THỊ XÃ Dalat * PHẠM GIA TRIẾP

08 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 19453)

THỊ XÃ Dalat

 PHẠM GIA TRIẾP

(LTS: Biên khảo của cụ Phạm Gia Triếp giới thiệu đến chúng ta một tổng quanvề Dalat của những ngày mới thành lập cho tới 1965)


Mục lục

 

I/ LỊCH SỬ. 3

II. ĐỊA DƯ: 5

a/Địa lý: 5

b/Sông ngòi: 6

c/Khí hậu: 7

d/Thảo mộc: 7

III/ HÀNH CHÁNH: 7

A/ Dân cư: 7

B/Hành chánh: 8

C/ TÀI CHÁNH: 9

D/CÁC CƠ QUAN ĐỊA PHƯƠNG; 12

E/ CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TƯ NHÂN: 12

IV/ TÔN GIÁO: 13

V/ VĂN HOÁ , GIÁO DỤC: 14

VI XÃ HỘI: 15

VII/KINH TẾ: 16

A/CANH NÔNG: 16

B/CHĂN NUÔI: 18

C/ KHOÁNG SẢN. 19

D/CÔNG KỸ NGHỆ: 19

VII. THẮNG CẢNH: 21

 

I/ LỊCH SỬ

DALAT, một thành phố thơ mộng, một trung tâm thắng cảnh, khai sinh do nhiều giả thuyết truyền khẩu. Vài giả thuyết sau đây được xem như là hữu lý và chính xác:

a/ Giả thuyết thứ nhất:

Khi bác sĩ Yersin đến suối Cam Ly ngày nay gặp nhiều thổ dân đang tắm rửa, hỏi tên con suối ấy, họ đáp là DAK LAT. Dak là suối và Lát là một bộ lạc Thượng, và Dak Lat có nghĩa là suối của người Lat.

b/Giả thuyết thứ nhì:

Khi bác sĩ Yersin có ý định lập thành phố, có hỏi ý kiến một người Việt học thức rộng. Ông này đáp: “Giá cất đây một thành phố thì vui lắm, nào là sông, hồ, đồi, suối…” Vậy , dịch chữ “ vui lắm”, đặt tên cho thành phố ấy. Đó là chữ “Đa Lạc”. Đa là nhiều ,lạc là vui, do đó, sau này được viết trại ra là Đà Lạt.

c/Giả thuyết thứ ba:

Bác sĩ Yersin vốn biết nhiều về La Tinh, nhận thấy Đalat thích hợp với mọi người, Bác sĩ cho là nơi đây “ giúp cho người này nguồn vui, kẻ khác một thời tiết tốt” ( donner aux uns la joie, aux autres la température) rồi Bác sĩ dịch thành tiếng La Tinh

“Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” , đoạn lấy những chữ đầu ghép lại thành danh từ Đalat ngày nay.

Trước kia, vùng Đalat đặt dưới quyền cai trị của Vị Tù Trưởng tài ba tên là Yagut, đã từng chiến đấu chống lại thực dân trong thời kỳ đô hộ. Hiện nay, một đường phố của đô thị được mang tên vị danh nhân trên.

Phần 2

Cuối thế kỷ thứ 19, vùng Đalat chỉ là một biển đồi hoang vu nhấp nhô dưới ngọn núi Langbian ( cao 2100m) quanh co một con đường mòn nhỏ, lác đác vài căn nhà sàn nghèo nàn của đồng bào thượng du.

Đến năm 1946, Đalat đổi hẳn thành một thị xã xinh đẹp với những con đường rộng mát, những ngôi nhà kiến trúc tân kỳ, ẩn mình sau những thuở vườn đầy hoa tươi muôn sắc. Thêm vào đó, những cảnh trí thiên nhiên, nào thác hùng vĩ, nào hồ thơ mộng, nào rừng thông xanh ngát, điểm tô những nét chấm phá linh động hữu tình, biến Đalat thành một trung tâm du lịch danh tiếng của nước nhà và tại Đông Nam Á.

Trong cuộc Nam Tiến, các vị tiền bối anh hùng đất Việt sáp nhập vùng sơn cước Đalat vào tỉnh Khánh Hoà. Tuy nhiên , các vị tiền bối không chú trọng đến việc khai khẩn vì trên bước đường mở rộng cõi bờ, cần trước mắt một giải đất phì nhiêu bao la, Nam Phần của ta ngày nay. Vì vậy, sau khi người Pháp đến Việt Nam, mãi đến năm 1897, cuộc thám hiểm đã tìm được vị trí của thành phố. Nhận thấy Đalat có khí hậu tốt lành và phong cảnh xinh đẹp, Bác sĩ đề nghị cùng các nguyên Toàn Quyền Pháp đương thời như: Pierre Pasquier, Roume, Maurice Long, xây dựng thành phố Đalat, và công tác này được thực hiện qua 4 giai đoạn:

 *Giai đoạn khai sinh : trước tiên , nguyên Toàn Quyền P. Doumer tán thành đề án của Bác sĩ và sau khi phái 2 đoàn thám hiểm vào năm 1897, 1898 do các ông Thouard, Cunhao và Guynot cầm đầu lên quan sát tại chỗ, liền cho xây dựng sở Khí Tượng và căn cứ thí nghiệm trồng trọt, đồng thời mở một con đường từ miền duyên hải Trung Việt lên vùng sơn cước.

Năm 1899, ông Doumer tự mình đến viếng thăm tình hình Đalat do ngã Phan Rang lên. Sau đó, dinh thự của viên Toàn Quyền Pháp, đồn lính bản xứ bắt đầu dựng lên. Một viên Đốc Lý thành phố được chỉ định để khuếch trương công tác mở rộng thành phố. Nhưng sau khi Ô. Doumer về Pháp, chương trình xây dựng này bị đình chỉ hẳn.

 *Giai đoạn bừng tỉnh: Mãi vào cuối năm 1915, Toàn Quyền Roume thức tỉnh Đalat khỏi cơn tê liệt hãi hùng và tiếp tục chương trình xây dựng của Ô. P.Doumer . Nhờ thế, số nhà nghỉ mát tăng lên, vài ngôi dinh thự được tiếp tục kiến tạo như : Ty Bưu Chính, Ty Ngân Khố, khách sạn Palace…,và đến năm 1920, thành phố Đalat có đầy đủ tiện nghi điện nước.

 *Giai đoạn xây dựng: Năm 1923, Toàn Quyền M. Long giao phó kiến trúc sư Hebrard phác hoạ án đồ mở rộng thành phố nhằm mục tiêu tô điểm Đalat thành một thủ đô “Liên Bang” và trung tâm thành phố quy tụ quanh Hồ Lớn Đalat. Đồng thời , đến năm 1933, quốc lộ số 20 dài 300 cây số có thể đưa khách du lịch từ Saigon đến viếng thăm Đalat trong vài giờ đồng hồ.

 *Giai đoạn thịnh vương: Từ năm 1940, Đalat mỗi ngày thêm phồn thịnh . Nhà cửa, công thự san sát , dân cư càng ngày càng tăng dần, khai khẩn những thửa đất hoang vu, lập thành thôn ấp.

Năm 1932, dân số dược 1500 người. Mỗi năm, cứ thế tăng lên mãi và hiện nay vượt con số 60.000 người.

Trong chương trình kiến thiết quốc gia , chính quyền địa phương cũng như Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà luôn luôn chú tâm xây dựng Đalat thành một đô thị kiểu mẫu của nước nhà trên mọi địa hạt, nhất là về lĩnh vực văn hoá , du lịch v.v…


Phần 3

II. ĐỊA DƯ:

a/Địa lý:

Đalạt có diện tích ( 69,200 km vuông )

Thiết lập trên vùng Cao Nguyên Đalat nằm trong lòng lãnh thổ Tỉnh Tuyên Đức, khoản 11.57 độ thuộc vĩ độ Bắc và 108.28 độ thuộc kinh độ Đông.

