Quê Ngoại và Giọng nói Đà Lạt.
Trần Ngọc Toàn
“Mày nói cái tiếng gì vậy, con “
-Con nói tiếng Việt mà.
- Sao Dì nghe nó kỳ kỳ quá. Hổng phải tiếng Nhe Treng.
_ Dạ, con nói tiếng Đà Lạt.
- Ừ hử, hèn gì. Dì nghe nó lạ thiệt. Không phải tiếng Nam. Cũng không phải tiếng Trung. Lại có pha thêm chút tiếng Bắc nửa.
Mẹ tôi, vốn sinh trưởng ở làng Lư Cấm, Ngọc Hiệp, trong xóm Dừa bên mạn Nam dòng sông Cái, ở ngọai thành phố Nha Trang. Bà đột ngột lìa cỏi trần khi tôi lên 9 tuổi. Lúc tôi còn 2, 3 tuổi, Mẹ tôi có đưa tôi về thăm quê Ngoại nhưng tôi chẳng biết gì. Mẹ tôi nói Bà Ngoại tôi đã trồng hai cây Dừa Xiêm đặt tên anh tôi là Ngọc Hiệp và tên tôi. Về sau, trước cửa nhà Ngoại tôi có bốn cây Dừa Xiêm mang tên Hiệp Toàn Kim Linh. Sau ngày mẹ tôi tức tưởi ra đi, tôi luôn canh cánh mong có ngày về thăm quê Ngoại. Cho đến dịp Thầy Lê Phỉ, vừa là Trưởng Hướng Đạo của tôi, tổ chức Trại Hè cho trường Trung học Quang Trung, tức tiền thân của trường Bùì Thị Xuân, bằng đường hoả xa từ Đà Lạt đi Nha Trang. Nhóm đi Trại Hè đuợc cho tạm trú trong một cơ sở trường học ngay trước bải biển Nha Trang. Đến nơi tạm trú khi trời đã tối sụp nên tôi phụ giúp Thầy Phỉ lo sắp xếp chổ ăn ngủ cho mọi người, dù tôi chỉ mới ngòai 14 tuổi. Tôi đuợc đi Trại miển phí do Thày Phỉ chọn tôi trong ban tổ chức Trại do lúc ấy là Đội Trưởng Hướng Đạo. Sau khi tạm xong, bạn học rủ nhau ra xem biển. Từ nhỏ đến lớn tôi ở trên núi rừng Đà Lạt nên chưa biết biển ra sao, mà chỉ thấy trên màn ảnh. Đứng trên bờ cát mịn nhìn ra biển trong bóng đêm, tôi chỉ nghe tiếng dồn dập ào ạt và những luợn sóng nhỏ đuổi nhau dập lên bờ. Mãi đến sáng sau, khi chạy ra biển tôi mới thấy cả một vùng biển ngút mắt, nước xanh lóng lánh, mênh mông đến tận chân trời, với Hòn Yến, Hòn Chén lửng lơ ở phía Bắc.
Dù bận rộn với công việc tổ chức nhưng tôi cũng xin phép Thầy Phỉ đi tìm về thăm quê Ngoại. Tôi cũng đã hỏi thăm đuờng bước trước chuyến đi. Thú thật, tôi cũng đuợc một người bạn học thương tình cho ít tiền lận lưng. Từ đuờng Duy Tân dọc theo bải biển Nha Trang, tôi đi bộ về phố chợ rồi hỏi đường đến Phường Củi, hơi xéo với Ga Xe Lửa. Từ đây, theo chỉ dẫn của người đi đuờng, tôi lần theo con đuờng hẻm dẫn ra một dòng sông nhỏ. Năm ấy chưa có cầu bắt qua khúc hẹp chừng 20 thước của đoạn sông nối qua sông Cái. Tôi đứng chờ con đò ngang là chiếc ghe đứng ngồi chừng 5 người. Qua sông từ đó tôi cứ đi lần theo con đuờng đất nhỏ, men theo vườn Dừa đi về hướng Tây Nam đến khu Chợ Mới. Nhờ vốn thám hiểm Hướng Đạo và lòng thương tha thiết đến người Mẹ xấu số, tuy mới chừng ấy tuổi đầu, tôi lần mò đến làng Lư Cấm, chỉ cách bến Đò chừng 2, 3 cậy số. Khi thấy có một chòi lá Dừa bên đuờng, với một người đàn bà trông rất quen đang luí huí bên lò bánh Khọt, tôi dừng lại hỏi về nơi ở của bà Ngoại tôi, với tên của Mẹ và cậu Ba của tôi. Đột nhiên, người đàn bà khá cao lớn, nước da trắng và tóc đen buông dài xỏa lưng vùng đứng lên nhào đến phía tôi, với hai cánh tay mở rộng.Bà thổn thức :” Trời ơi ! Thằng T. đây hả. Chị Hai ơi. Phải chị dẩn dắt nó về đây không?” Rồi bà tiếp lời trước vẻ ngở ngàng của tôi.:” Dì Tư đây nè con” Tôi chưa hề gặp dì Tư. Tôi chỉ gặp Dì Sáu khi Dì lên Đà Lạt thăm Mẹ tôi. Tôi chỉ nghe nói Dì Tư đẹp nhất nhà nhưng cũng vừa goá chồng. Tôi kể cho Dì nghe chuyến đi Trại của Trường từ Đà Lạt và muốn vào thăm Bà Ngoại. Dì âu yếm bảo:”Khoan đả. Con ngồi xuống đây ăn bánh Khọt của Dì cái đã.”Tôi chưa kịp phản ứng thì Dì sai bé Nhàn chạy vào khu vuờn Dừa gọi Bà ra.Trên đầu tôi, bên dòng sông Cái rộng lớn, êm đềm với ngọn Tháp Chàm ẩn hiện,là những ngọn Dừa cao che kín, đầy trái dính chùm, lủng lẳng, toả bóng mát dịu dàng giưả trưa hè gió nhẹ lâng lâng. Sau vài câu chuyện trao đổi, Dì Tư lại khóc nức nở khi nhắc đến Mẹ tôi khiến đôi mắt tôi cay sè nước mắt. Và Dì cũng đã ngạc nhiên hỏi tôi vừa nói tiếng gì vậy. Tôi đuợc sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Nguyên thủy là số người đến làm việc cho Thuộc Địa Pháp, từ nhiều nơi trên đất nước. Sau đấy, khi vua Bảo Đại chấp chính và biến Đà Lạt thành đất Hoàng Triều Cương Thổ, một số khá lớn nhưng người có liên hệ đến Hoàng Tộc nhà Nguyễn kéo vào từ Huế lập nghiệp. Trong số ấy, có gia đình của ông Nội tôi vốn gốc Quãng Điền, Huế, do thừa kế từ ông Cố của tôi từ Bắc Ninh vào là quan nhà Nguyễn. Khi hơn một triệu người Bắc chạy Cộng sản vào Nam, vào năm 1954, một số đã đuợc định cư tại Đà Lạt Đến thập niên 1960, nhiều người từ vùng đất “Cày ra sỏi đá” Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định vào phá rừng trồng rau cải đặc biệt của Đà Lạt do người Pháp đem qua. Từ đó, hỗn hợp sắc dân ấy đã tạo ra tiếng nói, hay giọng nói Đà Lạt. Có người bạn đã hỏi tôi khi nói chuyện :”Anh người Trung ? Nghe anh nói không phải giọng người Nam Bộ như Sài Gòn, Mỹ Tho. Nghe như tiếng người Quãng nhưng không phải. Lại có pha thêm một ít gịong Bắc nửa.” “ Tôi là người Đà Lạt nên nói tiếng Đà Lạt, pha đủ thứ trong ấy.Khi đi xa chợt nghe tiếng ấy là biết ngay dân Đà Lạt, tức là sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, chứ không phải nhập cư. Nhưng những người Bắc đuợc sinh ra và lớn lên trong các Giáo Xứ vẩn giử đuợc giọng Bắc tuy có biến dạng.
Bà Ngoại tôi và cậu Năm tôi từ trong vuờn Dừa chạy ra mừng rở và ôm chầm lấy tôi. Cũng lại khóc than kêu tên Mẹ tôi trong khắc khỏai. Bà tôi nắm lấy tay tôi dắt vào khu vườn nhà và chỉ cây Dừa Xiêm cao bằng đầu tôi, bảo đây là cây Dừa mang tên tôi. Ông Ngoại tôi vốn là Xả trưởng nhưng đã qua đời vì bệnh khi Mẹ tôi lên 14 tuổi. Bà tôi phải chăm sóc vườn Dừa và buôn bán vặt nuôi 4 người con , gồm ba gái hai trai. Mẹ tôi là chị Hai đã phải bỏ học lăn ra giúp bà tôi nuôi dạy em. Một ngày nào đó, Ba tôi đi giang hồ xuống Nha Trang và gặp Mẹ tôi khi bà lên 19 tuổi. Thế là phải theo chồng lên Đà Lạt nhưng lòng cứ vướng bận mãi bên người mẹ góa và mấy em côi cút. Cậu Ba của tôi sau đấy nhập ngũ vào Hải Quân. Đuợc mấy năm, ông giải ngũ rồi được làm việc cho Quan Thuế, đã cởi bớt gánh nặng trong tâm trí của Mẹ tôi. Dì Sáu cũng là Dì Út của tôi đã lấy chồng Hải Quân và có cả 10 người con trai. Bốn người đã đi học và gia nhập vào trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tại Đà Lạt, từ Khóa 23 đến khóa 30.
Bên Ngoại tôi rất nghèo nhưng chân chất và thực thà. Tôi được đải nước Dừa tươi với đọt bọng Dừa béo ngọt. Những mẩu chuyện về Mẹ tôi còn chan chứa tràn đầy tình quyến luyến. Tôi cảm thấy như bóng hình của Mẹ tôi quanh quẩn bên tôi. Mãi đến lúc tôi chợt nhớ đến bổn phận ở Trại hè nên xin phép chia tay.Sau khá lâu phút bịn rịn, tôi cất bước quay quả đi ngược về hướng phố. Đến một khúc quanh khá xa, tôi quay đầu nhìn lại. Bà Ngoại tôi và Dì Cậu vẩn còn đứng trông theo giơ vẩy. Lòng tôi nghẹn ngào và tự hẹn sẽ trở về. Trên đuờng về Trại hè, trên dải đát trồng Dừa, bên bờ sông Cái mở rộng về Xóm Bóng, giửa trưa hè, bổng dịu mát với từng cơn gió bốc lên từ con sông, tôi nghe bước chân mình thênh thang rong ruổi như đi trên mây. Lòng nhẹ nhàng bay bổng như trong giấc mơ năm 14 tuổi. Về sau này, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tôi tìm dịp về thăm quê Ngoại nhiều lần, vẩn mộc mạc bên bờ sông Cái .
Đà Lạt 1960.
Tôi vẩn còn nguyên giọng nói Đà Lạt. Giọng nói pha gió núi, đuợm cà phê lẩn mùi vị Trà, với bắp cải, su su và tiếng Thông reo. Lớn lên, khi vào lính đi hành quân dưới Miền Tây, tôi ngạc nhiên khi một bà chỉ viên Trung Sĩ gốc người Huế dưới quyền của tôi, bảo :” Ông đó không phải người DZ(V)iệt. Nói cái gì không nghe đuợc”. Tôi bảo ông ấy là người Huế nhưng bà nhất quyết nói là không phải người “Diệt”. Là người lính trong Lực lương Tổng Trừ Bị TQLC, tôi đi suốt khắp miền Nam, từ Cà Mâu ra đến Quãng Trị và nghe đuợc nhiều giọng nói địa phương. Như lúc vừa xuống phi truờng Quảng Ngãi nghe một cô bé hỏi lớn ”En ơi en. Uống nuớc Cơm không?’ Tôi hỏi người lính sao ở đây có bán nước cơm nửa. Người lính cười đáp :”Không phải nước cơm mà là nước Cam” Sau này, lưu lạc qua nơi xứ lạ, tôi chợt mừng rở khi nghe thoáng tiếng ai nói tiếng Đà Lạt, vội chạy đến hỏi thăm. Bây giờ nhập vào nhóm thân hữu Anh Đào Đà Lạt và Gia Đình Củi Ngo, tôi nghe nhiều tiếng nói rất Đà Lạt vẩn tồn tại với thời gian.
Đà Lạt vẩn còn trong tim ta.
Trần Ngọc Toàn.