QUÊ HƯƠNG TÔI MIỀN TÂY
Mùa nước nổi 2014
Hàng
năm, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mêkông tràn về Việt Nam qua hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp,
Những cánh đồng nước ? mùa nước nổi quê tôi / Nước đã tràn đồng
Ảnh Quốc Việt
Hàng
năm, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mêkông tràn về Việt Nam qua hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, mang lại cho người dân trong vùng nguồn lợi thủy sản và niềm vui khó diễn tả bằng lời. Mùa nước nổi khắp nơi mênh mông nước, cũng là thời điểm của những thú vui dân dã như bắt chuột
đồng, chài lưới bắt cá linh, cá rô non, hái bông súng, bông điên điển và cả ... tắm đồng!
Mùa nước nổi thực chất là mùa lũ, những vùng Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp), Làng Sen (Long An),Châu Đốc - Tịnh Biên - An Phú (An Giang) mênh
mông con nước… Từ nhiều đời nay, những cư dân sống vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long đã quá quen thuộc khi mùa lũ về mỗi năm như một lời hẹn ước của thiên nhiên. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn thực hiện một chuyến du lịch về miền Tây, tham quan đồng Tháp Mười ...
Bạn
có thể bắt gặp những người dân An Giang mưu sinh theo con nước, chạy vỏ
lãi tới các cánh đồng giáp biên để hái bông súng đồng. Những bông súng mọc trên đồng mùa này có thể dài tới ...4-5m!
Mùa nước nổi đem đến cho con người những sản vật của tự nhiên. Đầu tiên phải kể đến các món từ cá linh. Đây là một loài cá tự nhiên, số lượng đông đúc tới cả triệu con xuất hiện khắp nơi theo con nước. Người dân địa phương thường đánh bắt cá linh bán hoặc giữ lại để làm mắm, hoặc chế biến thành các món canh, kho... cho bữa cơm gia đình. Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non có thể ăn nguyên cả con, không cần bỏ xương. Ngoài ra cá linh non kho là món ăn dân dã, dễ làm. Từ những con cá tươi rói sau khi làm sạch được đem kho riu riu cùng với nước dừa tươi, nước mắm ngon cùng ít tóp mỡ để thêm vị béo ngậy. Ngoài ra, cá linh còn được đem đi làm mắm. Loại mắm này dùng để nấu lẩu mắm, làm món mắm kho, mắm chưng.
Có một loài hoa gắn liền với miền Tây mùa con nước trắng xóa, đó là bông điên điển. Những bông hoa với màu vàng quyến rũ, lấp lánh khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước được người dân hái về ăn như một loại rau đặc sản. Bông điên điển có hương vị giòn, bùi, béo… Loài hoa này góp mặt trong nhiều món ăn vùng sông nước, trong đó không thiếu sự kết hợp với cá linh để cho ra món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lẩu cá linh bông điên điển đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng bưng biền, chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng… điên điển còn có thể dùng để bóp xổi chấm kèm cá, mắm kho cũng rất ngon…
Mùa nước nổi đem đến cho con người những sản vật của tự nhiên. Đầu tiên phải kể đến các món từ cá linh. Đây là một loài cá tự nhiên, số lượng đông đúc tới cả triệu con xuất hiện khắp nơi theo con nước. Người dân địa phương thường đánh bắt cá linh bán hoặc giữ lại để làm mắm, hoặc chế biến thành các món canh, kho... cho bữa cơm gia đình. Cá linh non chỉ nhỏ hơn hai ngón tay, rửa sạch và thả vào chảo mỡ đang sôi chiên giòn. Cá non có thể ăn nguyên cả con, không cần bỏ xương. Ngoài ra cá linh non kho là món ăn dân dã, dễ làm. Từ những con cá tươi rói sau khi làm sạch được đem kho riu riu cùng với nước dừa tươi, nước mắm ngon cùng ít tóp mỡ để thêm vị béo ngậy. Ngoài ra, cá linh còn được đem đi làm mắm. Loại mắm này dùng để nấu lẩu mắm, làm món mắm kho, mắm chưng.
Có một loài hoa gắn liền với miền Tây mùa con nước trắng xóa, đó là bông điên điển. Những bông hoa với màu vàng quyến rũ, lấp lánh khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước được người dân hái về ăn như một loại rau đặc sản. Bông điên điển có hương vị giòn, bùi, béo… Loài hoa này góp mặt trong nhiều món ăn vùng sông nước, trong đó không thiếu sự kết hợp với cá linh để cho ra món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lẩu cá linh bông điên điển đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng bưng biền, chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng… điên điển còn có thể dùng để bóp xổi chấm kèm cá, mắm kho cũng rất ngon…
Dưới đây là một vài hình ảnh mùa nước nổi miền Tây năm 2014 (ảnh chụp tháng 9/2014)
*********
NHỮNG CHỢ ĐẶC BIỆT
chỉ có trong Mùa nước lũ Miền Tây Nam Bộ
Vào
mùa lũ, ở miền Tây xuất hiện những khu chợ chuyên bán đặc sản săn bắt được nhờ nước lên, như lươn, rắn, rùa, chuột, ốc, cua... Khi lũ rút, những chợ này cũng vắng khách dần.