Từ trên phi cơ nhìn xuống, Đalat có một dãy đồi tốt tươi, tứ hướng giáp giới rừng xanh vô tận và cao từ 1 400 thước đến 1 707 thước so sánh với mặt bể. Những đỉnh núi cao nhất: Lap Be Sud ( 1.707m) Drey Knon ( 1 603 m ) Hurla Vent ( 1 621 thước)

Đất thường thường màu đỏ, có nhiều lớp đất sét do địa chất hoả diệm sơn tạo thành.

 *Gii hn: Đalat nằm trên cao nguyên miền Lâm Viên ở Bắc vĩ tuyến 11.57 độ và Đông kinh tuyến 108.28 độ.

 *Phía Bc: một đường đi từ điểm tối đoản 1.424 qua điểm tối đoản 1.515; dọc theo phía tây bờ hồ Ankroet làm thành một đường gồ ghề, sát những cánh đồng Dankia, Dangia và Wang Da Kon liền với sông Da Dung. Con đường ranh giới ấy lại vượt qua cánh đồng Wang Da Kon từ Dangia đến trại Dankia rồi dọc theo phía Bắc đường Dankia – Đalat đến điểm tựa cách điểm tối đoản 1.419 về phía Tây Bắc 240 thước, đoạn theo một con đường gồ ghề đi qua điểm tối đoản 1.501, 1.483, 1.507 và 1.500 để gặp con đường Dankia tại cây số 10.

Từ cây số 10, một con đường chạy qua điểm tối đoản 1.509, 1.544 tới con đường mòn “ Vòng Lâm Viên “theo đường mòn “ Vòng Lâm Viên “ đến khi gặp con đường mòn Dasar rồi đi thẳng đến điểm tối đoản 1.707 được gọi là “Lap Be Sud”

 *Phía Đông: Một đường ranh giới đi từ điểm tối đoản 1.707 ( Lap Be Sud) nối điểm tối đoản 1.570 gọi là Bnom – R’Me, rồi từ điểm này nối thẳng với ranh giới phía Tây Bắc của đồn điền Darrigade, bọc theo phía Tây Nam đồn điền trên đến tận giới hạn Đông Nam của đồn điền Da Lachevrotiere nối điểm tối đoản 1.474.


*Phía Nam : Một đường đi từ điểm tối đoản 1.474 đến một điểm toạ độ kinh vĩ tuyến:

 -Kinh vĩ tuyến 117 G 8.804 Đông Ba Lê

 -Kinh vĩ tuyến 13 G 2.304 Bắc

Và điểm ấy nối liền phía Tây Nam phi trường Cam Ly

 *Phía Tây: một đường đi từ phí Tây nam phi trường Cam Ly,dọc theo phía Tây rồi phía Bắc phi trường trên đến khi gặp ranh giới phía Tây của đồn điền Cam Ly, đoạn sát theo ranh giới phía Tây của đồn điền trên tận đầu Tây Bắc đồn điền Cam Ly và chấm dứt tại điểm tối đoản 1.424.

b/Sông ngòi:

Đalat có một con sông nhỏ Cam Ly phát nguyên từ đỉnh núi You Boggey chảy tù Bắc Nam xuống hồ Than Thở và đổ về sông Da Du. Ngoài ra Dalat lại có những Hồ khác như : Hồ Lớn Đalat, Hồ Mê Linh, (St-Benoit) , Hồ Đa Thành, Hồ Bellevue, Hồ Ankroet…

c/Khí hậu:

Ở vị trí cao độ và lại gần bể, Đalat quanh năm có khí hậu mát mẻ, thời tiết không thay đổi. Khí hậu trung bình trong năm 18 độ.

Đặc biệt Đalat có hai mùa:

 -Mùa nắng: từ tháng 11 đến tháng 5

 -Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11.

d/Thảo mộc:

Đồi núi tươi đẹp gồm thông ba lá, hai lá và xa hơn có các loài cây như : sến, dẽ, liễu, bồ đào…

Phần 4


III/ HÀNH CHÁNH:

A/ Dân cư:

Dân số được 59.634 người, chuyên về canh nông và chăn nuôi ( 95,7 %)

Thành phần gồm có:

- Đồng bào Trung Nam đến lập nghiệp từ lâu

- Đồng bào Bắc Việt định cư

- Hoa Kỳ Kỳ nhập tịch Việt

- Một ít đồng bào Thượng

- Ngoại kiều : Pháp Mỹ

Sắc thái tuy phức tạp nhưng không có mâu thuẩn sâu sắc về chính trị, tôn giáo, kinh tế v.v..

Dân số trung tâm Thị xã chiếm 1/3 tổng số. Mật độ trung bình 600 người trên 1 cây số vuông.

B/Hành chánh:

Là một đô thị tại cao nguyên Trung Phần, Đalat đặt dưới quyền điều khiển của 1 Thị Trưởng, chức vụ được ấn định do sắc lệnh 57 – A ngày 24 – 10 – 1956

Hiện nay Đalat được sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức thành một Thị Xã do Tỉnh Trưởng Tuyên Đức kiêm nhiệm chức vụ Thị Trưởng.

Bên cạnh Chính Quyền có Hội Đồng Thành Phố gồm 10 đại biểu chính thức và 4 đại biểu dự khuyết do các Hội Viên Hội Đồng Khu Phố chọn định.

Hội Đồng Khu Phố lại do đồng bào địa phương bầu cử.

Nhiệm kỳ của Hội Đồng thành phố cũng như của Hội Đồng Khu Phố là 2 năm.

Hội Đồng Thành Phố trong các buổi hội nghị do ông Thị Trưởng chủ toạ, thảo luận các vấn đề hoặc diễn đạt những ý kiến, nguyện vọng của nhân dân liên hệ đến quyền lợi của thành phố.

Đalat chia làm 10 Khu Phố. Mỗi Khu Phố có 1 Hội Đồng Dân Cử nhiệm kỳ 2 năm .

Hội Đồng Dân Cử Khu Phố đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông Thị Trưởng, có nhiệm vụ quản trị về địa hạt Hành Chánh và các vấn đề thuộc địa phương.

Hội Đồng Dân Cử Khu Phố tuyển chọn giữa các vị hội viên, 1 chủ tịch, 1 thư ký, 1 thủ quỹ đảm trách thường trực công việc và gọi là Hội Đồng Hành Chánh Khu Phố.

Các Khu Phố chia thành nhiều Ấp Tân Sinh:

 KHU PH I:

An Hoà, Đa Hoà, Hồng Lạc, Chi Lăng, Tân Thành, Cô Giang,

Võ Tánh, Đa Thuận, Ánh Sáng.

 KHU PH 2:

Đa Trung, Đa Cát, Đa Thuận, Lạc Thành, Mỹ Thành, Nam Thiên, Vạn Thành, Du Sinh.

 KHU PH 3:

Bạch Đằng, Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát, Thánh Mẫu, Thống Nhất.

 KHU PH 4:

Đa Lợi, Tây Hồ, Sào Nam.

 KHU PH 5

Phước Thành, Tùng Lâm, Cựu binh sĩ.

 KHU PH 6

Trung An, Tây Thuận

 KHU PH 7

Xuân An, An Lạc, Du An, Saint Jean

 KHU PH 8:

Tân Thành,Tân Lạc

 KHU PH 9:

Đa Thiện, Hà Đông, Nghệ Tĩnh

 KHU PH 10:

Tự Tạo, Đa Phước

Sau ngày Cách Mạng , các ban Trị Sự Ấp được nhân dân bầu cử theo phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 2 năm, điều hành công tác trong Ấp

Tổng số Ấp Tân Sinh : 42 Ấp

C/ TÀI CHÁNH:

Thị Xã Đalat trên nguyên tắc có:

- Ngân sách điều hành ( Budget ordinaire)

- Ngân sách đặc biệt ( Budget extraordinaire

Ngân sách điều hành để duy trì hoạt động các cơ cấu công quyền địa hạt ( Hành Chánh, Công Chánh, Y tế, Học Chánh, Vệ Sinh v.v… đặc trách các vấn đề thuần tuý tại Thị Xã nhằm mục tiêu : an ninh, trật tự, phát triển xã hội, kinh tế, cải mỹ Thành Phố )

Ngân sách đặc biệt chỉ áp dụng trong những kế hoạch riêng, có thời hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư, khuếch trương kinh tế quy mô cho công ích địa phương ( ít khi có ngân sách này trên thực tế)

Ngân sách điều hành hay ngân sách đặc biệt đều bắt buộc phải có tài nguyên riêng. Việc sung dụng các tài nguyên này cho công phí đều do luật lệ tài chánh chung hiện hành quy định.

Thông thường ngân sách điều hành của Thị xã được cấu tạo bởi các tài nguyên và công phí lược kê sau đây:

 a/ TÀI NGUYÊN:

1/ Các số bách phân phụ thu về : thuế môn bài, thuế thổ trạch

2/ Các tạp thuế địa phương gồm: thuế khám xe , thuế bến, thuế các cuộc vui, thuế quảng cáo và cây xăng, thuế công chánh, thuế thuế choán chỗ và đất công, thuế dùng hơi điện, thuế phòng ngủ, thuế xe du lịch, v.v….

3/Các hoa lợi Thị xã: thu về hồ, nước, lò sát sinh, chợ, rác và các công sản địa hạt khác như: đất thuê chiếm riêng của Thị xã .

4/Các tạp thâu như: tiền phạt vi cảnh về hành chánh, bệnh viện phí và khấu trừ, tiền nhà khấu trừ, lệ phí cấp phát các giấy tờ hành chánh và thị thực chữ ký, cấp trích lục địa bộ, đạc đất và bản đồ nhà cửa, các số hoàn kim ( ristournes) khai thác điện tại Thị xã, v.v…

5/ Số trợ cấp thường diện của Ngân sách Quốc gia cùng các khoản hoàn ngân linh tinh. 

 b/CÔNG PHÍ

1/ Chi phí hành chánh ( nhân viên và vật liệu)

2/Chí phí an ninh ( nhân viên và vật liệu)

3/Chi phí công ích xã hội ( nhân viên và vật liệu)

4/Chi phí công ích kinh tế ( nhân viên, vật liệu, điều hành,và công tác về dinh tự, công ốc, kiều lộ, công viên, thuỷ điện v.v…)

5/ Chi phí chung ( chuyên chở, khánh tiết, tiếp tân, trợ cấp, cứu bần, v.v.).

Năm 1964, các tài nguyên và công phí của Thị xã Đalat được dự trù trong ngân sách với số thu chi là 42 551 000 $ 00

Các tài nguyên và công phí trên đây được khai thác và phối định cho nhu cầu trong khuôn khổ thể lệ và quy tắc tài chánh kế toán công.

Hằng năm, ngân sách được thiết lập theo một chánh sách chung do Trung Ương đề ra thích hợp với hiện tình Quốc gia trên một bình diện tổng quát, và tại địa phương, theo một kế hoạch điều hướng công tác nhằm thoả mãn những nhu cầu cần thiết của dân chúng.

Dự án Ngân sách thiết lập xong được đem thảo luận và biểu quyết trong một phiên họp của Hội đồng Thành Phố ( nay là Hội Đồng Nhân Dân Thị Xã ) . trong dịp này , tài nguyên ghi ở phần dự thâu có thể bị cắy xén, hạn chế hay tăng cường, bổ túc, công tác có thể sẽ sửa đổi hoặc thêm, bớt, nói tóm, các biểu quyết liên hệ của Hội đồng, theo thông lệ, nhằm loại bỏ các lãng phí, tạo thêm hay tập trung phương tiện vào các mục tiêu tối cần cho công ích nhân dân.

Biên bản phiên họp Hội Đồng ghi rõ các chi tiết thảo luận có giá trị biểu quyết và bản ngân sách được tu chỉnh, nếu cần, theo nghị quyết của Hội Đồng , sẽ được trình Trung Ương duyệt y.

Thủ tục phê chuẩn ngân sách thông thường chỉ chú trọng về quy tắc tài chánh và việc thi hành các chỉ thị liên quan đến thể lệ hay chánh sách chung, kỳ dư, các quyết định của địa phương vẫn được tôn trọng.

Nếu không gì trở ngại, Ngân sách sẽ được duyệt y để cho thi hành bắt đầu từ ngày 1 tháng giêng dương lịch, tức là ngày mở đầu mỗi Tài khoá Ngân sách.

Thị trưởng Đalat, với tư cách là Chánh Chủ Chi Ngân sách Thị Xã ( Ordonnateur Prinoipal du Budget ) có trách nhiệm trực tiếp trong việc thi hành Ngân sách này.

Chánh Chủ Chi ngân sách theo dõi, kiểm soát, đôn đốc công việc hành thâu các tài nguyên để sung nạp vào công quỹ Thị xã và thực hiện các việc chi tiêu đã dự trù.

Giám Thu Kế toán viên, đồng thời là Thủ Quỹ ( Trưởng Ty Ngân Khố) có bổn phận trực tiếp thu nhận và sung đương vào Ngân sách các khoản thâu của Thị xã và trang trải các công phí theo lệnh của Chánh Chủ Chi Ngân sách trong khuôn khổ luật lệ và quy tắc chung hiện hành.

Chánh Chủ Chi Ngân sách có thể uỷ một phần quyền chuẩn thu và chuẩn chi cho vị Phụ Tá Chỉ huy Hành Chánh và cử một hay nhiều vị trưởng cơ quan trực thuộc giữ chức vụ Thanh Toán Viên để cùng phân nhiệm đảm trách các việc chi tiêu dưới sự kiểm soát và trách nhiệm của mình. Chánh Chủ Chi Ngân sách quyết định mọi việc chi tiêu và giới hạn các chi tiêu trong phạm vi số tồn kim của Công quỹ Thị xã. Để đảm bảo công ngân, mọi việc chi tiêu đã thực hiện tại địa phương đều sẽ được hậu kiểm chặt chẽ tại Trung Ương.

Như một đơn vị Hành Chánh địa phương khác, Thị xã Đalat trước kia với những danh từ “ ĐÔ THỊ ĐALAT “ hay “THÀNH PHỐ ĐALAT’ , tuy nhiên nằm trong Tỉnh Tuyên Đức, nhưng là một cơ cấu Hành Chánh tiên lập, đã và đang hoạt động theo một quy chế riêng, có ranh giới, có tài sản, có Ngân sách biệt lập đối với Tỉnh Tuyên Đức , không như nhiều Thị xã khác mà tổ chức tài chánh lệ thuộc hoàn toàn vào tài chánh Tỉnh.

Bởi đặc điểm này nên trong Cộng Đồng Quốc Gia , Thị Xã Đalạt hoạt động với đủ mọi quyền hành như một đơn vị Hành chánh địa phương tổ chức theo dụ số 57 – A ngày 24 . 10 . 1956.

 

D/CÁC CƠ QUAN ĐỊA PHƯƠNG:

Ngoài các Ty trực thuộc , Thị Xã Đalạt có các cơ quan cấp Ty, Phòng hoạt động cho cả 2 đơn vị Hành Chánh Đalat/ Tuyên Đức:

-Ty Bưu Điện

- Ty Cảnh Sát

- Ty Công Chánh

- Ty Điền Địa

- Ty Tiểu Học

- Ty Kiến thiết

- Ty Lao Động

- Ty Mục Súc

- Ty Ngân Khố

- Ty Ngư Nghiệp

- Ty Nông Tín

- Ty Nông Vụ

- Ty Quan Thuế

- Ty Thanh Niên

- Ty Thông Tin

- Ty Thuế Vụ

- Ty Trước Bạ

- Ty Vệ Sinh

- Ty Vô Tuyến Điện

- Ty Y Tế

- Ty Hiến Binh

- Ty An Ninh Quân

 Đội

- Phòng Du Lịch

- Phòng Thống kê

- Phòng Nghĩa Sĩ

 Đoàn


Tỉnh Đoàn Chiêu Hồi

- Tỉnh Đoàn Địa Phương 

 Quân

- Tỉnh Đoàn Xã Hội

Hạt Lâm Vụ

Tỉnh Cuộc Diệt Trừ Sốt Rét.


Bên cạnh có những cơ quan , tầm hoạt động có tính cách cấp Liên Tỉnh, Cấp Phần hoặc phạm vi quốc gia :

- Trung Tâm Thực Nghiệm Lâm Sản

- Khu Thuỷ Lâm

- Đài Phát Thanh

- Sở Hoả Xa

- Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc

- Nha Địa Dư

- Bệnh Viện Dân Sự

- Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ ( Bộ Thông Tin)

- Trung Tâm Huấn Luyện Địa Phương Quân

- Trung Tâm Huấn Luyện Hiến Binh

- Trường Đại Học Quân Sự

- Trường Võ Bị Quốc Gia

- Văn Khố Quóc Gia

- Toà Án Hoà Giải Rộng Quyền

- Viện Pasteur

- Viện Đại Học Đalạt

- Nha Thanh Tra Kinh Tế CNTP 

Về lĩnh vực quân sự, Bộ Chỉ Huy của Tiểu khu Tuyên Đức đóng tại Đalạt. Một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân phối hợp với các lực lượng, đơn vị bán quân sự : Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Quân Cảnh, Phòng Vệ Dân Sự, Thanh Niên Chiến Đấu có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong Thị Xã.

E/ CÁC TỔ CHỨC, ĐOÀN THỂ TƯ NHÂN:

Những tổ chức văn hoá, đoàn thể , chính trị được chính thức hoạt động tại Đalạt :

- Phòng Đại Diện Tổng Liên Đoàn Lao Công V.N

- Hội Khổng Học Việt Nam

- Hội Cựu Chiến Sĩ

- Hội Việt Hoa thân hữu

- Hội Hướng Đạo Việt Nam

- Hội Phụ Huynh Học Sinh Cao Nguyên Trung Phần

- Tỉnh Hội Phật Giáo Đalạt

- Hội Thánh Tin Lành

- Thánh Thất Cao Đài

- Sở Họ Công Giáo Đalạt

Các đoàn thể chính trị chủ trương hoạt động nội bộ chìm, không có trụ sở chính thức. Riêng đảng Dân Chủ Xã Hội đã giải tán và Lực Lượng Quốc Dân Cách Mạng, trụ sở đặt tại Khu Phố 4, hoạt động kém, đoàn viên ít, ảnh hưởng không được sâu rộng


Phần 5

IV/ TÔN GIÁO:

Đalat rất tôn sùng mộ đạo, các Thánh Đường, Tu Viện được xây dựng sát cạnh các chùa chiền, đền đài khắp trong thành phố, tại hầu hết các Ấp Tân Sinh.

CÔNG GIÁO:

- Thánh Đường St- Nicolas

- Tu Viện Đa Minh

- Nhà Giòng Chúa Cứu Thế

- Tu Viện Lazarietes

- Giáo Hoàng Chủng Viện

- Domaine de Marie

- Giòng Fransiscain

- Giòng La Salle

- Giòng Châu Sơn

 TIN LÀNH:

- Toà Thánh Tin Lành

- Nhà Chung Hội Gia Tô Giáo Pháp

- Nhà Thờ Cơ Đốc Phục Lâm Pháp

 PHẬT GIÁO:

- Chùa Linh Sơn

- Chùa Linh Quang

- Chùa Linh Phong

- Chùa Viên Quang

 CAO ĐÀI GIÁO:

- Thánh Thất Đa Phước ( Tây Ninh)

- Thánh Thất Đa Thành ( Bến Tre )

V/ VĂN HOÁ , GIÁO DỤC:

 Dalạt có một số trường dồi dào đủ cung ứng nhu cầu học tập của học sinh:

 Trường công lập:

 *Số trường trung học : 2

  • Trần Hưng Đạo : 23 lớp, 32 giáo sư, 1250 nam học sinh
  • Bùi Thị Xuân : 21 lớp, 30 giáo sư, 990 nữ học sinh

 *Số trường tiểu học :

  • Tiểu Học Phổ Thông : 13 trường, 116 lớp
  • Tiểu Học Cộng Đồng : 02 trường , 22 lớp
  • Trường Nữ Công Gia Chánh : 01 trường , 3 lớp

 *Số trường Sơ Học : 04 trường, 11 lớp

Tổng cộng ( trường tiểu học và sơ học ) : 20 trường, 152 lớp

 *Số Giáo viên : 148 người

 *Số học sinh : 7 998 ( nam 4.072)

 Trường Tư Thục:

 *Số trường trung học : 8 ( Việt Anh, Bồ Đề , Thăng Long, Trí Đức , Minh Đức, Vinh Sơn, Adran, Văn Học)

 Số học sinh : 5 020

 *Số trường tiểu học: 8 trường, 65 lớp

 *Số trường sơ cấp: 9 trường, 26 lớp

 Số Giáo viên: 92

 Số học sinh: 3 919

 Trường chuyên nghiệp:

 Số trường : 01 ( Kỹ thuât La Salle)

 Số lớp : 4

 Số Giáo sư : 13

 Số học sinh : 90

Trường chuyên dạy các môn : gò, hàn, rèn,gỗ, điện. Bên cạnh những trường đang dạy chương trình Pháp , không thuộc sự kiểm soát của Học vụ như : Grand et Petit Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux, Domaine de Marie, Nasazareth, Franciscaines, Adam…

VI XÃ HỘI:

Khu vực hoạt động và náo nhiệt nhất của Đalạt là Chợ Đalạt, tâm điểm thương mãi và sinh hoạt của Thị Xã.

Ngôi chợ gồm 2 tầng lầu , kiến trúc tân kỳ theo chương trình thiết kế Đô thị với một ngân sách khoản 40 triệu đồng bạc, được xây dựng trên một thung lũng rất tiện lợi cho sự lưu thông , buôn bán. Ngày nay Đalạt tự hào với ngôi chợ mới có thể đẹp nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á nữa.

Ngôi chợ cũ được chỉnh trang biến thành một Hí viện chung quanh tô điểm những gian hàng xinh đẹp, phần đông trình bày những sản phẩm của địa phương.

Về địa hạt Y tế, một bệnh viện dân sự với những nhà Hộ sinh, dưỡng bệnh, phòng giải phẩu có y cụ thuốc men đầy đủ cho bệnh nhân điều trị.

Tại các khu – phố xa đều có Trạm cứu thương do Cán Bộ Y tế hoặc Uỷ Viên Y Tế Ấp Tân Sinh phụ trách.

Đồng bào Đalạt còn có thể điều trị tại:

- 5 bệnh viện và phòng khám bệnh.

- 4 bảo sanh viện

- 2 Nha viện

- 4 nhà bán thuốc Âu Dược và nhiều tiệm Đông y. Năm 1936 Y Viện Pasteur được xây dựng trang bị những dụng cụ tối tân , Y Viện này đã đóng góp một phần lớn lao cho bệnh viện địa phương về việc phân chất và thí nghiệm dược phẩm.

Trong những năm qua, nhiều cơ sở xã hội cộng đồng được xây dựng góp phần vào chương trình cải thiện đời sống nhất là cho giới lao động và bình dân:

- 2 khu xã hội được thiết lập gồm 2 ký nhi viện tiếp nhận hàng ngày trên 100 nhi đồng gia đình nghèo ( Ký nhi viện Hồng Lạc và Nhị Trung)

- 1 quán cơn xã hội với giá rẻ tiền giúp đỡ rất nhiều cho học sinh, sinh viên và du khách.

- 1 lữ quán Thanh niên và Lao động trang bị gần 200 giường cá nhân, phòng đọc sách, phòng giải trí.

- 1 thao trường dành cho Thanh niên đến luyện tập về thể thao, thể dục không mất tiền.

 Đồng thời Đalạt còn có những tổ chức từ thiện:

- Phòng xã hội thành lập năm 1953

- Hội Từ Thiện Phật Học

- Chi nhánh Hội Hồng Thập Tự Việt Nam

- Hội Từ Thiện giúp đỡ những bệnh nhân phong hủi.

- Uỷ ban Xã Hội Đalạt/ Tuyên Đức

- Tỉnh Hội Phụ nữ Chí Nguyện Đalạt

Những tổ chức từ thiện Ấu Trĩ Viện của các Giòng Thiên Chúa Giáo

IV/ TÔN GIÁO:

Đalat rất tôn sùng mộ đạo, các Thánh Đường, Tu Viện được xây dựng sát cạnh các chùa chiền, đền đài khắp trong thành phố, tại hầu hết các Ấp Tân Sinh.

CÔNG GIÁO:

- Thánh Đường St- Nicolas

- Tu Viện Đa Minh

- Nhà Giòng Chúa Cứu Thế

- Tu Viện Lazarietes

- Giáo Hoàng Chủng Viện

- Domaine de Marie

- Giòng Fransiscain

- Giòng La Salle

- Giòng Châu Sơn

 TIN LÀNH:

- Toà Thánh Tin Lành

- Nhà Chung Hội Gia Tô Giáo Pháp

- Nhà Thờ Cơ Đốc Phục Lâm Pháp

 PHẬT GIÁO:

- Chùa Linh Sơn

- Chùa Linh Quang

- Chùa Linh Phong

- Chùa Viên Quang

 CAO ĐÀI GIÁO:

- Thánh Thất Đa Phước ( Tây Ninh)

- Thánh Thất Đa Thành ( Bến Tre )

V/ VĂN HOÁ , GIÁO DỤC:

 Dalạt có một số trường dồi dào đủ cung ứng nhu cầu học tập của học sinh:

 Trường công lập:

 *Số trường trung học : 2

  • Trần Hưng Đạo : 23 lớp, 32 giáo sư, 1250 nam học sinh
  • Bùi Thị Xuân : 21 lớp, 30 giáo sư, 990 nữ học sinh

 *Số trường tiểu học :

  • Tiểu Học Phổ Thông : 13 trường, 116 lớp
  • Tiểu Học Cộng Đồng : 02 trường , 22 lớp
  • Trường Nữ Công Gia Chánh : 01 trường , 3 lớp

 *Số trường Sơ Học : 04 trường, 11 lớp

Tổng cộng ( trường tiểu học và sơ học ) : 20 trường, 152 lớp

 *Số Giáo viên : 148 người

 *Số học sinh : 7 998 ( nam 4.072)

 Trường Tư Thục:

 *Số trường trung học : 8 ( Việt Anh, Bồ Đề , Thăng Long, Trí Đức , Minh Đức, Vinh Sơn, Adran, Văn Học)

 Số học sinh : 5 020

 *Số trường tiểu học: 8 trường, 65 lớp

 *Số trường sơ cấp : 9 trường, 26 lớp

 Số Giáo viên : 92

 Số học sinh: 3 919

 Trường chuyên nghiệp:

 Số trường : 01 ( Kỹ thuât La Salle)

 Số lớp : 4

 Số Giáo sư : 13

 Số học sinh : 90

Trường chuyên dạy các môn : gò, hàn, rèn,gỗ, điện. Bên cạnh những trường đang dạy chương trình Pháp , không thuộc sự kiểm soát của Học vụ như : Grand et Petit Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux, Domaine de Marie, Nasazareth, Franciscaines, Adam…

VI XÃ HỘI:

Khu vực hoạt động và náo nhiệt nhất của Đalạt là Chợ Đalạt, tâm điểm thương mãi và sinh hoạt của Thị Xã.

Ngôi chợ gồm 2 tầng lầu , kiến trúc tân kỳ theo chương trình thiết kế Đô thị với một ngân sách khoản 40 triệu đồng bạc, được xây dựng trên một thung lũng rất tiện lợi cho sự lưu thông , buôn bán. Ngày nay Đalạt tự hào với ngôi chợ mới có thể đẹp nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á nữa.

Ngôi chợ cũ được chỉnh trang biến thành một Hí viện chung quanh tô điểm những gian hàng xinh đẹp, phần đông trình bày những sản phẩm của địa phương.

Về địa hạt Y tế, một bệnh viện dân sự với những nhà Hộ sinh, dưỡng bệnh, phòng giải phẩu có y cụ thuốc men đầy đủ cho bệnh nhân điều trị.

Tại các khu – phố xa đều có Trạm cứu thương do Cán Bộ Y tế hoặc Uỷ Viên Y Tế Ấp Tân Sinh phụ trách.

Đồng bào Đalạt còn có thể điều trị tại:

- 5 bệnh viện và phòng khám bệnh.

- 4 bảo sanh viện

- 2 Nha viện

- 4 nhà bán thuốc Âu Dược và nhiều tiệm Đông y. Năm 1936 Y Viện Pasteur được xây dựng trang bị những dụng cụ tối tân , Y Viện này đã đóng góp một phần lớn lao cho bệnh viện địa phương về việc phân chất và thí nghiệm dược phẩm.

Trong những năm qua, nhiều cơ sở xã hội cộng đồng được xây dựng góp phần vào chương trình cải thiện đời sống nhất là cho giới lao động và bình dân:

- 2 khu xã hội được thiết lập gồm 2 ký nhi viện tiếp nhận hàng ngày trên 100 nhi đồng gia đình nghèo ( Ký nhi viện Hồng Lạc và Nhị Trung)

- 1 quán cơn xã hội với giá rẻ tiền giúp đỡ rất nhiều cho học sinh, sinh viên và du khách.

- 1 lữ quán Thanh niên và Lao động trang bị gần 200 giường cá nhân, phòng đọc sách, phòng giải trí.

- 1 thao trường dành cho Thanh niên đến luyện tập về thể thao, thể dục không mất tiền.

 Đồng thời Đalạt còn có những tổ chức từ thiện:

- Phòng xã hội thành lập năm 1953

- Hội Từ Thiện Phật Học

- Chi nhánh Hội Hồng Thập Tự Việt Nam

- Hội Từ Thiện giúp đỡ những bệnh nhân phong hủi.

- Uỷ ban Xã Hội Đalạt/ Tuyên Đức

- Tỉnh Hội Phụ nữ Chí Nguyện Đalạt

Những tổ chức từ thiện Ấu Trĩ Viện của các Giòng Thiên Chúa Giáo


Phần 6

VII/KINH TẾ:

Diện tích có thể khai thác : 10 944 mẫu tây

Diện tích đã khai thác : 9 464 mẫu tây

Diện tích còn bỏ hoang : 1 480 mẫu tây

A/CANH NÔNG:

Được thiết lập trên những ngọn đồi, Dalạt không có ruộng nên không tự túc về gạo, phải nhờ Saigòn tiếp tải, hàng năm 90 000 tấn.

Trái lại nhờ khí hậu tốt lành, Đalạt nổi danh là một Thành Phố rau cải, hoa quả, nguồn lợi kinh tế độc nhất và phong phú của địa phương.

Vấn đề trồng rau cải đòi hỏi ở nhà vườn một sự chịu khó nhẫn nại vô cùng tận, có thể gấp hai ba lần công việc đồng áng của các nhà nông miền Hạ bạn. Với đồng bào địa phương , đồng bào Bắc Việt di cư , trải 10 năm qua cũng đã khai khẩn rất nhiều đất hoang, nên trong những năm gần đây mức sản xuất tăng gia gấp bội, cung cấp không những cho Thủ Đô Saigòn mà cho toàn quốc nữa, và có thể xuất cảng qua các quốc gia lân cận.

Các loại rau chính được trồng : Sà – lát, Sú, Bắp cải, Sú- lơ, Cải – thảo, Sà – lat cô ron, Cà – rốt, Cresson, Hành ta, Su – hào, Khoai – tây, Artichaut, Poireau v.v.. Mức sản xuất hàng năm khoảng 15 000 tấn, xuất thị trên 10 000 tấn.

Được biết rằng 90% dân số sống về nghề trồng rau. Sản xuất thì dễ nhờ sức cần cù và kiên nhẫn của nông dân, nhưng vấn đề tiêu thụ lệ thuộc các vựa lớn ở Saigòn – Chợ Lớn của đa số Hoa thương . Trái lại phần nhiều nhà vườn ăn trước trả sau, nhờ việc mua bán tương trợ lẫn nhau giữa nhà buôn, nhà vuờn, nhà chuyên chở. Nhà buôn bán chịu gạo và thực phẩm, phân bón thuốc sâu với giá tương đối cao hơn và mua non rau cải với giá rẻ hơn một chút.

Tuy nhiên khi giá rau lên cao nhà vườn cũng có quyền buộc nhà buôn hoặc nhà chuyên chở trả tiền trước. Mới xét qua, thấy nhà vườn bị nhà buôn bóc lột , nhưng từ trước đến nay, nhà vườn và nhà buôn đã quen sống với phương thức lao tư kiệm cố.

Đến năm 1958 Hợp Tác Xã rau Đalạt được thành lập quy tụ 3 434 xã viên. Tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã nhằm mục đích loại trừ trung gian bóc lột, đem lại sự giúp đỡ về hương dẫn chuyên môn cũng như về tiếp tế nông phẩm, nông cụ cho nhà vườn.

Hợp tác xã đã bị gian thương tìm cách lũng đoạn, nên dù chính quyền tận tâm giúp đỡ vẫn chưa đem lại kết quả mong muốn. Thêm vào đó, thủ tục vay tiền quá phiền toái, nhà vườn không đủ điều kiện, lại chưa ý thức được rõ rệt về bổn phận và quyền lợi xã viên trong Hợp tác xã , nên có xu hướng trở về lại với nếp sống cũ.

Hiện nay, Hợp tác xã rau Đalạt hoạt động điều hoà nặng về nghiệp vụ tiếp liệu cho các xã viên. Tổng số tiếp liệu đã cung cấp trong 2 năm 1962 – 1963 lên đến 15 000 000 $ đã thu được một số lời 50 687$00 . Khó khăn nhất của Hợp tác xã là vấn đề lập vựa rau tiêu thụ ở Thủ Đô và xuất cảng rau ra ngoại quốc, hiên nay vấn đề này đang được một Uỷ ban Liên Bộ cứu xét.

Ngoài nguồn lợi chính thức trên, Đalạt còn sản xuất:

HOA:

Đủ loại rất đẹp, trồng rải rác khắp nơi. Du khách ưa chuộng nhất: Hoa Hồng, Glaieul, Lis v.v.. và các loại Phong Lan, tìm kiếm trong các khu rừng lân cận Đalạt

CÂY ĂN TRÁI:

Mận , Hồng , Đào và Bơ . Mận Trại Hầm nổi tiếng nhất ngon và ngọt,\. Hồng, Đào và Bơ lác đác khắp nơi.

Dâu tây ( Fraise ) trông nhiều nhất ở hai ấp Hà Đông và Nghệ Tĩnh ( Khu Phố IX)

Kỹ nghệ làm mứt mận và rượu dâu đang được phát triển.

B/CHĂN NUÔI:

Ngành chăn nuôi với diện tích hẹp, khí hậu không thích hợp cho một số gia súc, mặc dầu được đồng bào chú trọng , nhưng không đủ cung cấp nhu cầu cho địa phương:

Đalạt có 4 trại chăn nuôi :

- Cam Ly

- Datria

- La Savoisienne

- Touloux

Nhưng hiện nay không có điều kiện phát triển

Tổng số súc vậtTrâu : 133 con

- Heo : 6 520 con

- Gà, vịt : 11 900 con

 Các trại chăn nuôi heo được thiết lập ở các Thôn Ấp có tính cách tư nhân, nhờ cơ quan Nông Tín cho vay tiền và Ty Thú Y giúp đỡ chuyên môn theo chương trình “ Heo Bắp” và trại gà đang thâu lợi nhiều nhất là trại gà của bà Phan Xứng đường Phan Đình Phùng và Văn Bia ( Khu Phố X)

 C/ KHOÁNG SẢN

 Đalạt có một vài hầm đá và đất sét trắng ( Kaolin ) dùng làm đồ gốm.

 D/CÔNG KỸ NGHỆ:

K ngh:

 + 8 xưởng cưa lớn hoạt động tại Đalạt và Tuyên Đức sản xuất 9 400 m3 hằng năm

 + 2 lò nhựa thông sản xuất hằng năm 400 tấn

 + 3 máy nước đá và kem

 + 1 xưởng đồ sứ Thiên Nhiên ( Trại Mát, Khu Phố X ) sản lương hằng năm 207 000 chén bát đủ loại.

Tiu công ngh:

 + Dệt vải

 + Đóng giày

 + Làm bún

 + Làm đồ gỗ

 + Kim hoàn v.v…

Chủ nhân các ngành nói trên, 9/10 là người Việt, 1/10 là Hoa Kiều.

E/ GIAO THÔNG:

 Các đường giao thông ni lin Đalat vi các tnh khác:

1. Đalạt – Saigòn dài 305 cây số vượt qua Di – Linh và đèo Bảo Lộc, đường tráng nhựa.

2. Đalạt – Phan – Rang ( 108 cây số ) – Nha Trang ( 219 cây số) Pleiku.

3. Đalạt – Saigòn dài 375 cây số , qua Phan Thiết.

4. Đalạt – Banmêthuột do 2 đường mòn xe hơi đi được:

-Một từ Liên Khương ngang qua Fyan và Lạc Thiện

-Một từ Di Linh ngang qua Kinda và tiếp nối quốc lộ Saigòn- Banmêthuột tại

Đalạt Trois Frontieres

 Đường xe la:

Đalạt nối liền đường xe lửa Huế - Saigòn ngang qua Krongpha , Tháp Chàm ( quãng đường Đalạt- Krongpha đường sắt có răng cưa và phải vượt đèo)

Nhà ga Đalat được hoàn thành từ năm 1936

Đường hàng không:

 1/ Quốc tế hoá từ năm 1961, sân bay Liên Khàng, cách Đalạt 30 cây số về phía nam, hiện dùng cho các máy bay lớn liên lạc với Saigòn, Huế, Đà Nẵng, Banmêthuột v.v… nhà ga phi trường kiến trúc đẹp , gieo một cảm tưởng tốt vào lòng du khách vừa mới bước đến Đalạt

 2/ Sân bay Cam Ly, cách Đalạt 3 cây số về phía Tây hiện nay được sửa chữa và khai thác dùng cho các loại máy bay nhẹ và quân sự.

Đường trong Thành Ph:

Các đường trong Thành Phố được tráng nhựa, rải đá, bảo đảm cho sự giao thông hằng ngày.

Tại các Ấp thuộc những khu phố xa, các đường mòn đa số đều bằng đất.

Nhờ sự hoạt động của Ty Công Chánh và sự nổ lực đóng góp của nhân dân hệ thống giao thông trong đô thị được đặc biệt sửa chữa, đường sá tại Thôn Ấp được trùng tu sạch sẽ và quang đãng.

Hệ thống giao thông thuộc Thị Xã dài 136km312 gồm:

63km742 đường tráng nhựa

38km140 đường cán đá xanh

34km430 đường đất


G/ THƯƠNG MÃI:

Hằng năm Đalạt sản xuất:

1. 10 550 tấn rau

2. 9 400 m3 gỗ thông

3. 200 tấn đất sét trắng

4. 2 000 tấn trà

5. 15 tấn da súc vật

 Tuy nhiện những nguồn lợi địa phương rất ít ỏi không thể cung ứng cho dân chúng, nền kinh tế phải lệ thuộc với các vùng khác nhận những nhập cảng thường xuyên về:

- Thực phẩm

- Phân bón

- Nguyên liệu xây cất nhà cửa

- Các vật dụng tiêu thụ hàng ngày

 Đalạt hiện còn những công ty:

- Công Ty Thuỷ điện khai thác hơi điện cung cấp ánh sáng cho Thị Xã và quận Đơn Dương

- Công Ty Hàng Không Việt Nam khai thác đường hàng không trong và ngoài nước

- Hợp hội các nhà vận tải

Phần 7

VII. THẮNG CẢNH:

Ngoài khí hậu ôn hoà, Đalạt lại hấp dẫn du khách gần xa nhờ những thắng cảnh thiên nhiên, nhân tạo hùng vĩ và thơ mộng.

Lại nữa trong khoảng những năm qua, Đalạt càng tô điểm thêm những nét mỹ quan.

Nhà cửa rẻ tiền xây dựng san sát nơi nơi theo kiểu mẫu chung, sạch sẽ và đầy ánh sáng. Đường sá được tráng nhựa rải đá thay thế những con đường mòn khúc khuyủ , chật hẹp

Thác Cam Ly , Suối Vàng, Hồ Than Thở, Thác Prenn….với cảnh trí sẵn có được tu sửa thêm làm lưu luyến du khách gần xa.

Đến viếng Đalạt, du khách có thể ngoạn cảnh:

HỒ THAN THỞ:

Nằm về phía Đông – Bắc Thành Phố ( khoảng 5 cây số) trước kia là vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc, cầm thú, mà chỉ một làn gió nhẹ, xao động lau lách vọng lên như tiếng thở dài chạy trên mặt nước, do đó hồ mang tên là “ Hồ Than Thở”

Ngày nay Hồ Than Thở được thi vị hoá bằng một sự tích bi hùng kết hợp do lòng ái quốc của đôi trai tài gái sắc nước Việt qua những giòng chân thành của một văn nhân ghi lại như sau:

“Năm ấy, một ngày cuối thu 1788, một làn gió hùng mạnh, quật cường đang làm cho nhân dân Việt sôi máu trong một ý chí chống ngoại xâm : Khắp trời Nam. Tiếng loa rộn rã thúc giục các trai tráng hiên ngang nhập ngũ sưới bóng cờ Tây Sơn để tiến ra Bắc Hà quét sạch quân nhà Thanh đang lăm le mượn cớ phù Lê để xâm chiếm đất nước Việt Nam yêu quý.

Lời hịch chiêu mộ đã đến tai Hoàng Tùng , chàng trai đất Viễn Hưong ( thuộc tỉnh Khánh Hoà, nay là Lâm Viên tức Đalạt) Hoàng Tùng vốn giòng dõi một danh gia thế phiệt, cha ông không chịu nổi chế độ hà khắc của quân Minh nên đã bồng bế nhau tìm đường sống một cách tự do thong thả. Gia đình di cư đó đi mãi, lần hồi tới nơi này, thấy cảnh hoang vu tịch mịch non xanh, nước biếc, thật hợp với lòng phóng khoáng, giang hồ của mình, bèn chọn làm nơi di dưỡng. tên “Viễn Hương” đã được đặt ra để ghi hoàn cảnh mới, cho con cháu sau này nhớ việc hồi hương.

Chàng trai họ Hoàng, trước tiếng gọi của núi sông, đã không ngần ngại, nhưng trước khi ra đi chàng hẹn gặp Mai Nương để được biết quan niệm của người yêu trong cuộc đi chắc có lẽ không trở về của mình. Mai Nương là con gái một vị Thổ Ty Sơn Cước, vì trước Hoàng Tùng cứu thoát một tai nạn nên đã cảm phục nhận lời gá nghĩa. Đôi bạn đã định xuân sang, khi hoa anh đào khoe sắc thắm thì sẽ xin gia đình cử hành hôn lễ. Nơi hẹn của Hoàng Tùng được định trong rừng Kỳ Ngộ, trên bờ suối Dịu Hiền: sau khi nói qua cho Mai Nương biết ý định của mình, Hoàng Tùng đau đớn ngồi lặng . Bên nước, bên tình cảm éo le làm người quyến luyến

Sự trầm ngâm của chàng làm Mai Nương hiểu lầm, nàng tưởng Hoàng Tùng nghi ngờ lòng trung kiên của nàng nên ngần ngại. Dịu dàng, nàng thưa xin cho đến hôm sau, cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tiễn người anh hùng.

Hôm sau, trước giờ hẹn, Mai Nương một mình đến bên giòng suối để than thở. Muốn cho Hoàng Tùng hiểu lòng nàng để dứt hết bịn rịn, băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để Hoàng Tùng yên tâm Mai Nương của chàng sẽ chỉ là vợ Hoàng Tùng dù sau này chàng vinh quang trở về hay đã ngã trên chiến trường xa thẳm…Nghĩ vậy nàng khóc lóc hồi lâu, gọi tên Hoàng Tùng mấy lượt và nhắm mắt nhảy xuống nước.

Vài phút sau, Hoàng Tùng đến chỗ hẹn. Lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm ra chỗ cũ. Thì ra cảm lòng người liệt nữ , chim muông, cây cỏ trong rừng đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẩn tiết làm thành một giếng sâu, đồng thời hai bên đầu suối bít lại , nơi Mai Nương gởi mình biến thành một hồ rộng rãi im lặng bên rừng Kỳ Ngộ.

Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện, bèn cảm động đặt tên hồ là hồ Than Thở, để ghi lại những phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm làm tròn nghĩa vụ.

Một thi sĩ khác lại đã ca tung bằng một lời thơ, lối văn nhẹ nhàng bóng bẩy như sau:

Nhớ thuở ấy lòng đau không xiết

Ngó non sông dân Việt lầm than

Cảm bày : nước loạn nhà tan

Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ

 

 Rửa hận nước phất cờ vung kiếm

 Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung

 Ra tay ngang dọc vẫy vùng

 Thề , đâu chịu đội trời chung phen này

 

Hịch chiêu hiền đó đây rộn rịch

Trống mộ quân tập kích giặc thù

Một phen dành lại cõi bờ

Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam

 

 Hoàng Tùng vốn là trang anh tuấn

 Quyết ra đi rửa hận non sông

 Tấm thân coi tựa lông hồng

 Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi

 

Thầm một nỗi biệt ly cắc cớ

Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay

Ra đi ngàn dặm nước mây

Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau ?

 

 Chàng tần ngần lòng đau không tả

 Nàng héo hon tấc dạ không khuây

 Hết nhìn nha u lại cầm tay

 Hỡi “ Khôn thiêng “ thấu nỗi này cho chăng ?

 Nàng thồn thức hẹn chàng gặp lại

Suối “ Dịu Hiền “ sẽ lại cùng nhau

Chân tơ kẻ tóc gót đâu

Bên rừng “ Kỳ Ngộ “ đôi câu tạ từ…

 Nào có ngỡ xót xa nỗi ấy!!

 Luống e chàng áy náy khôn nguôi

 Chiến trường biên ải xa xôi

 Chữ Trinh thiếp có vẹn mười cho không ?

 

Càng canh cánh bên lòng thắc mắc

Thà nén tâm gặt phắt thường tình

Cho chàng thoả chí bình sinh

Diệt thù, thoả nguyện tâm tình nước non

 

 Bên giòng nước Mai Nương lén bước

 Từ tinh sương rảo bước bóng chàng

 Đoái nhìn rừng thẳm mênh mông

 Thảm nghe giòng suối thở than não nề

 

Rồi một phút như mê như tỉnh

Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa

Gọi rồi đôi mắt lệ mờ

Tấm thân gieo nặng xuống bờ nước sâu…

 

 Bỗng gió thảm mưa sầu rồn rập

 Khắp núi đồi, chim chóc , muôn than

 Hoa rừng tràn lệ chưa chan

 Đất trời như cũng cảm thương não tình

 

Chàng thất thểu đinh ninh lần tới

Tìm tình nương chân mỏi mắt mờ…

Bốn bên vắng lặng như tờ

Mênh mông “ hồ “ rộng nước lờ đờ trôi…

 

 Đôi hàng lệ “ Mai Nương “ ơi hỡi !

 Vì đâu mà chín suối xa chơi ?

 Âm dương cách biệt đôi nơi

 Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ…

 

Khôn thiêng em hãy đợi chờ

Mặt hồ than thở bây giờ là đây

Mai Nương nàng hỡi có hay…

HỒ MÊ LINH: ( St – Benoit )

Giải nước trong xanh của Hồ Than Thở vươt qua đập nước nhân tạo , trầm lặng chảy theo giòng suối nhỏ đổ về Hồ Mê Linh ( St – Benoit )

Cảnh trí hồ khá đẹp, lại điểm những biệt thự xinh xinh cạnh nhũng cơ sở quân sự và trường Võ Bị Quốc Gia

Du khách có thể dạo chơi quanh hồ bằng một con đường nhỏ rải đá hoa

HỒ LỚN ĐALẠT :

Chu vi rộng gần 5 000 thước , nằm ngay ở trung tâm Thành phố. Đóng khung giữa những láng đồi cây cỏ xanh tươi, tựa như mảnh trăng non thượng tuần, mặt nước hồ khi phủ màn sương trắng đục,lúc trong suốt như đài gương gương tạo thành một thắng cảnh kỳ quan của Đô thị.

Hàng năm các công tác sửa sang được xúc tiến tu bổ nên vẻ đẹp của hồ càng tăng lên mãi.

Con đường vòng quanh hồ đuợc tráng nhựa, cỏ cây vun xén mỹ thuật 2 hoa viên công cộng : Tao Đàn – Bích Câu được tạo lập, dùng làm chỗ dừng chân, nghỉ mát cho du khách.

Ngoài cái thú ngắm cảnh, du khách lại còn có thể tìm thấy những phút giải trí như lái thuyền buồm, “Pédalo” “Périssoire “..

Quanh hồ được trang bị một hệ thống ánh sánh , hoà hợp với màu sắc của muôn ngàn sóng nước, cảnh trí ban đêm càng thêm huyền ảo, đài trang.

THÁC CAM LY:

Cách Thành phố 2 cây số về pía Nam. Nước từ Hồ Lơn chảy về, để trên những tảng sa thạch to lớn, giữa cảnh trí thanh tịnh và nên thơ.

Giòng nước trắng xoá như dải lụa bạch trắng xoá ẩn hiện dưới bóng cây xanh, tô đậm một bức tranh thuỷ mạc ưa nhìn

Hơn nữa vùng Cam Ly ngày nay đuợc tu bổ rất nhiều, cảnh thiên nhiên mang thêm những nét thẩm mỹ nhân tạo: Một , hai chiếc cầu gỗ duyên dáng vắt mình qua suối. Dó đây vài căn nhà dù, mái tranh theo kiểu Cao Nguyên, tạo nên nơi trò chuyện , hàn huyên thích hợp cho khách nhàn du

SUỐI VÀNG:

Cách xa Đô thị khoảng 20 cây số về hướng Bắc, phong cảnh cũng không kém ngoạn mục, nhất là con đường từ thành phố về Suối Vàng uốn khúc theo đồi núi đầy thông xanh, cỏ dại.

Ngoạn cảnh Suối Vàng, du khách lại có dịp viếng thăm máy thuỷ điện Ankroet, cung cấp điện lực , ánh sáng cho Đô thành.

Công việc xây nhà máy thuỷ điện được thực hiện bằng 2 giai đoạn : công tác đầu tiên khởi thuỷ từ năm 1945, công tác thứ nhì hoàn thành năm 1952.

Ngoài ra Đalạt còn những thắng cảnh khác phô diễn một nét đẹp riêng như:

- Rừng Ái Ân

- Chùa Linh Sơn

- Chùa Linh Phong

- Trường Võ Bị Quốc Gia

- Lăng Nguyễn Hữu Hào

- Làng Lâm Viên

 Xa hơn nữa, trên đường về Saigòn, du khách có thể dừng chân hướng cảnh tại các Thác nước hùng vĩ: Đa Tân La, Prenn, Liên Khàng, Gougah, Pongour… để rồi trước khi từ giã Đalạt vẫn còn lưu luyến giữ lại một kỷ niệm êm đềm xinh đẹp qua bài thơ:

 DALAT MẾN THƯƠNG

Người ơi dừng chân Dalat

Đô thành vạn kỷ mến thương

Nơi đây rừng thông bát ngát

Bốn mùa hoa nở lên hương

Chim ngàn cất cao tiếng hát

 Tình người bản nhạc hiền lương

 Than Thở hồ gươm vằng vặc

 Ái Ân rải bóng thuỳ dương

 Suối Vàng tuôn dòng nước bạc

 Cam Ly thác đổ bên đường

 Xa xa Tùng Lâm Trại Mát

 Mơ huyền thấp thoáng trong sương

 Đó đây cửa nhà san sát

 Kết liên mười một phố phường

 Dalat bức tranh thuỷ mặc

 Vui mừng đón khách muôn phương


 Quả thật , Đalạt là một Trung Tâm di dưỡng bậc nhất tại Đông Nam Á, đứng ngang với các trung tâm Simla và Darceling của Ấn Độ

 Đalạt cũng là một Trung Tâm Văn Hoá Việt Nam , ngày nay với Trường Đại Học giữa các Phân Khoa Sư Phạm, Văn Khoa, Chính Trị, Kinh Tế.v.v…với Trường Võ Bị Quốc Gia với Đại Học Quân Sự dành cho các sĩ quan ưu tú của Quân Đội.

Nhờ những điều kiện sẵn có, nào khí hậu mát mẻ, nào cảnh trí hùng vĩ thơ mộng, Đalạt càng ngày càng mở mang kiến thiết xứng đáng là một Đô thị xinh đẹp và danh tiếng của Việt Nam Cộng Hoà.

 

PHẠM GIA TRIẾP

Biên soạn - Tháng 01 năm 1965


 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn