- Lời Tri Ân Và Cảm Tạ
- Lời Phi Lộ Huệ thu
- Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Bùi Thắng Lợi
- Trang Ảnh Ngày Xưa & Vịnh Nữ Tướng Bùi Thị Xuân
- Đà Lạt Thắng Cảnh Và Huyền Thoại Nguyễn Trọng
- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang Tạ Thế Trần Trung Thuần
- Vườn Thơ Năm Cũ Đan Quế [thơ]
- Ngày Xuân Gặp Bạn Cũ & Xuân Hải Ngoại [thơ]
- Dốc Nhà Làng - Cam Lĩnh / Lan Hinh & Nhớ Việt Trang
- Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- ĐàLạt Tàn Thu - Hoa Gọi Nắng Mùa Đông [thơ] ViệtTrang
- Việt Nam Quê Hương Ngao Nghễ Nhạc Nguyễn Đức Quang
- Đại hội Cựu học sinh trung BT X &THĐ Đalat Phong Châu
- Lửa Tắt Bình Khô Rượu Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Nét Phát Thảo Của Vườn Địa Đàng Tuỳ Bút Cao Thu Cúc:
- Thơ Trần Vấn Lệ - Đà lạt Đà Lạt
- Lửa cháy rừng Điêu Tàn & Cảm ơn Biển Hồng Trần Vấn Lệ [thơ]
- Đọc Thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh
- Đẹp Bước Vân Du Tâm Minh Ngô Tằng Giao [thơ]
- Nói Với Em Lớp Sáu [thơ] Trần Bích Tiên
- Bài viết về bài thơ Nói Với Em Lớp Sáu TVL
- Huyển Thoại núi LangBiang Chuyện Kể Nguyễn Trọng
- Nhớ Về ĐàLạt Ngày Xưa Tuỳ Bút Trần NgọcToàn
- Cười … Cuối Tuần Mua Sách Sưu tầm
- Thơ Trào Phúng Kịch Cười Sài Môn Lý Thu [thơ]
- NguyễnThúc Soạn-Canada [thơ] Cánh Chim Bạt Gió
- ĐàLạt Hoa Hướng Dương nở Tháng 11 [[thơ] ] Huệ Thu
- Ngược Dòng Thời Gian Cao Thu Cúc
- Duyên Hội Ngộ [thơ] Nguyễn Hữu Toản
- Kỷ Niệm Trong Tôi Tùy Bút Đông Quỳ
- Tháng 5 Đà Lạt [thơ] Phong Châu
- Chuyện Tình Chim Yến bài sưu tầm
- Trang Thơ Chúc Mai …[thơ]
- Đồi Cù Đà Lạt Biên Khảo Mai Thái Lĩnh
- Đà Lạt Trong Ký Ức Tùy Bút Thanh Xuân
- Cảm Ơn Em Nhắc Cho Anh Nhớ [thơ] Lê Bặc Liêu
- Rừng Thu [thơ] Cao Thu Cúc
- Thi Ca Có Nhu Cầu Đổi Mới Không? Tiểu Luận Huệ Thu
- Nghìn Năm Hồ Dễ Mấy Ai Quên truyện ngắn Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Bài Thơ cho bạn [thơ] HuệThu
- Nhớ Mì Quảng Đà-Lạt Nguyễn-Quang-Tuyến
- Hoa Giáp Năm Ngọ [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Bùi Thị Xu ân ĐàLạt, Ngàn Hoa [thơ] Đông Anh
- Năm Cuối Cùng Tôi Dạy Học [thơ] Trần Vấn Lệ
- Trường Đại Học Quên Lãng Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Bây Giờ & Gây Nhung Nhớ - Mưa - [thơ] Duy Việt
- Chiến Y Làm Đẹp Phố Phường [thơ] Lệ Khánh
- Chiều Gia Định Nhớ Na Uy [thơ] Lệ Khánh
- Nhớ Chùa Linh Sơn Đà Lạt Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Chuyện Xưa [Thơ] Chúc Mai
- Nhớ Trường Cũ [thơ] HuệThu
- Người Hát Rong Nhạc Vàng Truyện Ngắn Trần Ngọc Toàn
- Có Một Lần [thơ] Phạm Bá Đức
- Về Thăm Trường Bùi Thị Xuân [thơ] huệ thu
- Điều Quan trọng trong cuộc sống
- Mùa Hè Đã Qua Về Đại Hội THĐ &BTX Đà Lạt Ký Sự Phong Châu
- Hồi Hướng [thơ] Bùi Ngọc Tô
- Trường Bùi Thị Xuân Xưa Và Nay Tuỳ Bút Cao Thu Cúc
- Kỷ Niệm Khó Quên Tuỳ Bút Kiều Tuý Đa
- Hát Cùng Bình Minh [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Tếu lâm Sưu tầm “Mua Cỏ Khô”
- Thằng Chế Guitar Truyện Ngắn Nguyễn Trọng
- Âm Cảnh & Nhớ Ngoại [thơ] Trần Vấn Lệ
- Mẹ Tôi Tùy Bút Thiên Hương
- Trên Du Thuyền Lênh Đênh Bút Ký Phong Châu
- Vũ Khúc Thiên Thai Tuỳ Bút Phương Hồng
- Hoa Xuân [thơ] Cao Thu Cúc
- Chuyện Hai Người Đà Lạt Truyện Ngắn Nguyễn Đỗ Lâm Viên
- Xé Thơ Rồi Lại Làm Thơ [thơ] Huệ Thu
- Về Quê Xưa [thơ] Nguyễn Thúc Soạn
- Ngôi Nhà Xưa [Thơ] Trần Bích Tiên
- Cổng Trường Xưa [thơ] Đông Anh
- Gửi Về Bên Ấy [thơ] Phạm Thị Lệ
- Cô Giáo Của Tôi Thư Anh Vũ
- Chúng Ta Vẫn Còn Tổ Quốc [thơ] Trần Trung Tá
- Viết Về Một Ngôi Trường Kỳ Cựu Tại Đà Lạt Biên Khảo Lê Mộng Hoa
- Chị Em Hộc Bàn Tuỳ Bút Hoàng An
- Thư Học Trò Gửi Cô Chu Cẩm Anh Chu Duy Tuyền & Nguyễn Hiền
- Tôi Đưa Tay Vẫy Về [thơ] Trần Vấn Lệ
- Đường Xưa Lối Cũ Tuỳ Bút Trần Ngọc Toàn
- Gió Đà Lạt [thơ] Trần Vấn Lệ
- Ơn Này Bao Giờ Mới Trả Tuỳ Bút Phạm Mai Hương
- Chuyện Kẻ Cuối Năm Ký Sự Phong Châu
- Bạn gửi cho mình ĐàLạt xưa [thơ] TVL
- Không Đề Tháng năm [thơ] Cao Thu Cúc
- Tổ Tông Của Loài Người ký vui Cao Thu Cúc
- Độc Ẩm Ngâm [thơ] Trần Vấn Lệ
- The Thinker & Không Đề Tháng Tư [thơ] Cao Thu Cúc
- Đà Lạt Vẫn Còn Đây Tuỳ Bút Nguyễn Thị Ngọc Dung
- Trang Thơ Trào Phúng Sài Môn Chủ Nhân
- Trang Chúc Mừng & Quảng Cáo
TRÊN DU THUYỀN LÊNH ĐÊNH
Ký Sự Của Phong Châu
Sáng chủ nhật, 27 tháng 5 trên hai trăm anh chị em và giáo sư có ghi danh đi du thuyền, từ các thành phố ở Nam Cali lần lượt đổ về hải cảng Long Beach để bắt đầu cuộc hành trình bảy ngày đêm trên du thuyền Carnival – Splendor. Riêng những người ngụ tại khách sạn Ramada ở thành phố Garden Grove, đúng 11 giờ, hai chiếc xe bus lớn đã đậu ngay cửa khách sạn để sẵn sàng đưa du khách xuống bến. Hai chiếc bus lăn bánh lúc 11 giờ 30 và sau khoảng hơn 20 phút, xe vào bãi đậu để mọi người chuyển hành lý xuống rồi sắp hàng dài theo sự hướng dẫn của Trương Sỹ Thực, chị Khánh Hoài và Huyền Châu để được ưu tiên vào khu vực làm các thủ tục lên tàu như đã được hướng dẫn trước trong các bản tin đại hội Tuy là đang buổi trưa nhưng những luồng gió từ biển thổi vào cũng khiến cho nhiều người vội vã lấy những chiếc áo khoác choàng vào người cho đỡ lạnh. Rồi những tiếng chào nhau, những lời thăm hỏi, cười đùa cùng những ánh chớp sáng từ những chiếc máy ảnh cũng làm cho các du khách bản xứ chung quanh vui lây. Trương Sỹ Thực cầm trong tay một lá cờ Canada nhỏ dẫn đầu mở lối đi. Nhiều người hỏi chúng tôi có phải từ Canada đến không? Không cần giải thích, chúng tôi chỉ cười và nói đến từ Canada cho tiện việc.Nhờ đã chuẩn bị giấy tờ và hướng dẫn trước nên mọi người không phải lấn cấn khi làm thủ tục. Vậy mà khi vào trong tàu lên đến tầng 9 để ăn trưa, đồng hồ đã chỉ gần 3 giờ chiều. Những người đã có kinh nghiệm qua vài chuyến đi, khi làm thủ tục xong, họ phóng luôn lên tầng 9 để giải quyết vấn đề bao tử. Những người mới đi lần đầu thì đi về phòng nghỉ ngơi một lát cho đến khi bao tử cồn cào mới nghĩ đến chuyện đi ăn “chiều” luôn. Nhiều người cũng lo lắng khi thấy hành lý của mình được đưa đến tận cửa phòng một cách chậm trễ. Nên nhớ Khi tôi vừa lên đến lầu 9 định đến các quày buffet thì chỉ trong nháy mắt, khi quay nhìn bên cạnh mình thì bà vợ đã biến đi mất. Một rừng người đang lao xao ở các quày thức ăn thức uống, tiếng nói chuyện cười đùa của đủ các sắc dân vàng đen nâu trắng. Kẻ đi tới, người đi lui, kẻ chạy ngang , người bước dọc tay bê các khay thức ăn, những cốc nước, những đĩa trái cây…Thôi thì đủ các thứ…hamburger, hot dog, thịt quay, thịt nướng, xúc xích, trứng luộc trứng chiên, bánh mì, đậu xào, khoai tây, rau quả, cà phê, nước ngọt…và cả món mì xào Mông Cổ hấp dẫn đang bốc mùi thơ m quấy