Chợ
cua đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười – Đồng Tháp được xem là chợ cua lớn nhất miền Tây. Vào thời điểm này, mỗi ngày nơi đây tập kết hơn 100 tấn cua lớn nhỏ để vận chuyển lên TP.HCM và các tỉnh thành trong khu vực.
Rắn
được bán tại rất nhiều nơi ở miền Tây, từ chợ lớn đến chợ nhỏ, nhưng nổi tiếng nhất là các chợ vùng biên giới An Giang. Anh Nguyên Văn Tuấn, chủ cơ sở thu mua rắn ở chợ Khánh An, huyện An Phú (An Giang) cho
biết, cứ từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là cơ sở anh tăng cường nhân công để mua, bán mặt hàng này. Bà Lương Thị Của, hơn 5 năm trong nghề kinh doanh rắn ở chợ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An phú – An Giang thì cho biết, mặt hàng này chưa bao giờ vắng khách mua. Hiện mỗi ngày bà bán đến
vài trăm kg rắn cho thương lái ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Giá cao nhất là rắn ri voi với 550.000 đồng/kg, các loại khác như rắn trun là 150.000 đồng /kg, hổ ngựa 200.000 đồng/kg, rắn bông súng 110.000 đồng/kg…
Năm nay ngoài những loại thông thường còn có cả loại rắn lục đuôi đỏ (loại cực độc, thường tấn công người dân nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long gần đây) được
người dân Campuchia mang qua bán để phục vụ ngâm rượu và làm thuốc cho nam giới, với giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/con tùy trọng lượng. Rắn mối cũng khá đắt hàng với giá bán từ 80.000 -90.000 đồng/kg. Loài này phần lớn được nhập từ Campuchia với số lượng rất lớn mỗi ngày.
Mùa
lũ cũng là mùa nhiều điểm bán rùa mọc lên. Các loại rùa quý hiếm cũng có mặt tại chợ, với giá bán từ 280.000 đến 350.000 đồng/kg, nhưng phần nhiều khách hàng là các nhà hàng, quán ăn lớn. Bà Ngô Phương Mai, bán rùa tại chợ Khánh An, cho biết, cứ vào mùa nước nổi là bà sang Campuchia
mua rùa về bán, vì loài này trong nước giờ rất hiếm. Giá rùa mùa lũ thường rẻ bằng một nửa so với các tháng khô.
Chuột
đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn tập trung trong mùa lũ, do đồng ruộng ngập nước, chuột phải chạy lên các gò cao, thuận tiện cho việc săn bắt. Chợ Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được
xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây. Mỗi ngày nơi đây cung cấp hàng chục
tấn chuột đồng cho các quán nhậu ở ĐBSCL và TP.HCM. Giá chuột trong mùa nước nổi vì thế cũng rẻ hơn, chuột sống từ 45.000 đến 55.000 đồng/kg, chuột làm sạch 90.000 đến 120.000 đồng/kg.
Giá
cua mùa lũ loại thấp nhất chỉ từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg. Anh Trương Nguyễn Cảnh, ở huyện Tân Hưng – Long An, cho biết, mỗi ngày anh đặt 400 cái lợp (dụng cụ bắt cua) bắt trên 150 kg cua rồi chuyển về chợ bán sỉ cho thương lái .
Chợ
ốc đồng ở thị trấn Long Bình – An Giang cũng là nơi mua bán ốc lớn nhất miền Tây, mỗi ngày nơi đây thu mua và bán sỉ hàng chục tấn ốc cho nhu cầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.
Chợ
cá linh non mùa lũ ở huyện An Phú, dù họp dã chiến nhưng chính là nơi thu mua cá linh lớn nhất để phân phối đi các nơi. Hàng ngày, ngoài ngư dân miền Tây còn có nhiều ngư dân Campuchia mang cá sang bán.
Cùng
với các chợ rùa rắn, côn trùng, thủy hải sản, nhiều nhóm chợ nhỏ mua, bán sỉ các mặt hàng rau, hoa thủy sinh trong mùa lũ như bông súng, điên điển cũng được lập ở ven bến sông các vùng biên giới An Giang và Đồng Tháp.
Ở tất cả các chợ lẻ, mùa này bông điên điển là loại chiếm số lượng lớn nhất tại các quầy rau củ, với giá khoảng 40.000 đồng/kg.
__._,_.___
Posted by: kinh nguyen <roger.kinh43@gmail.com>
Gửi ý kiến của bạn