TRẦN QUANG DIÊU - BÙI THỊ XUÂN

31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 86698)

TRẦN QUANG DIÊU - BÙI THỊ XUÂN

bởi đánh cọp nên duyên kỳ ngộ

 

Bốn ngưới võ giỏi đầu tiên giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp là Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. Trong bốn người này thì Võ Văn Dũng quê ở Phú Mỹ, Võ Đình Tú ở Phú Phong, Bùi Thị Xuân ở Xuân Hòa là những thôn cách Kiên Mỹ quê của ba vua Tây Sơn không xa. Chỉ có Trần Quang Diệu quê ở Vạn Hội, xã Ân Tín huyện Hoài Ân nhưng cùng một tỉnh: Bình Định.

Trần Quang Diệu xuất thân trong một gia đình giòng dõi thuộc hàng khá giả trong vùng, là hậu duệ của một quan Thượng Thư mà lăng mộ hiện vẫn còn ở trên gò đồi Vạn Hội xã Ân Tín.

Bùi Thị Xuân sinh trưởng tại thôn Xuân Hòa xã Bình Phú gần thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, con ông Bùi Đức Kế và gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, hiện có ngôi từ đường họ Bùi ở thôn Xuân Hòa. Thưở nhỏ bà là một cô bé khỏe mạnh, xinh đẹp, hiếu động, thích đấu võ, múa kiếm, bắn cung, đua ngựa như một con trai, là một trong Ngũ Phụng Thư giúp nhà Tây Sơn.

Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, họ đã gặp nhau trong trường hợp nào, ngọn gió nào đưa đẩy họ trở thành đôi vợ chồng tình nhà tình nước ven toàn cả hai?

Người xưa kể rằng:

 

Trần Quang Diệu sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khá giả, nhưng cha mẹ lại mất sớm phải thân tự lập thân, đứng ra cai quản cả một cơ nghiệp đồ sộ của cha mẹ để lại. Rồi một ngày thư thả việc nhà, Trần vào rừng săn bắn và cũng là để ôn luyện võ nghệ thì bỗng thấy một ông cụ già đang hổn đấu với một con cọp vàng. Con cọp đã mấy lần nhảy vào vồ ông lão nhưng ông lão đã nhanh nhẹn né tránh làm cọp trượt thế gầm lên. Sợ ông lão lâm nguy, Trần rút dao vào đánh cọp. Thấy Trần xuất hiện thình lình, ông lão vẫy tay mấy cái, cọp ngưng đấu ngoan ngoãn bước tới ngồi bên gốc cây ở đằng xa. Lão ôn tồn bảo Trần:

-Tráng sĩ là ai? chẳng biết nơi nầy là ổ cọp sao mà dám đưa thân tới? Trần ngạc nhiên giây lát rồi lễ phép thưa:

-Cháu vào rừng săn thú và cũng là để luyện thêm đường tên, mũi kiếm, nhân gặp thấy cảnh tượng nầy tưởng Trưởng lão lâm nguy nên mới dám vô lễ ra tay.

Ông lão cười:

Cháu tốt bụng lắm! nhưng đừng có lo. Con cọp này được lão cứu nó thoát chết một lần nên nó biết ơn. Thỉnh thoảng nó vẫn đến thăm ta và đấu chơi với nhau cho vui đó thôi! chứ nào no dám hại ta và ta cũng không nỡ nào xuống tay hại nó.

