Trần Ngọc Toàn
Khẩu súng đi đôi với người lính. Hơn cà ngừời tình vì dính chặt theo con người như tay chân ngoài chiến trường.
Khi bước chân vào trường Võ Bị, vào cuối năm 1959, tiếp liệu của Quân Đội Pháp vẩn còn sót lại.Nên chúng tôi nhận
lảnh giày đinh "san đá", ba-lô lớn kềnh càng nhưng có khẩu súng Garand M1 của Mỹ còn lại từ thời Đệ nhị Thế chiến.
Nếu so với vóc dáng trung bình của ngýời Việt và so với tiêu chuẩn chiều cao con ngýời tối thiểu 1 mét 60 để đuợc
tuyển chon nhập học, khẩu súng cũng đã khá dài và khá nặng (4 Kí 31).
Sau này khi tốt nghiệp ra trường về TQLC mới thấy thương cho người lính. Đa số ngýời lính Việt , thuở ấy nhỏ con do
thiếu dinh dưởng, lại phải vác khẩu súng trường Garand M1, với một bãng ðạn 6 viên nạp sẳn và 10 bãng giắt theo túi
quanh lưng. Trong ba lô, họ còn phải mang theo 300 viên dự trữ vì là lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Đội. Thêm quần
áo, thực phẩm, poncho,mùng,vỏng.. cứ thế lội bộ hai chân suốt từ vùng sình lầy nước ðọng U Minh, ðồng bằng sông
Cửu Long, lên vùng rừng dày đặc Miền Đông cho đến vùng núi cao chập chùng của Miền Trung sỏi đá. Vẩn tươi cười
xổng lưng đi tới trong khói lửa mịt mùng.
Trước khi làm cấp chỉ huy, tôi phải học làm lính. Qua tám tuần lễ sơ khởi, sau khi nhập trường Võ Bị, các đàn anh đã
nhào luyện Tân khóa sinh đến nơi đến chốn để được mang An-pha đỏ. Lúc nào khẩu súng cũng kè kè bên tôi. Suốt
ngày đêm,giữ gìn thật sạch bóng và học biết tháo gở trong ngoài, từ cơ bẩm đến nòng súng không một hạt bụi. Sau
những giờ học lý thuyết, chúng tôi được đưa ra sân bắn nằm dưới chân phía Nam núi Lap-Bé Bắc, nhìn lên rừng
Thông xanh thẩm. Với thế bắn nằm, anh em chúng tôi gồm 25 xạ thủ đã nghe đuợc lệnh "Mở khóa an toàn" từ Huấn
luyện viên vũ khí.
Chợt từ phía đầu bảng bia số một, từ trong rừng, một con mểnh cắm đầu chạy dọc theo thềm bia, về phia bảng
bia cuối . 25 khẩu súng Garant cùng lúc nổ vang. Con mểnh cứ cắm đầu chaỵ và chạy thoát vào rừng. Không trúng đạn!
Người khóa đàn anh sỉ vã cho một trận, thêm với màn đưa súng hai tay lên khỏi đầu thi hành lệnh phạt 10 cái nhảy xổm
tại chổ. Sau này, tôi mới biết, qua thống kê của quân sử Hoa Kỳ, phải mất 300 viên đạn bắn ra mới có một mục tiêu bị trúng
đạn. Chẳng bù, lúc nhỏ, đi xem phim Cao bồi viễn tây, chàng vừa phi ngựa vừa giơ súng lục bắn. Nổ phát nào trúng phát
đó. Rồi đến lúc, chúng tôi tập bắn súng Colt 45. Chỉ ðứng xa bảng bia lớn bằng người thật, chừng 25 mét, cố định và xạ
thủ còn có thì giờ thủ thế đứng. Đa số không bắn trúng vòng tròn mục tiêu, còn nói gì đến điểm đen. Sau này, khi đi học
khóa Quân cảnh, tôi gặp Đại uý Lê Văn Dần, thiện xạ súng Colt, hỏi ra mới biết ông đã nhờ mài mòn bớt bộ phận cò súng.
Nhờ đó, khi xiết cò nhẹ hơn nên đầu súng không bị lệch đi. Người xưa có nói "Chơi dao có ngày đứt tay". Bây giờ chơi
súng có ngày lảnh đạn. Như mới đây, có ông huấn luyện cô bé 9 tuổi tập bắn, lay hoay thế nào cô bóp cò khiến viên đạn
trúng ngay vào đầu khiến ông chết ngắt.
Đến ngày tốt nghiệp ra trường Võ Bị, tôi tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến. Đầu năm 1963, binh chủng này vẩn còn là
Liên Đoàn, gồm 4 Tiểu đoàn tác chiến, với hầu hết Hạ sĩ quan và binh sĩ từ các Tiểu đoàn Commando (Cảm
tử quân) của Quân Đội Liên hiệp Pháp. Vừa lảnh xong chiến phục rằn ri hình sóng biển, mấy tân Thiếu Uý đuợc lệnh xuống
tàu HQ 401 đi xuống Năm Căn, Cà Mâu, trình diện đơn vị đang hành quân chiến dịch Sóng Tình Thương. Lúc ấy, Đại Uý Bùi
Thế Lân, Tiểu đoàn trưởng TĐ4 TQLC, cho lệnh phát cho ba ông Thiếu Uý 3 khẩu súng Shotgun, lội theo ba Đại đội. Đánh dẹp du kích
tử quân) của Quân Đội Liên hiệp Pháp. Vừa lảnh xong chiến phục rằn ri hình sóng biển, mấy tân Thiếu Uý đuợc lệnh xuống
tàu HQ 401 đi xuống Năm Căn, Cà Mâu, trình diện đơn vị đang hành quân chiến dịch Sóng Tình Thương. Lúc ấy, Đại Uý Bùi
Thế Lân, Tiểu đoàn trưởng TĐ4 TQLC, cho lệnh phát cho ba ông Thiếu Uý 3 khẩu súng Shotgun, lội theo ba Đại đội. Đánh dẹp du kích
chỉ lo mìn bẫy nên tôi chưa có dịp thử súng. Khi làm Trung đội trưởng, chỉ huy hơn 40 người lính dày dạn chiến trường, từ
ngoài Bắc vào Nam, tôi đuợc cấp phát khẩu súng Colt 45. Dù vậy, ngoài mặt trận, mải lo theo dỏi địa thế, điều quân và nghe
ngóng phía địch, chưa bao giờ tôi có thời gian để móc khẩu súng lục ra cầm tay. Trong cuộc hành quân đổ bộ vào giải vây làng
Bình Giả sang ngày 31 tháng 12 năm 1964 , tôi còn một ngày nửa lên 25 tuổi, khi làm Đại đội trưởng một Đại đội thiện chiến.
Ngay sau khi, Đại đội 2 do Trung Uý Đỗ Hữu Tùng chỉ huy, là bạn cùng khóa Võ Bị với tôi tìm thấy xác 4 người lính Mỹ của
chiếc Trực thăng bị bắn rơi đêm hôm trước, lập tức VC ào ra tấn công tràn ngập. Thiếu uý Nguyễn Văn Hùng, gốc Thiếu sinh
quân, vừa tốt nghiệp Khoá 19 Võ Bị nằm lại, với Trung đội, chận đuờng cho cả Đại đội lui quân. Qua theo dỏi trên vô tuyến,
tức khắc tôi tự ý điều quân vào cứu bạn. Khi đi ngang Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn, tôi chợt thấy Ysĩ Trung Uý Trương Bá Hân
cầm khẩu súng Colt lăm lăm trên tay. Tôi điềm nhiên đi ngang nhưng không khỏi suy nghĩ, không biết ông sẽ làm đuợc gì
với khẩu súng lục trong trận điạ này. Khi chạm súng vào trận , tôi mới khám phá ra quân VC mặc quân phục chính qui, theo
màu áo của Tàu cộng, và đã mang các loại súng mới của Nga và Trung Cộng là AK, CKC, RPD, B40... Trong khi TQLC ,là
lực luợng hàng đâù của Quân Đôị Miền Nam, vẩn còn dùng súng từ Đệ Nhị Thế chiến của Quân Mỹ tiếp viện, gồm Garand,
Carbine, Thompson. Sau 15 phút chạm súng khắp bốn bề, cá nhân tôi vẩn chưa có rảnh để rút khẩu súng Colt ra khỏi bao
vì mải lo cho đơn vị.VC tràn lên từ bốn phía. Tất cả đều nằm núp sau một gốc cây cao su. Tôi cho lệnh chỉ nổ súng khi quân
địch còn cách chừng 50 thước. Nằm giửa đội hình nên tôi phải quỳ một chân và áp khẩu súng AR 15 vào thân cây. Bọn VC
la hét xung phong lẩn tiếng kèn thúc quân. Tôi liền hướng đầu ruồi mủi súng về tên lính cầm kèn khi hắn vừa nhô người ra,
tôi nổ súng. Hắn ngả bịch xúông đất .Đó là phát đạn thử nghiệm đầu tiên trong đời lính của tôi. Quân số VC quá đông. Cứ
thế mạnh ai nấy bắn.Bổng nhiên, tôi thấy như ai đẩy mạnh, hất bắp chân phải và nước ấm chảy xuống chân. Hoàn toàn không
thấy đau đớn.Tôi thò tay sờ xuống chân. Lúc đưa lên thấy máu đẩm bàn tay. Không kịp làm gì ngoài việc tiếp tục bắn vào các
mục tiêu VC tiếp tực nhào lên. Đẩy lui ba đợt tấn công của VC cho đến tối, nhưng tôi biết phải rút quân, vì nghe trên vô tuyến
Tiểu đòan trưởng và Tiểu đoàn phó của tôi đã tử trân. Khi mở đuờng ra phía rừng, tôi bị trúng thêm một phát đạn xuyên đùi
phải té nhào. VC tràn lên. Một tên còn trùm lá ngụy trang đạp vào xác giả chết của tôi và nổ một loạt đạn ân huệ. Viên đạn
sớt qua phỏng sườn ngực bên trái gần tim làm cháy áo. Tôi biết đã thoát chết....Ba Ngày sau, một mình, tôi bò về tới làng
Bình Giả, với khẩu súng AR 15 còn đạn.
Mải về sau, khi trận chiến ngày càng ác liệt, tôi đi suốt từ Quảng Trị về Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu rồi Sài gòn nhưng
chưa hề tự tay nổ súng. Với tư cách một Tiểu đòan trưởng đi đâu, ngoài mặt trận, luôn có 10 tay súng cận vệ. Khi đuợc lệnh
đem 2 Đại đội về Đà Nẵng, tôi bỏ lại đàng sau đơn vị cũ. Đến ngày 25 tháng 3 năm 1975,cùng với hơn 4 ngàn tay súng thiện
chiến bị bỏ rơi, Cao Xuân Huy, nguyên Đại đội phó của tôi phải uất hận trong “Tháng Ba Gảy Súng”. Còn tôi, trong cơn biến lọan
ở Đà Nẵng, vào cuối tháng 3, với đám đào binh nguyên gốc TQLC và bọn VC nội thành xâm nhập vào hàng ngũ, tôi phải tìm
một khẩu súng tiểu liên M18 đeo tong teng trước ngực để phòng thân. Nhưng suốt chiều dài cuộc di tản đầy máu và nước mắt,
tôi không hề nổ súng, vì luôn luôn có mấy đệ tử theo sát. Từ Đà Nẵng về Cam Ranh, rồi Vũng Tàu và lên trấn đống Hố Nai, Biên
Hoà. Sau đó, khi cấp trên đã bay biến, tôi dẩn đơn vị lội về Căn cứ Sóng Thần, ở Thủ Đức. Thày trò ngậm ngùi chia tay. Tôi mò
về tới nhà ở Sài Gòn với khẩu súng Colt dấu sau lưng. Khi đi tù Cải tạo tôi đuợc biết gia đình tôi sợ liên lụy, đã ném khẩu súng
ấy xuống cống rảnh trước nhà.
Khẩu súng chỉ là một loại vũ khí dành cho người lính và những người bảo vệ an ninh cho quần chúng. Nhưng khẩu súng vô tình
không biết ai là kẻ thù và ai là bạn. Đừng đùa nghịch với súng đạn.Chơi súng có ngày lảnh đạn.
Trần Ngọc Toàn
__._,_.___
Posted by: Tran Ngoc Toan <tayson16@yahoo.com>
Gửi ý kiến của bạn