nhiểu khứu giác. Phải nói là một rừng người đang đi tìm cái ăn vì ai cũng đang đói bụng sau một thời gian mấy tiếng đồng hồ xếp hàng làm thủ tục. Tôi dáo dát nhìn khắp nơi cũng chưa thấy mặt mũi bà vợ đâu cả. Thế là đành phải đánh mấy vòng cố tìm vợ giữa một rừng người. Các bàn ăn đều đã đông thực khách, không còn một chỗ trống. Tôi đành đi lửng thửng may ra gặp nàng ở đâu đó. Đánh được ba bốn vòng thì gặp phải giáo sư Trương Văn Hoàn cũng đang đi tìm vợ (Cô Kỳ Ngọc Hảo). Đồng tâm đồng cảnh nên chợt nhớ đến hai câu hát “Tìm em như thể tìm chim…Chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam…” rồi giao hẹn với Thầy Hoàn hễ người này thấy vợ của người kia thì báo cho biết (đi cả chục vòng nữa chưa chắc đã gặp nhau). Hai Thầy trò mỗi người một hướng quyết đi tìm vợ dù cho cơn đói đang gào thét trong bao tử. Cuối cùng tôi đành đánh bài bất lực, xếp hàng lấy một mớ thức ăn rồi tìm một chỗ trống khi chợt thấy có người vừa đứng dậy. Ăn xong tôi nhất định ngồi ì một chỗ vì đã tìm ra chân lý là thế nào vợ cũng đi tìm chồng, nếu cả hai cùng đi vòng vòng tìm nhau thì có lẽ đến tết Ma Rốc mới gặp nhau. Đúng như vậy! Hai vợ chồng được đoàn tụ nhờ kế sách của tôi. Khi gặp được vợ tôi bèn hỏi: Em đi đằng nào mà anh tìm hoài không thấy? Nàng trả lời rất thật: Dung dăng dung dẻ với anh lên đến lầu 9, đến quày buffet em bèn buông tay để nhào vô các quày xếp hàng lấy thức ăn cho cả hai và tìm một bàn ngồi chờ hoài không thấy anh đâu nên em đã giải quyết xong cho cái bao tử của em rồi! Tôi chỉ biết cười ruồi chứ chẳng biết nói năng chi. Nghĩ ra mình đúng là kẻ “tối dạ” hạng nặng. Còn số phận của Thầy Hoàn và Cô Hảo ra sao thì tôi cũng chẳng biết gì hơn sau đó. Mãi cho đến tối Thầy trò gặp nhau lại ở phòng ăn. Thầy cười nói…”Tớ đã kiếm được vợ khoảng một giờ sau đó…”. Trong thời gian lênh đênh trên biển, tôi biết thêm có một số cặp vợ chồng thất lạc nhau mà chàng và nàng ôm bụng đói để đi tìm nàng nhau…Đó là một trong những hoạt cảnh sống rất vui khó quên trên du thuyền .
Đêm đầu tiên trên du thuyền mọi người tự do nghỉ ngơi hoặc đi xem các show, vào sòng bài kiếm tí tiền còm hoặc đóng thuế cho casino cũng vui, đến phòng xem tranh, ra boong tàu nhìn ngắm biển đêm hoặc lên tận tầng 10 để vừa đi bộ vừa hóng gió lạnh, có người lội xuống hồ tắm hay ngâm mình trong Spa nước nóng…Nơi lầu ba có quày rượu, ta có thể ghé vào vừa nhâm nhi tí rượu hoặc uống vài chai bia với partner của mình vừa nghe nhạc rồi dìu nhau bước ra sàn nhảy đi vài đường lả lướt cho đỡ chồn chân. Các cửa hàng mua sắm với ánh đèn sáng choang nơi tầng 5 lúc nào cũng sẵn sàng mời đón quý bà quý cô thích shopping. Ngay buổi tối đầu tiên tôi đã gặp vợ của một anh bạn thân lể mể xách mấy túi hàng từ các cửa tiệm về phòng. Nhiều bạn bè sau bao nhiêu năm giờ mới gặp lại, kéo nhau đi uống cà phê, nhâm nhi trà nóng với bánh ngọt lúc nào cũng có… Biết bao mừng vui trong Đêm Hội Ngộ giờ vẫn còn triền miên trong cuộc hành trình bảy ngày đêm trên biển cả mông mênh… Con tàu Splendor trọng tải 113.000 tấn rẽ sóng nước hướng về thành phố Cabo San Lucas mang theo những chàng trai cô gái của Đà Lạt năm nào, giờ đây tóc ngả đôi màu đang đối diện với những kỷ niệm trước mặt Bạn – Bè - Thầy - Cô mà tưởng chừng như đang sống trong “Mộng Ngày Xanh”.
Khi ghi danh đi du thuyền, ban tổ chức có yêu cầu những ai muốn sinh hoạt chung với bạn bè trên du thuyền thì cho biết để sắp xếp cho những người ấy có phòng ngủ ở gần nhau, đặc biệt là cùng ngồi chung một bàn ăn để tha hồ chuyện trò tâm sự. Do đó trên du thuyền, nhiều nhóm anh chị đi đâu cũng ít nhất là năm bảy người, thậm chí đến mười người là số người vừa ngồi đủ cho một bàn ăn tại phòng ăn sang trọng buổi tối. Nói về chuyện ăn uống, kinh nghiệm cho biết đa số những người sau chuyến đi du thuyền bảy ngày thì hầu hết đều lên cân. Đó là điều đáng sợ đối với phái nữ. Nhưng trên du thuyền người ta đã nghĩ đến chuyện diet cho quý vị rồi. Buổi sáng quý bà quý cô có thể đi bộ từ phòng ngủ lên tới lầu 9 cũng được xem như đã đi bộ 30 phút. Nhưng oái oăm thay! Kẻ viết bài này chưa bao giờ gặp một vị nữ nhi nào cuốc bộ kể cả vị nữ nhi lúc nào cũng đi sát bên cạnh mình. Hễ ra khỏi phòng là bấm nút thang máy, chỉ một bước để vào thang máy rồi tiếp tục bấm nút để lên hoặc xuống. Khỏe và nhanh, thậm chí chỉ đi từ tầng một lên tầng hai, tầng năm lên sáu… cũng đứng chờ thang máy chứ không thèm “quá bộ”. Nhiều vị nữ nhi, sau khi giải quyết cho cái bao tử đều phát biểu một câu nghe rất quen là…”Kỳ này về thế nào cũng lên cân…”. Xin thưa, đó là lỗi tại ban nấu nướng của du thuyền chứ không phải lỗi của quý vị đâu! Mặc khác, quý vị không biết chứ trên du thuyền cũng có các món dành cho quý vị sợ lên cân lên mỡ lên đường. Này nhá…trên các quày buffet buổi sáng đều có mấy chảo oatmeal và quày sữa skim milk, bánh mì đen, bánh mì nâu, trái cây đủ loại. Nhưng khổ nỗi mấy thứ kể trên lại nằm ngay bên cạnh các khay đựng xúc xích bacon chiên nóng dòn, trứng luộc, trứng chiên đủ loại ốp lết ốp la cộng với một mớ gia vị hấp dẫn khác và các thức uống như cà phê, trà nóng, chocolat…Tôi từng thấy nhiều vị mỗi buổi sáng chơi một tô oatmeal kèm với xúc xúc cà bacon chiên lại thêm một đĩa trứng chiên. Chắc là để cho cái cơ thể được bảo hòa, không sợ mỡ lên cũng chẳng lo mỡ xuống. Nói vậy là tôi có phần “vơ đũa cả nắm”. Không phải vậy đâu! Có rất nhiều vị buổi sáng nhịn ăn luôn vì sợ lên cân. Vì không tham gia ăn uống buổi sáng nên tôi không thấy những vị này đó thôi. Viết thêm như thế để khỏi bị “hỏi tội” khi nhỡ quý vị nữ này đọc được ký sự này. Đối với quý vị phái nữ, phải cẩn thận mới được…không thì bị “phanh thây” như lời Trương Sỹ Thực đã khuyến cáo…
Hết chuyện ăn sáng, giờ sang chuyện ăn trưa. Nếu muốn đi đứng ngồi cho thoải mái, quý vị cứ bấm nút thang máy cho nó chạy lên tầng số 9 và muốn ăn gì thì ăn như đã nói ở trên. Nhưng đặc biệt có một món rất được phe ta ưa chuộng, chẳng những thế, phe da trắng da màu khác cũng khoái nữa. Đó là món mì xào Mông Cổ được phục vụ thực khách chỉ từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Đây là món ăn nóng, xào xong là ăn liền, thực khách tự lấy mì hoặc miến cho vào một cái tô, lại dùng một cái tô khác để đựng nhiều loại rau, xếp hàng di chuyển dần đến quày có mấy anh thợ nấu đang đứng trước bốn cái chảo được đặt lên trên các lò lửa đang phừng phừng cháy. Trên quày buffet có hai line như vậy, nói cách khác là có hai người thợ nấu với tổng cộng là 8 cái chảo. Khi đối diện với thợ nấu, thực khách được hỏi muốn xào mì với loại gì: thịt heo, thịt bò, tôm, mực hoặc cá…Thợ nấu bỏ thứ quý vị thích và vài thứ gia vị (cũng được hỏi loại gia vị nào) rồi cho vào chảo tất cả, dùng vá xào qua xào lại mấy cái rồi đậy vung để đó. Thợ nấu lại tiếp tục hỏi những thực khách khác như đã hỏi quý vị và cứ như thế, trên các lò lửa lúc nào cũng có 4 chảo hoạt động. Độ 3 phút sau thợ nấu đổ gọn chảo mì xào vào một cái tô khác và trao cho quý vị. Quý vị lấy đũa muỗng để kế bên và khoan thai bước đến bàn ngồi ăn. Tôi không biết “mùi vị” của mì Mông Cổ như thế nào nhưng nếu suốt ngày ăn đồ Mỹ, có một tô mì cũng đỡ nhớ cơm Việt Nam. Riêng mấy anh thợ nấu chẳng biết có phải người Mông Cổ hay không và đây có phải món mì “quốc hồ quốc túy” của họ hay không nhưng nhìn thấy mấy anh sao mà giống mấy chú Tàu quen ở Chợ Lớn quá! Món mì thì ăn cho đỡ ghiền chứ chăng ngon lành gì… chưa kể là mặn và mặn…
Chuyện ăn trưa chưa hết đâu nhá! Bà con nào không muốn ăn buffet vì sợ ăn phải nhiều thứ có hại cho cơ thể mà lại mất thì giờ để tự lấy thức ăn, đôi khi phải chờ có chỗ trống để ngồi…thì bà con có thể rủ năm ba người hay mười người càng tốt (10 người ngồi đủ một bàn) để đến phòng ăn mà bà con thường đến ăn vào mỗi tối ngay tại tầng thứ tư. Nếu không đủ 10 người thì nhà hàng sẽ cho ngồi chung với những người khác cho đủ số. Tại đây, bà con được phục vụ từ A đến Z và gọi món ăn ghi trên thực đơn .
Ngoài món khai vị,món chính thì cũng thịt heo, thịt bò, tôm, cá, gà… chế biến kèm theo hoặckhoai tây, spaghetti, bánh mì và nếu muốn có thể gọi thêm chén cơm trắng để ăn kèm cho có hương vị Việt Nam. Thực ra thì số người đến ăn trưa tại đây không đông vì đa số thích ăn ở quày buffet vì ăn giờ nào cũng được. Nhưng thoái mái hơn cả là khi đi ăn buffet không cần phải đóng bộ tử tế, ăn mặc thế nào cũng OK. Áo thun quần short cũng chả sao…
Bây giờ nói đến chuyện ăn tối. Cái vui của những người đi du thuyền có nhiều lắm. Nhưng một trong những cái vui là được đi chung với một số đông người thân hoặc bạn bè. Ngay trong chuyện ăn uống, muời người thân nhau cùng ngồi một bàn ăn để vừa ăn vừa chuyện trò đấu láo, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm xa xưa, cười nói thoải mái, nhâm nhi ly rượu vang và làm sạch những đĩa thức ăn thì còn gì thích bằng. Bạn bè bốn năm mươi năm không gặp, giờ ngồi ăn chung bàn trong suốt một tuần lễ thì có lẽ đó cũng là điều hạnh phúc mà mọi người đều cảm nhận được. Trừ đêm đầu tiên mới lên tàu, từ đêm thứ nhì trở đi, phe ta đều đóng bộ bước đến phòng ăn mang tên The Gold Pearl Restaurant ở tầng 4 và tất cả được ngồi trong một khu dành sẵn gồm trên hai mươi bàn, mỗi bàn 10 người và được phục vụ từ A tới Z. Món ăn ngon và hằng trăm câu chuyện dòn tan nở rộ khắp các bàn. Những người phục vụ trong nhà hàng đa số là người Philippines và Indonesia. Những người này được huấn luyện rất kỹ vì thế thực khách không thể không hài lòng với cung cách phục vụ của họ. Lúc nào nụ cười cũng nở trên môi và nhanh nhẹn đáp ứng mọi yêu của thực khách. Họ xứng đáng được nhận tiền số “tip” hậu hĩnh vì góp phần tạo cho khách sự thoải mái trong chuyến đi chơi dài ngày trên du thuyền
Ngoài những bữa ăn chính: sáng trưa tối như đã nói, nếu anh chị nào lỡ nửa đêm đói bụng bất tử do miệt mài trong casino hoặc thức khuya coi show, xem tivi, xem movie ngoài trời, lang thang hóng gió hay chơi thể thao trên tầng 10 và 11 cũng có thể ghé ở góc tầng 9 để order những chiếc pizza nóng hổi để mang về phòng hoặc ăn tại chỗ. Nếu muốn có một chỗ thật riêng tư lãng mạn thì quý anh chị (thường là cặp nam nữ) ăn mặc thật đẹp rồi dung dăng dung dẻ nắm tay nhau đi vào một nhà hàng nhỏ cũng nằm trên tầng 9, phía sau các quày buffet, rất kín đáo mà bên trong với ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Tìm một chiếc bàn nhỏ để ngồi, kêu món ăn, mỗi người uống một ly rượu vang đỏ (hoặc trắng) và ngồi chụm đầu tâm sự riêng tư thì thật là tuyệt, mặc cho con tàu cứ rẽ sóng trong đêm dọc theo bờ Thái Bình Dương. Tại đây thì quý anh chị phải trả cho mỗi phần ăn là $30.00 để tận hưởng giây phút riêng tư mà không bị ai dòm ngó quấy rầy.
Trong chương trình thường lệ của của du thuyền thường có một buổi tối tại The Gold Pearl Restaurant, vị thuyền trưởng đến để chào mừng du khách. Du khách được thông báo trước qua bản tin hằng ngày được để sẵn ở phòng ngủ, với trang phục chỉnh tề, nam thì complet cà vạt là đủ, nữ thì có cả trăm kiểu không biết đâu mà kể. Áo đầm dài đủ kiểu cọ màu sắc, thường thì thiếu vải che ngực che lưng. Tối hôm đó rất đông phe ta, đa số là phái nữ đang trên đường đi đến restaurant thì bỗng đâu vị thuyền trưởng từ tầng 5 bước xuống. Hai bên gặp nhau ngay sàn dưới cầu thang, vị thuyền trưởng già bị phe ta bao vây đòi chụp hình chung. Dịp may hiếm có! Phe đàn ông thì bấm máy lia lịa và phụ nữ Việt ở đâu không biết, thấy thế cũng nhào vô đòi chụp chung. Vị thuyền trưởng không còn lối đi để vào restaurant đành phải đứng nhe răng cười trước các ống kính liên tục chớp sáng. Một họat cảnh thật vui. Trong khoảng chưa đầy mười phút, vị thuyền trưởng ôm mặt quay lưng và vội vã bước lên tầng 5. Bà con ai cũng vui. Những thực khách trong restaurant tối hôm đó không thấy thuyền trưởng xuất hiện nữa. Trên du thuyền lắm trò chơi, du khách lần lượt tham gia nhiều chương trình nhưng có điều chắc chắn là không thể nào có mặt khắp nơi để tham dự đây đủ. Ngoài ra còn có đến ba ngày tàu cập bến để du khách lên đất liền xứ Mễ ngao du sơn thủy. Hai lần đầu ghé vào cảng Cabo San Lucas từ 9 giờ 30 sáng cho đến 6 giờ chiều. Lần thứ ba ghé cảng thành phố Puerto Vallarta từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Dĩ nhiên là người nào không muốn lên bờ thì cứ ở trên tàu sinh hoạt ăn chơi như thường lệ. Hai lần cập bến ở Cabo San Lucas tàu phải đậu xa bờ và dùng tàu nhỏ, mỗi tàu chở khoảng 20 – 30 người đưa vào bờ. Mọi người tự do lựa chọn các tour để đi chơi do các anh chị người Mễ hướng dẫn với giá cả thỏa thuận của đôi bên. Nào là đi
thăm hang động, xem cá dưới biển, xem lò thổi thủy tinh, thăm khu downtown, ghé các cửa hàng mua sắm kỷ vật, tắm biển và thưởng thức các món ăn của Mễ, đặc biệt là thưởng thức nước dừa xứ Mễ chẳng ngon gì hơn so với dừa Việt Nam. Thành phố biển nhỏ Cabo San Lucas là thành phố khô nóng cằn cỗi, không bóng mát, xe chạy vòng vòng chỉ vài cây số là hết, lanh quanh năm bảy tụ điểm dành cho khách du lịch phương xa đến để hưởng hương vị của cái nóng và ẩm hết sức khó chịu.
Thế mà tàu lại đổ khách vào đây đến hai lần! Buổi chiều đầu tiên khi trở lại tàu đông đủ thì tàu lại nhổ neo chạy vòng vòng để đúng 9 giờ sáng hôm sau trở về bến cũ cho mọi người vào bờ tìm những tour đi chơi tiếp. Hỏi tại sao tàu phải rời bên chạy vòng vòng thì được trả lời…chạy để tránh phải trả tiền đậu tại cảng, mà cảng lại không có cầu tàu nên tàu mới đậu phía ngoài xa mà dùng tàu nhỏ để đưa vào bờ như đã nói ở trên. Trái lại, lần tàu ghé Puerto Vallarta thì nơi đây có khí hậu tương đối mát mẻ, có nhiều nhà cửa, dãy phố và cây cối xanh tươi. Nơi đây có một nhà thờ Thiên Chúa Giáo nổi tiếng trên trăm năm, bãi biển sạch và các khu buôn bán sầm uất quyến rũ du khách thích mua sắm.
Vấn đề ăn nhiều trên du thuyền làm cho nhiều người lo lắng, nhưng nếu ai cũng chịu khó tập thể dục và chơi thể thao thì cũng tháo gỡ phần nào chất đường chất mỡ ra khỏi cơ thể. Kẻ viết bài này mỗi buổi sáng đều gắng thức dậy sớm, khi mặt trời chưa mọc để chạy lên tầng 10 đi bộ (Muốn biết giờ nào mặt trời mọc ngày hôm sau, cứ chịu khó theo dõi TV trong phòng ngủ). Tôi đã gặp một số anh chị cũng đều đặn đi bộ buổi sáng nhiều vòng cho đến khi thấy ánh sáng mặt trời tỏa lên ở phương đông thì mọi người ngưng đi để đứng xem cảnh mặt trời mọc. Cơn gió lạnh ban mai tứ bề lùa vào sàn tàu không là trở ngại cho những ai muốn thưởng thức cảnh đẹp của trời biển bao la, nhất là ngắm mặt trời từ từ ló dạng phía chân trời xa, một khối đỏ ối di chuyển dần khỏi mặt nước để rồi biến thành màu vàng lan tỏa trên sóng nước bao la chỉ trong vòng năm ba phút. Thật tuyệt vời và thú vị biết bao! Nói thêm về chuyện đi bộ, nếu đi 7 vòng (lap) tức là đã đi được một cây số. Đi 35 vòng được 5 cây số trong vòng một tiếng đồng hồ thì bảo đảm mồ hôi sẽ ướt đẫm áo (không phải đi tà tà đâu nhá!), sau đó trở về phòng để tắm rồi nhởn nhơ lên ăn sáng uống cà phê. Mỗi ngày chỉ cần từng ấy thời gian để đi bộ thì chẳng còn gì để phải quan tâm về vòng eo của mình…
Hoặc sau đi bộ, anh chị có thể xuống hồ để bơi hoặc ngâm mình trong Spa cũng thấy sảng khoái vô cùng. Nếu không muốn đụng nắng đụng gió, ta có thể xuống phòng tập thể dục để chạy bộ trên máy, kéo dây, cử tạ… Về thể thao, trong ngày bất cứ giờ nào cũng có thể lên tầng 10 để đánh bóng bàn, chơi bóng rổ, hoặc đánh golf ở tầng 11.
Kẻ viết bài sợ độc giả phán “biết-rồi-khổ-lắm-nói- mãi” nên xin chuyển mục. Giờ nói đến các buổi sinh hoạt của nhóm trên du thuyền.
Sinh hoạt nhóm ở đây có nghĩa là các buổi họp mặt vui chơi ca hát…của anh chị em và giáo sư đi du thuyền. Tổng cộng có năm buổi sinh hoạt tất cả. Các buổi sinh hoạt được diễn ra tại một phòng ở tầng thứ 5 được thiết kế hình như chỉ để khiêu vũ vì sân khấu (sàn nhảy) nằm lõm ở bên dưới trong khi khán giả thì ngồi phía trên các hàng ghế khá xa nên hơi bất tiện cho chương trình sinh hoạt chung. Không biết có phải vì lý do phòng ốc nêu trên mà ngay buổi sinh hoạt đầu tiên kéo dài từ hai đến bốn giờ rưởi chỉ dành cho những người biết khiêu vũ chứ không thấy có tiết mục gì khác. Số người hát để phục vụ cho khiêu vũ lanh quanh cũng chỉ năm ba anh chị và hình như mục khiêu vũ này cũng được chuẩn trước bị rất kỹ. Điều hợp chương trình thấy có anh Trương Sỹ Thực và chị Lê Thu cùng vài người phụ tá với One Man Band. Số người tham dự du thuyền là 222, có gần 200 người đến dự buổi sinh họat đầu tiên này. Một tiếng đồng hồ trôi qua mà chưa thấy có tiết mục gì khác nên một số đông khán thính giả đã bỏ ra về và trên sàn nhảy từng cặp từng cặp khiêu vũ cho đến khi phải trả lại phòng sinh họat. Qua đến buổi sinh hoạt thứ nhì thì cũng hoàn toàn không khác gì buổi sinh họat thứ nhất. Số người tham dự đã ít lại càng ít hơn khi chương trình vừa bắt đầu với những bài hát dành cho khiêu vũ. Vào gần lúc chương trình chấm dứt, có lẽ do sáng kiến của “nhóm điều hợp sinh hoạt” để “thay đổi không khí” nên trên sàn nhảy xuất hiện một vị nữ mà người viết không nhớ tên để nói về đề tài “uống đi” với nội dung là muốn sống trên 100 tuổi thì chỉ cần “uống nước và lội bộ”. Vị này nói mới khoảng năm sáu phút thì dưới các hàng ghế thính giả la lớn…đi xuống…đủ rồi… rồi kèm theo nhiều tràng pháo tay. Vị nữ này nở nụ cười rất tươi trên môi khi nghe những tràng pháo tay khắp nơi và tiếp tục nói. Khán giả lại la tiếp…đi xuống đi xuống. Không khí có vẻ găng, nhiều người đứng dậy đi ra…và cuối củng Trương Sỹ Thực phải nhảy vào nói gì đó và dìu vị này rời khỏi sàn nhảy. Trên mặt vị nữ này lộ vẻ không hài lòng. Đoạn sau của chương trình sinh hoạt là tiếp tục khiêu vũ. Sau buổi sinh hoạt này, bà con có nhiều “lời bàn” mà kẻ viết bài không dám ghi ra đây.
Cái vui và cái dễ thương của những người Dalat trên du thuyền là dù có không hài lòng một vài điều gì đó với ai, cũng sẵn sàng hỉ xả để tiếp tục ngồi lại chung vui với nhau. Xuyên qua hai buổi sinh hoạt mà nhiều người cho là của “trường phái khiêu vũ” trấn át và chiếm lĩnh sân khấu (sàn nhảy), trong buổi sinh hoạt thứ ba bà con lại có vẻ đông hơn với hy vọng được xem một chương trình sinh hoạt mới lạ. Nhưng đa số bà con hoàn toàn thất vọng khi thấy “bổn cũ soạn lại” nghĩa là một “One Man Band” “Năm Ba Ca Sĩ” và “Những Bước Chân Lả Lướt” trên sàn nhảy. Một số người lại bỏ ra về. Chưa hết. Khoảng ba mươi phút sau, khi tiếng nhạc vừa trổi lên để bắt đầu cho một bài hát theo thể điệu “tango” thì vị nữ của ngày hôm trước lại xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Ngưng đàn. Ngưng hát.Những đôi chân sắp sửa bước ra sàn nhảy cũng khựng lại. Bà con hồi hộp, không biết chuyện gì sẽ xảy ra đây? Với vẻ mặt nghiêm trọng, vị nữ này đưa mắt nhìn qua một lượt những người đang ngồi bên dưới rồi dõng dạc hỏi…”các anh chị không muốn nghe tôi có ĐÚNG không?”. Ở một góc bên dươí có những tiếng trả lời “ĐÚNG”. Vị nữ còn hỏi thêm vài lần nữa và tiếng trả lời lớn hơn đông hơn kèm theo những lời yêu cầu vị này đi xuống. Vị nữ cố giải thích công việc của mình thì tiếng la ó lại nổi lên. Một vị nam khán giả xuất hiện tay cầm một ly nước đem đến để mời vị nữ uống. Vui ra mặt, vị nữ làm hết ly nước và bắt đầu nói tiếp. Khán giả lại cười ầm lên rồi những tràng pháo tay và tiếng la ó nổi lên khiến tiếng nói của vị nữ không còn nghe được gì cả. Cuối cùng lại Trương Sỹ Thực nhào vô can thiệp và dìu vị nữ rời sàn nhảy. Tiếng đàn tiếng hát lại nổi lên. Những bước chân lại dìu những bước chân. Đây đó lại có người buồn bã ra về…Lại thêm một họat cảnh khá vui.
Có lẽ nhận được nhiều lời than phiền cùa rất nhiều người trong đó có cả quý vị giáo sư đang có mặt và tham gia sinh hoạt trên du thuyền nên Trương Sỹ Thực mới đưa lời yêu cầu thay đổi nội dung cho hai buổi sinh hoạt còn lại. Kẻ viết bài này được Trương Sỹ Thực phán cho rằng “Toi phải làm sao để có chương trình sinh hoạt vui mà mọi người có thể tham gia nhiều hơn”. Kẻ này vâng lời và nhờ Trương Sỹ Thực thông báo khẩn cấp ngay là 6 giờ chiều hôm đó mời anh chị em nào là cựu Hướng Đạo Sinh xin đến hơp tại tầng thứ 10 và sáng hôm sau họp nhóm anh chị em THĐ-BTX của thành phố Houston cũng tại tầng thứ 10 để tập dượt văn nghệ. Đồng thời cũng vận động các nhóm, các lớp, các bàn ăn, các địa phương và ngay cả quý vị giáo sư để chuẩn bị các tiết mục sinh họat vui cho hai buổi sinh hoạt cuối trên du thuyền. Ngay buổi tối khi gặp nhau tại The Gold Pearl Restaurant thì được biết mọi người đều sẵn sàng tham gia chương trình. Ở các hành lang dọc theo các phòng ngủ, mặc dù đã khuya, vẫn còn nghe các anh chị đang tập hát, tập kịch… Qua đến sáng hôm sau cũng vậy, một số các anh đi chạy đôn chạy đáo để kiếm tìm những trang phục, dụng cụ cần cho các màn văn nghệ tự biên tự diễn. Không khí sinh hoạt bỗng dưng sôi động hẳn lên. Gặp Thắng Lợi San José hỏi: đi đâu? Trả lời: xuống bến mua cái nón Sombréro để diễn kịch .
Anh Chị Em Hướng Đạo Lâm Viên
Nhóm BTX-THĐ Houston - Texas
Nhóm BTX-THĐ Houston - Texas
Thanh An và Vũ Hiền của Houston lo lắng không biết làm sao để cải trang các cô gái Nhật mặc kimono. Các chị BTX 65, 69, các anh chị ở Bắc Cali cũng ráo riết tập dợt quên cả ăn cả ngủ… Buổi sinh hoạt văn nghệ lần thứ tư và thứ năm trên du thuyền được mọi người hoan nghênh và tán thưởng nhiệt liệt với sự góp mặt rất đông của các anh chị đủ mọi thành phần như đã nêu trên. Hai buổi sinh hoạt này do Hoàng Kim Châu điều hợp cùng với sự cộng tác làm hoạt náo viên của Nguyễn Tăng Bình (HĐ -TX) và Nguyễn Quốc Quân (HĐ-CA). Đặc biệt là những hoạt cảnh, kịch, hợp ca, hóa trang, vũ khúc… do anh chị em cựu Hướng Đạo Dalat và các anh chị BTX- THĐ Houston, hoạt cảnh, kịch, vũ, hợp ca của lớp BTXTHĐ 69, nhóm Bắc Cali, nhóm BTX 65, các nhóm BTX Nam Cali…rất nhiều nhóm và lớp nữa mà không cách nào nhớ hết. Đặc biệt vào buổi sinh hoạt chia tay, các giáo sư Lê Thị Giỏi, Lê Thị Bạch Yến, Trần Phương Thu và Trương Văn Hoàn đã diễn vỡ kịch “Học Tiếng Việt” rất vui và ý nghĩa.
Nguyễn Tăng Bình Bùi Thắng Lợi
Thời gian không đủ để diễn nên chương trình phải bỏ lại nhiều mục. Cũng cần nhắc thêm là có hai chuyện xảy ra vào buổi sinh hoạt chia tay: Chuyện thứ nhất: khi Nguyễn Tăng Bình đang hướng dẫn sinh hoạt thì vị nữ “uống rồi đi” của hai hôm trước xuấtt hiện, vị này nhảy ra chụp micro trong tay Nguyễn Tăng Bình, hai bên giằng co nhau trước sự sững sờ của mọi người. Nhiều người phải nhảy vào can thiệp để đưa vị “nữ”này rời sân khấu.
Cho tới bây giờ, khi viết những dòng chữ này, kẻ viết bài cũng không lý giải được những chuyện xảy ra trong ba buổi sinh hoạt với sự
Nam và Bắc Cali hợp ca ( ảnh trên & dưới)
“ Một Trăm Năm Nô Lệ Vợ Nhà” của Houston xuất hiện của vị nữ “uống rồi đi” này! Chuyện thứ nhì là khi Hoàng Kim Châu vừa bước ra khỏi sân khấu thì có hai ba vị nữ (lại là nữ!) không biết ở đâu tiến tới nắm lấy áo và phán thẳng ngay vào mặt: “Anh không có công bằng gì cả…tụi tôi bỏ bao nhiêu công lao tập dợt sao anh không cho tụi tôi lên trình diễn…”. Thì ra là thế chứ không phải nắm áo đòi nợ…Hoàng Kim Châu từ tốn trả lời: Dạ thưa…thời gian đã hết…phải trả lại phòng cho du thuyên…nhiều anh chị em chưa được trình diễn chứ không phải một mình nhóm của các chị đâu! Các chị này hình như không thèm nghe Hoàng Kim Châu nói gì nên cứ nhất định mắng mỏ ra gì. Hoàng Kim Châu sợ quá bèn chỉ biết lặng lẽ quay gót về hàng ghế ngồi và uống hết một chai nước lạnh. Các chị định rượt theo nhưng chợt có Trương Nho và hai ba chị nữa kịp đến cản lại để phân bua dùm cho kẻ vừa thua chạy. Thật hú hồn hú vía, xém thác oan…ông địa ơi!
Viết những chuyện trên, kẻ viết bài này chỉ muốn như là kể vài mẩu chuyện vui chứ không hề có ý gì hơn (sợ nắm áo). Vì đó cũng là những kỷ niệm khó quên và không thể nào quên trong chuyến đi du thguyền của mùa đại hội BTX-THĐ năm 2012.
Xin cám ơn độc giả đọc bài ký sự vui này mà không có lời phiền trách.
Phong Châu
Họat Cảnh Du Lịch “Chiếc Thuyền Nan”
Hạ Uy Di Vũ Khúc
Nguyễn Chương “Charlot” và Hạ Phúc “Gangster”
Hóa Trang
Hoạt Cảnh “Tiếng Dân Chài” Của THĐ-BTX 69
Giáo Sư Cũng Diễn Kịch…Dzui
Áo Trắng Nữ Sinh…! ”. BTX 65
Họat Cảnh Du Lịch “Chiếc Thuyền Nan”
Hạ Uy Di Vũ Khúc
Nguyễn Chương “Charlot” và Hạ Phúc “Gangster”
Hóa Trang
Hoạt Cảnh “Tiếng Dân Chài” Của THĐ-BTX 69
Giáo Sư Cũng Diễn Kịch…Dzui
Áo Trắng Nữ Sinh…! ”. BTX 65
Gửi ý kiến của bạn