Nghe lão nói, Trần thầm nghĩ đã gặp được dị nhân võ nghệ siêu quần, mới đem kể hết gia cảnh và thân phận rồi cúi lạy lão trượng xin làm đệ tử. Ông lão trầm ngâm đáp:

-Âu cũng là tiền duyên. Thôi con về thu xếp việc nhà rồi lên đây ở với ta.

tiger-large-contentTừ đó căn nhà rộng rãi thoáng mát trong rừng sâu, một thầy một trò ngày thì lo trồng trọt sinh sống, tối đến thì đem đao kiếm, thương bổng cung tên ra mà dạy. Thầy truyền hết sở đắc, sở trường như cach đánh trên đất liền, lúc trên lưng ngựa, trê thuyền, khi vượt rào, vượt sông...thảy thảy đều truyền hết cho Trần. Thầy dạy hết lòng, trò cố sức học. Nhưng có một điều là con cọp của Thầy khi thấy có Trần là nó lánh mặt. Biết ý nên khi cọp đến thăm Thầy đùa dỡn với Thầy thì Trần cũng khéo léo lánh mặt. Ban đầu thì vậy sau dần dà cũng quen thân. Một hôm lão trượng đem thanh đại đao của mình thường dùng mà trao cho Trần và bảo:

-Đây là thanh "Huỳnh Long Bảo Đao" sản xuất từ đời Trần, ta tặng con làm kỉ niệm. Con nên đem sở học làm sở hành để khỏi phí cuộc đời anh tuấn. Nói xong lão nằm xuống lấy tay vỗ nhẹ lên đỉnh đầu mà tắt thở.

Rồi lại một hôm, Trần Quang Diệu từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để thăm Nguyễn Nhạc. Theo đường núi vượt qua Kim Sơn, Trần đến vùng Thuận Ninh thì gặp một con cọp tàu cau to lớn đón đường. Trần rút đại đao ra giao đấu với cọp. Phút chốc cọp bị ngọn đại đao của Trần chém chết ngay. Không ngờ một con cọp khác từ sau lưng vồ tới, Trần lách mình tránh khỏi, nhưng bị cọp tát văng mất đại đao. Trần buộc quần thảo với cọp băng tay không suốt nửa giờ chưa phân thắng bại.

Bùi Thị Xuân, từ khi nhận lệnh của Nguyễn Huệ thành lập đội tượng binh, thường ngày Bùi Thị cưỡi voi trắng cùng đệ tử vào rừng săn bắt voi hoang đem về doanh trại thuần phục. Hôm ấy Bùi Thị vào rừng bỗng nghe tiếng cọp gầm rung chuyển cả núi đồi lại nghe có tiếng ngưới hét vang. Bùi Thị liền cưỡi voi về phía ấy thì thấy giữa trảng cỏ tranh một người một cọp đang quần thảo với nhau mãnh liệt. Người thanh niên ấy mình bê bết máu dường như đã đuối sức sắp bị cọp vồ. Bùi Thị nhảy xuống bành voi hét lên một tiếng rút song kiếm xông vào trợ chiến đánh nhau với cọp. Cuối cùng cả hai hạ thủ được cọp dữ.

Thoát chết, Trần tạ ơn và yêu cầu Bùi Thị đua về Kiên Mỹ vào nhà Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc và Bùi Thị Xuân vốn đã nghe danh Trần Quanh Diệu nhưng chưa có dịp lảm quen. nay nhờ cọp dẫn lối voi đưa đường mà nên nghĩa "vườn đào" Nguyễn-Trần-Bùi. Rồi để cho tình thêm thắm, nghĩa thêm nồng, Nguyễn Nhạc và Bùi Công đã đứng ra một người làm mai, một người làm chủ hôn xe kết lương duyên cho Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên vợ thành chồng.

Từ đó, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân ở luôn tại Kiên Mỹ với Ba Vua Tây Sơn gây dựng cơ đồ. Trần Quang Diệu được phong Đô Đốc rồi Thiếu Phó là một trong bốn quan tứ trụ triều đình. Còn Bùi Thị Xuân cũng lên chức Đô Đốc và phong tặng bốn chữ vàng "Cân Quốc Anh Hùng". Họ là hai tảng đá trong Thập Bát Cơ Thạnh, làm nền cho một triều dại rực rỡ những chiến công ngót ba thập kỷ...

 

Trích trong Đặc San Tây Sơn Bình Định, Xuân Canh Dần 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn