ăn ngay trên khu đất chỉ định lao động hạn hẹp và chế biến thục phẩm như cóc nhái, rau lá trên ruộng đất do Trại buộc canh tác. Nhà Giam thay vì phát muối hột cho bửa ăn gồm khoai sắn luộc ít ỏi đã cho mổi người một muổng mắm “Chượp” rất mặn và hôi thối.Tù nhân gốc Sĩ quan Công Chức Cọng hoà không chịu nổi phải cho người Thượng phần của mình. Khi phải đi ra ngoài lao động họ bảo nhau làm cầm chừng.Bọn Công An Quản giáo và canh gác mặc tình la hét, mắng chưởi, họ cứ tĩnh bơ như không hiểu. Mục đích chính là có cơ hội ra bên ngoài trại giam để xoay sở cho việc sống còn.Tuy cùng chịu đói khát và gian khổ như các tù nhân người Kinh nhưng người Thương không sa sút gầy dơ xương . Họ vẩn rắn chắc. Có một thời gian Công An coi trại đã dung người Thượng theo VC để theo dỏi nhưng cũng chịu bó tay hủy bỏ kế hoạch. Dưới sự cai quản của CA, tù nhân không cho vào rừng lao dông mà chỉ gom lại trong khu vực canh tác ruộng lúa và trồng rau cải.Ngay cả khi chỉ lay hoay trong khu đất làm gạch với đất sét và lò nung của đội”Trừng giới”, họ vẩn xoay sở tìm đượccái gì đó để mưu sinhnhư con mối, thằm lằn… Đúng như đã có người tù nói diểu cợt là con gì nhúc nhích là ăn được trừ con “bù-lon”. Hoàn cảnh đặc biệt của họ là không hề thấy có ai nhận được quà gởi qua bưu điện hay có gia đình đến Trại tù thăm nuôi như các tù nhân gốc SQ và Công chức của Miền Nam, khi có lệnh cho phép. Tuy nhiên cũng có người viết thư gởi về gia đình ở các buôn làng trên Cao nguyên.Họ viết bằng chử Rahdé được La tinh hoá, pha trộn với tiếng Việt, Pháp và Anh nửa. Nhưng chẳng thấy ai nhận được quà thăm.Trong thời gian ở chung Trại tù ở xứ gọi là Cừa này chưa thấy có ngươì Thượng chết bệnh, trong khi bên phía tù hình sự người Bắc có ngày chết cả chục người do suy dinh dưởng và bệnh. Vào mùa bảo tháng 10 năm 1980, lần đầu tiên trong đời, tôi đã chứng kiến trận bảo lớn tràn qua khu Trại Tù Tân Kỳ làm bay mất một số nóc nhà và gió mạnh đến nổi bật gốc những bụi tre lâu năm bên làng dân.Nước lũ ngập mênh mông quanh vùng đất thấp cả hai ba ngày.Lợi dụng lúc tình hình rối loạn, một anh tù Fulro là Y lane Nié, đã trốn trại nhưng bị bắt lại vài ngày sau đó bởi dân quân. Sau 1 năm tôi bị chuyển sang các Đội tù Sĩ quan đã chạy khỏi Việt Nam sang tới đảo Guam rồi đòi quay về trên chiếc tàu Việt Nam Thương Tín. Mấy trăm người này bị tra vấn tận tình và sau đó có khoảng 200 SQ bị đưa ra nhốt trong Trại tù Tân Kỳ này.Chuyện về số người này phải được kể lại khá dài và ly kỳ. Đến năm 1981, khoảng 600 tù nhân chính trị được đưa ga xe lửa Nghệ Tĩnh chuyển về Các Trại tù Gia Trung , Long Khánh và Hàm Tân. Nhưng số tù nhân gốc Fulro vẩn còn bị giử lại nơi này.

Ai cũng đoán biết là có một nhóm lãnh đạo người tù Fulro nhưng họ giử rất kín. Trước đấy, có một người Thượng nguyên là Thiếu Uý Cảnh Sát Cọng Hoà bị bọn cán bộ Trại tù móc nối lấy tin, thường được gọi là Ăng-ten, đã nhận được thư của người nhà , từ Ban Mê Thuột gởi ra, bảo phải chấm dứt ngay vì tính mệnh của gia đình đang bị đe doạ. Việc này do thư từ của người ở trong trại tù gởi qua gia đình. Từ đó về sau, không còn có hệ thống Ăng –ten của VC trong khối tù Fulro nửa. Khi có tin trao trả tù chính trị cho MỸ, VC đã cho nhập vào các Đội tù chính trị độ 10 tên tù hình sự miền Bắc với án cướp của, giết người… Môt hôm, khi có sự va chạm với đám tù hình sự, cả mấy trăm tù Fulro đồng loạt xông vào đánh tơi tả đám tù hình sự, khiến Công An phải xông vào giải cứu.

Hàng đêm, quản lý Nhà giam vẩn đi điểm danh từng phòng rồi khóa cửa lại bên ngoài, bên trong các Đội tù có lệnh phải ngồi học tập và kiểm thảo, theo lệnh bọn CB Giáo dục, dưới dự điều khiển của Đội trưởng. Nhưng lệnh này không hề áp dụng cho các Đội tù Fulro. Họ lấy lý do không đọc và viết được tiếng Việt và ngôn ngữ của các sắc dân bộ lạc không thống nhất để trao đổi liên lạc. Do đó, ban đêm, trong phòng giam các đội tù Fulro ai muốn làm gì cũng được nên Cha Tuyên Úy Long vẩn làm lễ rửa tội cho con chiên hàng tuần. Đội trưởng gốc tù Fulro không hề viết báo cáo cho Trực Trại vì không biết viết chử Việt. Nhưng bọn VC vẩn được tin và gọi Cha Long lên làm việc và cấm không cho thăm nuôi.Tù Fulro nói chuyện với nhau vừa ngôn ngữ bộ lạc vừa pha tiếng Pháp “Bồi” nên có nghe cũng không hiểu họ nói gì.Theo Y Phi Nié, vào thời gian gần cuối tháng 3 năm 1975, đám Fulro rời Ban Mê Thuột về Khánh Dương, đã gặp một Đại đội Nhảy Dù thất lạc trên núi, sau cuộc chạm súng với quân chính quy VC. Có lẻ, đây là một Đại đội của Tiểu Đoàn 5ND đã vượt thoát về đến Vũng Tàu vào giửa tháng 4 năm 1975, được tường trình sau này. Tuy nhiên, không hề có cuộc chạm súng giửa Fulro và Nhảy Dù. Đám Fulro này là lực lượng ly khai sau khi cấp lãnh đạo bị VC gài bẩy bắt khi chiếm xong Cao nguyên PleiKu.Vào đầu năm 1976, lực lượng Fulro nổi lên đánh phá khắp nơi trên Cao Nguyên. Hà Nội đã phải điều động cả Quân Đoàn chính quy lên trấn át. Ngoài một số bị giết và bị bắt, một số đã chạy sang CamPu Chia và Lào, Thái Lan. Được biết, sau năm 1975, Mỹ đả gởi vài toán quân Lực lượng Đặc Biệt xuống vùng PkeiKu, Kon Tum bắt liên lạc với Fulro nhưng không rỏ dụng ý của họ.Sang thập niên 1980, một số Fulro đào thoát từ Việt Nam, đã từng hợp tác với LLĐB Hoa Kỳ trước năm 1975, đã được Mỹ đưa sang định cư tại vùng Bắc Carolina cho tới nay.

Đến nay, vùng Cao Nguyên Ban Mê Thuột Dar Lac đã được VC cho di dân Miền Bắc Việt Nam vào khai phá tận tình. Hầu như, hiện nay, trên các đường phố hay làng mạc trên cao nguyên BMT, Dalat, PleiKu, Kon Tum không còn ai thấy những nhóm người Thượng đống khố mang gùi và xà gạt theo chân nhau đi trao đổi thực phẩm hay săn bắn như trước năm 1975. Hay nói một cách khác là họ đã bị đồng hoá hoặc xóa sổ. Chỉ còn lưu lại khi cơ quan du lịch của VC muốn khai thác với những màn trình diển dối trá của các sắc tộc trên sân khấu mà thôi.Vụ khai thác Bauxite của Trung Cộng đã dần dần làm chết đi môi trường sinh thái của vùng cao nguyên trù phú này, đồng thời triệt tiêu luôn các sắc dân thiểu số còn sống du cư du canh, rải rác trên mảnh đất quê hương của họ.

Trần Ngọc Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn